23. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
4.1.2.1. Hạn chế
71. Một là, việc nhận thức và xác định chủ trương, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS ở một số nội dung còn những bất cập
72. Một số cấp ủy Đảng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị và phát huy đủ trách nhiệm trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Trong q trình qn triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn của mỗi địa phương, vẫn còn biểu hiện lúng túng. Chưa nhận thức rõ yêu cầu cụ thể, bức thiết về phẩm chất, năng lực của cán bộ DTTS trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
73. Nhận thức của các cấp ủy, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên về mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS còn đơn giản, chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, dẫn tới ở nhiều địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở chưa chủ động xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Do điều kiện kinh tế địa phương cịn nhiều khó khăn nên kinh phí đầu tư cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế, mới chỉ bước đầu đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ.
Bắc quan tâm, nhưng nhìn chung vẫn cịn thiếu những biện pháp cụ thể, toàn diện, phù hợp với đặc điểm và sát với tình hình trực tiếp của từng địa phương cụ thể. Đặc biệt, còn chưa sát với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh. Những yêu cầu cụ thể về phẩm chất chính trị, trình độ năng lực và tác phong cơng tác cịn chung chung, chưa thực sự phản ánh đúng yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ DTTS ở địa bàn có tính đặc thù như các địa phương Tây Bắc.
75. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là khâu hết sức quan trọng trong định hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực song khơng có một cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc hoạch định kế hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn chung trong tồn tỉnh. Vì vậy đã dẫn đến hiện tượng manh mún, mỗi khối một mảng kế hoạch như: Sở Nội vụ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch khối hành chính sự nghiệp; Ban Tổ chức Tỉnh ủy chịu trách nhiệm khối Đảng, Đồn thể, trong khi Trường Chính trị lại tổng hợp kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phế duyệt. Điều này không tránh khỏi làm bị động, chậm trễ trong công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng.
76. Một số cấp ủy và cán bộ nhận thức chưa đầy đủ về yêu cầu, ý nghĩa của công tác luân chuyển cán bộ, nên thiếu kế hoạch cụ thể, còn bị động, thiếu kiên quyết trong thực hiện. Vẫn còn trường hợp cán bộ DTTS chưa thật sự nhận thức đúng về cơng tác ln chuyển, cịn cho rằng việc luân chuyển về cơ sở chỉ là hợp thức hóa điều kiện cần và đủ để đề bạt lên vị trí cao hơn, từ đó nảy sinh tính tự mãn, hoặc ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, khơng chịu đổi mới phong cách và lề lối làm việc; chưa thực sự gắn bó với địa phương, đơn vị mới và chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công tác.Hai
là, quá trình tổ chức chỉ đạo, thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc cịn có tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ và triệt để
77. Việc phân công trách nhiệm giữa các chủ thể trong hệ thống chính trị chưa thực sự rõ ràng, dẫn tới sự phối hợp hoạt động của các tổ chức này còn thiếu đồng bộ. Trong xử lý một số vấn đề phức tạp nảy sinh của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS cịn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc lên cấp trên.
78. Một số địa phương, cơ quan đơn vị chưa chú trọng đúng mức tới công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, đào tạo nguồn cán bộ DTTS. Việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về chế độ, chính sách ở từng địa phương cịn chưa thực sự thống nhất, do điều kiện kinh tế - xã hội không đồng đều, nên dẫn tới hiện tượng có sự chênh lệch giữa các địa phương trong khu vực. Chế độ, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ đi học đã từng bước được điều chỉnh nhưng vẫn chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ để động viên cán bộ người DTTS, đặc biệt là đội ngũ cán bộ DTTS ở cấp cơ sở tham gia học tập, cũng như yên tâm công tác.
79. Công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện chương trình về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức thực hiện trong từng năm còn chưa thực sự vào nền nếp. Mặc dù đã có sự phân cơng nhiệm vụ cho các cơ quan có trách nhiệm tham mưu công tác đào tạo, bồi dưỡng của các khối trong hệ thống chính trị, cụ thể là Ban Tổ chức Tỉnh ủy chịu trách nhiệm khối đảng, đoàn thể; Sở Nội vụ chịu trách nhiệm khối hành chính nhưng q trình triển khai thực hiện các báo cáo của các địa phương chưa tách bạch được các khối, dẫn tới khó khăn cho việc tổng hợp.
