Đóng hàng vào Container

Một phần của tài liệu Hợp đồng thương mại quốc tế và INCOTERMS (Trang 115)

Chương 4 : Incoterms và thực tiễn thực hiện hợp đồng

4. Đóng hàng vào Container

Các tập qn bn bán thường khó thay đổi, ngay cả khi lý do lựa chọn điều kiện thương mại thay đổi và địi hỏi phải có sự lựa chọn rất khác. Ví dụ, cơng việc bốc hàng lên tầu thường ngày đã thay đổi. Kể từ cuối những năm 60, những khó khăn riêng đã nảy sinh trong thương mại vận chuyển bằng đường biển, nơi cơng ten nơ hóa (diễn ra khi hàng hóa được chuẩn bị và chứa trong những cơng ten nơ trước khi tầu đến) đã làm cho điểm FOB truyền thống hầu như khơng cịn thích hợp. Do đó các điều kiện FOB, CFR và CIF được nhắc đi nhắc lại là chỉ sử dụng khi giao hàng hóa cho người vận tải bằng cách giao thẳng hàng lên tầu – đặc biệt là vượt qua lan can tầu – điều này là hồn tồn khơng diễn ra khi hàng hóa được đóng vào cơng ten nơ.

Khi hàng hóa được đóng vào cơng ten nơ, hàng hóa hoặc là được gom lại tại cơ sở của người bán (một thực tiễn chung khi hàng hóa được người bán đóng tồn bộ trong cơng ten nơ thành nguyên công ten nơ, gọi là FCL – containers) hay được giao cho một trạm nhận hàng, nơi hàng hóa được đóng vào cơng ten nơ để vận chuyển lên tầu sau này lên thuyền trở công ten nơ (trường hợp bình thường khi hàng hóa khơng đồng nhất khơng xếp đủ một cơng ten nơ, gọi là LCL – containers).

5. So sánh giữa FCA, FOB, CPT, CFR, CIP và CIF

Các bên có thể nghĩ rằng những khác biệt này không quan trọng lắm và tin rằng có thể tự giải quyết những vấn đề này trong bất kỳ trường hợp nào. Điều này đúng. Người bán nên lưu ý không nhận rủi ro sau khi đã chuyển hàng cho người vận tải mà người mua chỉ định. Điều này đặc biệt quan trọng khi người bán khơng có trách nhiệm đưa ra lời hướng dẫn về việc bảo quản và coi sóc hàng hóa, ví dụ như khi người vận tải chỉ có nghĩa vụ nhận hướng dẫn từ đối tác ký hợp đồng là người mua.

Cũng có trường hợp các bên có thể chọn cho phương thức vận tải khác một điều kiện thương mại dành cho vận tải đường biển. Họ rất sai lầm khi tin rằng nếu một điều kiện thương mại dùng cho vận tải đường biển thì cũng phải thích hợp cho các phương thức vận tải khác.

Tuy nhiên, các bên ln ln được khuyến cáo cần phải có sự kiểm tra xem hàng hóa được giao, trên thực tế, để vận chuyển như thế nào, bằng cách này sẽ tránh được việc chọn một điều kiện làm cho người bán vẫn chịu rủi ro sau khi hàng hóa đã ngồi vịng kiểm sốt của người bán một cách trực tiếp hay gián tiếp. FOB chỉ nên được sử dụng hạn chế trong những trường hợp hàng hóa thực sự có ý định được bốc qua lan can tầu có thể được chứa trong thùng đối với hàng lỏng hay được đổ từ các thùng chứa (silơ) khi hàng hóa được chở ở dạng lỏng khối lượng lớn. Trong mọi trường hợp khác, FOB không nên được sử dụng. Thay thế bằng FCA là điều kiện thích hợp nhất để chỉ ra vị trí thực sự mà hàng hóa được chuyển giao để vận chuyển.

Theo điều kiện C thì người bán ký hợp đồng vận chuyển, dường như không liên quan tới việc liệu rủi ro có được chuyển khi hàng hóa vượt qua lan can tầu hay sớm hơn khi chúng được nhận bởi người vận tải tại điểm giao nhận hàng hay không. Tuy nhiên, nếu người bán muốn tránh chịu nhiều rủi ro sau khi đã giao hàng hóa để vận chuyển cho đến khi bốc hàng lên boong tầu, anh ta nên tránh hạn chế sử dụng CFR hay CIF và thay thế bằng sử dụng CPT hay CIP, khi đó rủi ro đã được chuyển khi hàng được giao cho người vận tải. Đề cập tới vận tải bằng công ten nơ, việc giao hàng như vậy thường hay diễn ra tại điểm nhận hàng của người vận tải trước khi tầu đến. Nếu mất mát hay hư hỏng hàng hóa diễn ra trong thời gian người vận tải chịu trách nhiệm, có thể có trong thực tế, thì vấn đề sẽ trở nên khó xác định một cách chắc chắn rằng liệu điều đó diễn ra trước hay sau khi hàng hóa vượt qua lan can tầu. Đây là một lý do khác để có thể lựa chọn điều kiện FCA, CPT hay là CIP, khi đó rủi ro, mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao cho người vận tải.

