Hàm ý quản trị để thúc đẩy sáng tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở đồng bằng sông cửu long TT (Trang 25 - 27)

Kết quả nghiên cứu đã xây dựng mơ hình các nhân tố thúc đẩy sáng tạo cho nhân viên trong doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sơng Cửu Long. Mơ hình gồm 5 nhóm nhân tố. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các hàm ý quản trị để doanh nghiệp tạo lập môi trường thúc đẩy sáng tạo cho nhân viên.

- Thúc đẩy sáng tạo qua nhân tố tự chủ trong sáng tạo: Các doanh

nghiệp tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế, trải nghiệm về các kỹ năng sáng tạo cho nhân viên; doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm; cần kết hợp tác khóa huấn luyện, đào tạo kiến thức, tư duy sáng tạo, các khóa đào tạo về kỹ năng mềm cho nhân viên để nhân viên tự tin vào khả năng sáng tạo hơn của mình.

- Thúc đẩy sáng tạo qua nhân tố tự chủ trong cơng việc: Doanh nghiệp

cần xây dựng các mơ hình, quy trình quản lý theo hướng thiết kế, bố trí cơng việc phù hợp, tạo ra sự thú vị để thách thức sáng tạo của nhân viên; thường

23

xuyên luân chuyển nhân viên trong các bộ phận để nhân viên nắm rõ các thủ tục, các hướng dẫn công việc, các quy trình sản xuất, máy móc thiết bị; lãnh đạo doanh nghiệp cần mạnh dạn giao việc cho nhân viên của mình sau khi đã hướng dẫn tường tận cách triển khai thực hiện, ngay cả những công việc mang tính thử thach cao; lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần quan tâm nhiều hơn đến tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, giải quyết thỏa đáng những vấn đề vướng mắc trong công việc cũng như chú trọng chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên.

- Thúc đẩy sáng tạo qua nhân tố động lực nội tại: Lãnh đạo doanh nghiệp

cần đảm bảo cung cấp các nhu cầu từ mức sống tối thiểu cho nhân viên thơng qua các chính sách về lương, trợ cấp, phúc lợi,… nhằm tạo lập sự kỳ vọng cho nhân viên để họ nỗ lực thực hiện công việc; doanh nghiệp cần xây dựng một khơng khí làm việc gắn bó, thân thiện, thoải mái cho nhân viên bằng sự gắn kết giữa các thành viên trong tập thể, nêu cao tinh thần đoàn kết; doanh nghiệp cũng nên gần gũi để hiểu rõ nhân viên, gần gũi với nhân viên và cả các thành viên gia đình của nhân viên trong doanh nghiệp để nhân viên trong doanh nghiệp yên tâm cống hiến và tự hào vì được làm việc trong doanh nghiệp,... từ đó nâng cao động lực làm việc, góp phần thúc đẩy sáng tạo của nhân viên.

- Thúc đẩy sáng tạo qua nhân tố phong cách tư duy sáng tạo: Cần có

chính sách khuyến khích nhân viên giải quyết vấn đề một cách đột phá, sáng tạo để thực hiện hồn thành cơng việc của mình; lãnh đạo doanh nghiệp nên ln tạo ra mơi trường làm việc mang tính thách thức, giao những cơng việc mới cho nhân viên, đồng thời vinh danh, tưởng thưởng và nhân rộng các nhân viên điển hình về cách làm mới, sáng tạo trong doanh nghiệp; ngoài ra, doanh nghiệp cần ghi nhận và có chính sách thỏa đáng cho những ý tưởng sáng tạo trong công việc của nhân viên, lựa chọn xét tặng danh hiệu thi đua hàng năm theo từng cấp độ đóng góp của các ý tưởng sáng tạo từ cấp phòng ban, cấp công ty hay đề xuất tặng bằng khen cấp tỉnh, cấp thành phố, … để nhân viên cảm thấy những ý kiến sáng tạo của mình, dù rất nhỏ, vẫn được tở chức cơng nhận.

- Thúc đẩy sáng tạo qua nhân tố môi trường làm việc: Doanh nghiệp cần

xây dựng một môi trường làm việc mà trong đó doanh nghiệp ln khuyến khích nhân viên giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; luôn luôn xây dựng và vận hành một cơ chế tốt để khuyến khích nhân viên sáng tạo và phát triển các ý tưởng sáng tạo; ln khuyến khích nhân viên chấp nhận thử thách trong công việc bằng các phương cách giải quyết vấn đề theo hướng sáng tạo, đột phá, không chấp nhận theo lối mòn; lãnh đạo các doanh nghiệp cần gần gũi với nhân viên và đồng nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kiến thức trong công việc; cần tạo lập môi trường thúc đẩy sáng tạo cho nhân viên bằng các chính sách lương thưởng và khuyến khích phát triển trong cơng việc; luôn luôn tạo lập môi trường làm việc mới cho nhân viên bằng cách luân chuyển giữa các phòng ban, hoặc các chi nhánh khác để nhân viên nắm rõ tình hình doanh nghiệp hiện tại cũng

24

như xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai; xây dựng phong cách làm việc nhóm, văn hóa và dân chủ trong việc xem xét các vấn đề của nhân viên, tránh trường hợp các đề xuất của nhân viên bị lãng qn; khuyến khích nhân viên trình bày cách gải quyết công việc theo ý kiến cá nhân với tổ chức nhằm để nhân viên cảm nhận họ được quan tâm hơn khi đưa ra các ý tưởng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở đồng bằng sông cửu long TT (Trang 25 - 27)