80. Ba là, kết quả thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở một số nội dung cụ thể của công tác chưa đáp ứng được yêu cầu
dựng kế hoạch cùng với nhiều chính sách hỗ trợ trong tuyển dụng cán bộ là DTTS, tuy nhiên, do
thiếu đồng bộ trong đào tạo nên các địa phương gặp khó khăn khá lớn khi mặt bằng chung về dân trí, chất lượng
82.nguồn nhân lực thấp,... Trong khi nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí ngạch, bậc đại học trở lên ngày càng phổ biến thì người DTTS có xu hướng chỉ đáp ứng được trình độ lao động ở mức thấp, phần lớn là trung cấp. Điều này khiến cho việc người DTTS thường được xét tuyển vào vị trí cán sự và tương đương nhiều hơn là vị trí chuyên viên và tương đương. Việc tuyển dụng, xét tuyển công chức, viên chức người DTTS vào làm việc tại khu vực Nhà nước ngày càng địi hỏi cao hơn ở trình độ chun mơn, kỹ năng, thái độ của người lao động. Trong khi đó số lượng người DTTS có trình độ đại học chính quy trở lên so với người Kinh là ít hơn về số lượng và chưa đảm bảo về kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, việc Nhà nước chủ trương cải cách hành chính, giảm bớt tuyển dụng lao động hằng năm, tinh giản biên chế hiện có đã làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động đang đào tạo hướng tới mục đích lao động trong khu vực Nhà nước. Người DTTS và người Kinh đều khơng có sự phân biệt trong tinh giảm biên chế nhưng người DTTS lại chịu sự thiệt thòi hơn trong tuyển dụng đầu vào do khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng thấp hơn.
83. Tại tỉnh Lai Châu, trong 5 năm (2009-2013), tổng số công chức, viên chức DTTS được tuyển dụng lần lượt là 543 người, 678 người, 631 người, 769 người và 124 người. Như vậy so với các năm trước, số công chức, viên chức người DTTS của tỉnh Lai Châu được tuyển dụng năm 2013 có sự giảm sút đột ngột. Cũng trong tổng số cơng chức, viên chức được tuyển dụng, thì phần lớn là
có trình độ trung cấp (lần lượt là 423 người - chiếm 77,9%, 552 người - chiếm 81,4%; 489 người -
chiếm 77,5%; 547 người - chiếm 71,1%; 113 người - chiếm 91,1%). Trong khi đó, số lượng cơng chức, viên chức có trình độ đại học, cao đẳng rất thấp. Về trình độ đại học, lần lượt qua các năm từ 2009-2013 là: 16 người - chiếm 2,95%, 60 người - chiếm 8,9%; 78 người -
84.chiếm 12,4%; 76 người - chiếm 9,9%; 5 người - chiếm 4,0%. Về trình độ cao đẳng, lần lượt qua các năm từ 2009-2013 là: 103 người - chiếm 18,97%, 63 người - chiếm 9,3%; 64 người - chiếm 10,1%; 146 người - chiếm 19,0%; 6 người - chiếm 4,9%. Thậm chí trong giai đoạn này, chỉ hai năm 2009 và 2010, Lai Châu tuyển dụng được cơng chức, viên chức có trình độ nghề (nhưng sốlượng cũng rất ít, tổng số 4 người qua hai năm), cịn lại 3 năm 2011-2013, khơng tuyển dụng được trường hợp nào [200, tr.6].