6. Trách nhiệm của người bán trong việc cung cấp hàng thay thế

Cần lưu ý rằng ngay cả khi người bán có khả năng yêu cầu người bảo hiểm bồi thường trong trường hợp hàng bị mất hay hư hỏng vẫn khơng giải thốt người bán khỏi trách nhiệm thực hiện hợp đồng của mình: anh ta vẫn được yêu cầu phải cung cấp hàng thay thế hàng hóa đã mất hay bị hư hỏng, ví dụ như trong trường hợp anh ta vẫn chịu rủi ro trong khoảng thời gian giao hàng hóa để vận chuyển cho đến khi hàng hóa vượt qua lan can tầu.

7. Chi phí bốc hàng

Người mua thường cho rằng việc họ chấp nhận giao hàng tại một điểm trong nội địa có thể đưa đến cho họ một nghĩa vụ nhiều hơn so với việc giao hàng qua lan can tầu, như phải trả thêm chi phí trả cho các phương tiện bốc hàng cho cảng hay cho người vận tải (phí bốc hàng, vận chuyển, THC). Tuy nhiên, điều này có thể dễ dàng được khắc phục bằng một thoả thuận giữa các bên hoặc là chia sẻ chi phí hay người bán trả hồn tồn chi phí (ví dụ như bằng cách bổ sung điều kiện “người bán trả 50% chi phí bốc hàng để vận chuyển” hay “chi phí bốc dỡ thuộc về người bán”).

Có trường hợp các bên khơng để ý tới rằng những điều kiện vận tải bằng đường biển đòi hỏi những chứng từ cụ thể – như là vận đơn có thể chuyển nhượng được hay cịn gọi là giấy gửi hàng đường biển – thường hồn tồn khơng thích hợp khi sử dụng loại hình vận tải khác. Vận đơn có thể giao dịch được khơng được sử dụng cho các phương thức vận tải khác bởi vì việc mua bán hàng hóa khi hàng đang trên đường vận chuyển – thơng thường địi hỏi có một vận đơn mà quyền sở hữu của hàng hóa có thể chuyển được cho người mua kế tiếp – khơng xảy ra khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hay hàng khơng. Điều này có nghĩa là, ví dụ nếu người bán ở London, bán hàng hóa theo điều kiện CIF Yokohama khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không từ London đến Yokohama, anh ta sẽ tự đặt mình vào vị trí bất lợi là khơng thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo điều kiện CIF là xuất trình một vận đơn hàng đã xếp lên tầu cho người mua. Hơn thế, anh ta có thể trở thành nạn nhân của sự sơ xuất của mình do việc anh ta đã trao cho người mua khả năng từ chối một thương vụ lỗ bằng cách quy kết cho người bán vi phạm hợp đồng do khơng xuất trình chứng từ đúng theo điều kiện CIF Incoterms.

KẾT LUẬN

Nếu hiểu một cách đơn giản:

Hợp đồng mua bán quốc tế là một văn bản (dữ liệu tin học/ cam kết bằng lời) thỏa thuận các điều kiện mua bán được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau.

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms) – Các điều

khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được cơng nhận và sử dụng rộng rãi trên tồn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

Trên đây, nhóm đã giới thiệu 24 điều khoản cơ bản dành cho 1 hợp đồng thương mại quốc tế , 11 điều khoản đã sửa đổi được đưa ra trong incoterms 2010 và những nét thay đổi so với incterm 2000. Thực tế chỉ ra rằng, không phải lúc nào trong một hợp đồng kinh tế cũng bắt buộc có 24 điều khoản này hay bắt buộc phải có incoterms. Kinh tế là một khoa học của sự lựa chọn và nó ln ln có sự biến đổi để thích nghi với mơi trường ln vận động. Chính vì vậy những nội dung được trình bày trên đây chỉ là những nội dung chung và tổng quan nhất khi các doanh nghiệp Việt Nam cần tiến hành thiết lập một hợp đồng thương mại quốc tế.

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sẽ phát triển được đến đâu vẫn là một điều khó nói. Với một nền kinh tế trẻ, bước vào sân chơi chung chưa lâu, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn thiếu nhiều kinh nghiêm. Chỉ có nắm chắc nội dung điều khoản hợp đồng kinh tế và các thơng lệ qc tế mới là cách giúp chính mình tránh khỏi thua thiệt khơng đáng có.

Một phần của tài liệu Hợp đồng thương mại quốc tế và INCOTERMS (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w