Nguyên nhân của ưu điểm

Một phần của tài liệu Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016. (Trang 92 - 93)

Một là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc luôn nhận được sự lãnh đạo và những quan tâm của Đảng và Nhà nước

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, các tỉnh khu vực Tây Bắc - địa bàn phên dậu của Tổ quốc luôn được các Nhà nước Việt Nam nhận thức đầy đủ về ý nghĩa địa chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phịng an ninh. Tiếp tục nhận thức này, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo khu vực Tây Bắc để tập trung giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của Tây Bắc. Đồng thời, Tây Bắc được xác định là một trọng điểm trong ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện từ kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Trên cơ sở đó, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc được xác định cụ thể với những định hướng, nhiệm vụ cụ thể. Với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, Đảng và Nhà nước bên cạnh nhiều chủ trương, chính sách chung cũng đã ban hànhnhiều chính sách cụ thể. Điều này có ý nghĩa định hướng quan trọng tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh trong khu vực.

Hai là, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh khu vực Tây Bắc đã quán triệt nghiêm túc và có những vận dụng sáng tạo các chủ trương, định hướng, quy hoạch và kế hoạch của Đảng, Nhà nước về xây dựng cán bộ DTTS vào địa phương của mình

Quán triệt nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong những năm 2006-2016 về cơ bản đã có những cụ thể hóa vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Vai trị, ý nghĩa của cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được Tỉnh ủy các tỉnh nêu rõ trong nhiều văn kiện, có ý nghĩa định hướng cho cơng tác chỉ đạo. Trên cơ sở đó, HĐND, UBND và các cơ quan trong tỉnh cụ thể hóa bằng nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Đề án, Chương trình, Hướng dẫn... cụ thể, phù hợp với đặc thù của địa phương mình. Đặc biệt, bên cạnh những chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước, mỗi địa phương Tây Bắc lại có thêm những bổ sung, hỗ trợ, căn cứ vào nguồn lực của từng địa phương. Như trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng với đội ngũ cán bộ người DTTS, các tỉnh đều dành nguồn kinh phí hỗ trợ tiền học phí, tiền mua tài liệu, tiền phương tiện đi lại, kinh phí ăn ở,... Kết thúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng, học viên người DTTS còn nhận được hỗ trợ với định mức theo từng chương trình, loại hình đào tạo. Đây là những nguồn động viên kịp thời, quý báu, có ý nghĩa

quan trọng để khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ DTTS vượt qua nhiều điều kiện khó khăn để vươn lên trong học tập. Khơng chỉ trong những chương trình do Tỉnh và Trung ương tổ chức theo yêu cầu mà nguồn hỗ trợ này còn là động lực để nhiều cán bộ DTTS quyết tâm tham gia các chương trình đào tạo tự thân, nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Ngồi ra, nhiều chính sách đãi ngộ trong tuyển dụng (về lương, chế độ nhà ở, ưu tiên vị trí cơng việc,...) được các Tỉnh ủy các tỉnh khu vực Tây Bắc thực hiện cũng tạo ra “điểm hút” với con em đồng bào DTTS trở về địa phương công tác, yên tâm cống hiến trong xây dựng quê hương, địa phương mình.

Ba là, nhận thức về đầu tư cho con em học tập, phấn đấu thoát ly làm cán bộ ngày càng được nâng cao trong đồng bào các DTTS ở Tây Bắc

Một số dân tộc trước đây còn tâm lý tự ti, khép mình trong bản làng, nay đã chú ý đầu tư cho con cái học tập, phấn đấu trở thành cán bộ. Mơ hình bán trú dân ni phát triển và đem lại tác dụng to lớn trong tạo nguồn cán bộ lâu dài, bền vững,... chính là nhờ những chuyển biến tích cực trong nhận thức tư tưởng và quan niệm của đồng bào các DTTS về quyền học tập của con em mình và có những đầu tư thoả đáng về thời gian, kinh phí học tập, khắc phục dần tình trạng bắt trẻ nhỏ bỏ học để tham gia hoạt động kinh tế gia đình. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần tạo nguồn kế cận, bổ sung đội ngũ cán bộ DTTS đảm bảo về số lượng và những u cầu trình độ, chun mơn, nghiệp vụ.

Bốn là, cán bộ DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc có nhiều nỗ lực phấn đấu vươn lên để ngày càng phát triển. Điều này được phán ánh ở sự cải thiện về trình độ học vấn, nâng cao trình độ lý

luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ và quản lý nhà nước. Đây là nhân tố quyết định nhất đảm bảo cho tạo nguồn cán bộ từ chủ trương biến thành hiện thực, từ những nguồn ưu tiên đầu tư được chuyển hoá thành năng lực nội sinh của mỗi cán bộ DTTS trong hệ thống chính trị ở Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016. (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w