85. Do thiếu hụt đội ngũ cán bộ, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó giải pháp có ý nghĩa trước mắt là xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ DTTS. Tuy nhiên, do
điều kiện kinh tế - xã hội không đồng nhất nên mức “ưu đãi” của mỗi địa phương cũng khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của cơng tác này. Ví dụ như tỉnh Yên Bái, sau 6 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12-9-2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI Về chính sách thu hút,
khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ DTTS, số
lượng thu hút và khuyến khích đào tạo mới được 869 người, trong đó thu hút 64 người, tỷ lệ rất nhỏ so với số sinh viên tốt nghiệp đại học hằng năm. Đối tượng được thu hút tập trung chủ yếu ở ngành giáo dục - 52 đối tượng, chiếm 81,25%; một số ngành trọng điểm không thu hút được như: công nghệ thông tin, y tế, thương mại và du lịch, xây dựng, giao thông, tài nguyên - môi trường... [35].
86. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng nhìn chung, cơ cấu đội ngũ cán bộ còn chưa
hợp lý. Thể hiện ở cơ cấu dân tộc; cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực cơng tác; cơ cấu giới tính; cơ cấu cơ quan (Đảng - Nhà nước); cơ cấu cấp công tác;...
87. Các tỉnh vùng Tây Bắc có số dân là DTTS rất cao, chiếm từ 50-95% dân số toàn tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức DTTS trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp cơng lập cịn thấp so với tỷ lệ dân số DTTS trên địa bàn. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức DTTS không đồng đều giữa các cấp, các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, các ngành,... Càng ở cấp cao, số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức DTTS càng thấp. Ở cấp huyện, tỉnh, cán bộ DTTS thường đảm nhiệm vị trí lãnh đạo chủ yếu ở các cơ quan đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội, HĐND. Trong khi đó, cấp cơ sở là nơi có tỷ lệ cán bộ DTTS đảm đương các vị trí lãnh đạo, cơng tác đơng hơn, nhưng đây cũng là nơi mà trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ còn nhiềuhạn chế. Một điểm đáng chú ý là số cán bộ DTTS được tham gia vào các đơn vị then chốt về chính trị, kinh tế, điều hành chính quyền đang có xu hướng giảm dần. Mặc dù có những chính sách hỗ trợ, ưu tiên riêng và kết quả trong thực tiễn cũng có nhiều chuyển biến, tuy nhiên số lượng cán bộ nữ DTTS vẫn còn thấp so với cán bộ nam.
88. Tại tỉnh Lào Cai, tồn tỉnh có 64% dân số là DTTS (gồm 25 thành phần dân tộc khác nhau), tuy nhiên, đội ngũ cán bộ là DTTS chỉ chiếm gần 27%. Tồn tỉnh mới có người của 16/25 dân tộc đang cơng tác trong hệ thống chính trị, cịn 22,2% cán bộ DTTS cấp tỉnh, huyện chưa đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chun mơn nghiệp vụ; 42,8% chưa đáp ứng tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị; 26,7% thiếu kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch; 51% thiểu tiêu chuẩn về ngoại ngữ. Vẫn còn tới 212 cán bộ DTTS cấp tỉnh, huyện chưa qua đào tạo chuyên môn [67, tr.33].
89. Tỉnh Yên Bái, số liệu tính đến ngày 31-12-2013, có 2.340 người trong tổng số 5.906 cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập là người DTTS (chiếm 39,6%). Trong đó, cấp tỉnh có 175/1.468 người, chiếm 12%; cấp huyện có 784/3.406 người, chiếm 23%; cấp xã có 3.654/6.730 người, chiếm 54,3%. Số liệu trên cho thấy số lượng cán bộ DTTS làm việc ở cấp tỉnh và cấp huyện chưa nhiều; trong khi cán bộ cấp xã là DTTS còn nhiều hạn chế về trình độ chun mơn. Cán bộ DTTS đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập chỉ chiếm 4,9%, trong đó ở các cơ quan hành chính nhà nước là 6,8%, các đơn vị sự nghiệp công lập là 4,6%.
90. Thực trạng này gây ra nhiều hệ lụy về quan hệ tộc người, khơng tránh khỏi hiện tượng mất đồn kết, bằng mặt, khơng bằng lịng, khơng nắm được dân nảy sinh trong thực tiễn lãnh đạo. Người dân khơng thấy có người của dân tộc mình đại diện thì tỏ ra phân tâm, dễ bị kích động, lơi kéo. Khoảng trống giữa cán bộ và người dân càng rộng ra thì các phần tử xấu, số phần tử hoạt động trái phép càng có nhiều điều kiện để xâm nhập, nắm dân và thực thi các hoạt động chống phá của mình.
91. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ DTTS còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu địi hỏi của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức lại sản xuất thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
92. Đội ngũ cán bộ DTTS vùng Tây Bắc nhìn chung có trình độ đại học và trên đại học còn khá khiêm tốn; tỷ lệ cán bộ DTTS chưa được đào tạo, bồi dưỡng còn khá cao; tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ cao còn rất thấp. 93. Tại tỉnh Điện Biên, số lượng người DTTS tham gia vào bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh chủ yếu là viên chức cấp huyện và công chức cấp xã. Đặc biệt, số lượng cán bộ, công chức,
viên chức người DTTS chưa đạt chuẩn ngạch và vị trí việc làm của tỉnh Điện Biên là khá cao. Cao nhất là công chức cấp xã với 36,7% chưa đạt chuẩn về ngạch và vị trí việc làm. Trong khi đối với vùng dân tộc và miền núi, cán bộ cấp xã là “chân rết” đặc biệt quan trọng, hằng ngày tiếp xúc với đồng bào, triển khai, giám sát các chương trình/dự án cho đồng bào DTTS. Trình độ của cơng chức người DTTS cấp xã đang ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung toàn tỉnh và tồn quốc. Có nhiều người làm cán bộ xã nhưng chỉ học hết Tiểu học, THCS hoặc bổ túc thêm các hệ đào tạo ngắn hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu phức tạp, khó khăn dưới địa phương, đặc biệt là việc triển khai, theo dõi chính sách của Đảng và Nhà nước [Phụ lục 5.1].
94. Ở tỉnh Lai Châu, đến năm 2014, cả tỉnh mới có 4 trí thức DTTS có trình độ thạc sĩ. Tại thời điểm năm 2010, đội ngũ cán bộ DTTS độ tuổi dưới 40 chiếm 77,64%, trong đó trình độ học vấn THPT là 57,76%; THCS là 33,39%; tiểu học là 8,83%; trình độ trên đại học là 0,03%; trình độ đại học là 7,48%; cao đẳng: 12,68%; trung cấp: 50,22%; sơ cấp: 4,69%. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ DTTS chưa qua đào tạo cịn khá lớn: 24,9%. Về trình độ chính trị, tỷ lệ cán bộ DTTS có trình độ cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị là 1,92%; trình độ trung cấp chính trị là 6,69%; trình độ sơ cấp: 11,29%, trong khi tỷ lệ chưa qua đào tạo lên tới 64,47% [67, tr.41-42].
95. Trong vùng chỉ có riêng tỉnh Lào Cai có đội ngũ cán bộ DTTS trình độ chun mơn sau đại học khá cao với 06 cán bộ có trình độ tiến sĩ, 79 người có trình độ thạc sĩ, 45 người có trình độ bác sĩ chun khoa. Cán bộ DTTS cấp xã có trình độ chun mơn sơ cấp và chưa qua đào tạo giảm 37,8%, đặc biệt ởcấp xã có 01 người có trình độ thạc sĩ. So với các năm trước, tỷ lệ cán bộ DTTS có trình độ chun mơn từ đại học trở lên tăng 10,87%; trình độ sau đại học tăng gấp 3,5 lần [67, tr.42]. Tuy nhiên, ngoài dấu ấn của tỉnh Lào Cai thì mặt bằng chung các tỉnh khu vực Tây Bắc có đội ngũ cán bộ DTTS với chất lượng còn nhiều hạn chế. Tồn vùng Tây Bắc chỉ có trên 100 tiến sĩ (đạt 0,042%) và tỷ lệ DTTS có trình độ thạc sĩ chỉ chiếm 0,8%.
96. Do điều kiện trình độ khơng cao, với chủ yếu là trình độ trung cấp, tỷ lệ ứng viên có trình độ cao đẳng, đại học thấp nên sau tuyển dụng, phần lớn đối tượng DTTS được sắp xếp vào ngạch cán sự và