Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở đồng bằng sông cửu long TT (Trang 27 - 29)

- Nhà nước cần tạo thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả các cơ chế hỗ trợ, các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đởi mới sáng tạo như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ đối với sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học; hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hồn thiện cơng nghệ, thành lập Quỹ sáng tạo và

25

nghiên cứu phát triển trong doanh nghiệp từ việc trích lập từ nguồn lợi nhuận trước thuế, ...

- Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, cũng như các chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học, ứng dụng đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì và thúc đẩy các chính sách khuyến khích sáng tạo như trích các nguồn từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thường xuyên tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, tình hình sử dụng quỹ nghiên cứu khoa học, đởi mới sáng tạo để hồn thiện chế tài, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát huy tối đa từ nguồn quỹ này.

- Tận dụng nguồn nội lực và khơi dậy tinh thần người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam, cổ vũ và khơi dậy được tinh thần yêu nước của nhân dân.

- Tiếp tục hồn thiện các chính sách tín dụng để doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn phục vụ cho đổi mới công nghệ từ các ý tưởng sáng tạo của nhân viên.

5.4 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

- Về phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn trên địa bàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long, do đó khơng thể khái qt hóa kết quả nghiên cứu cho tồn bộ các doanh nghiệp lớn trên cả nước. Hướng nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu mang tính khái qt hóa tồn diện hơn về các đối tượng nghiên cứu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay tồn bộ các doanh nghiệp ở đồng bằng sơng Cửu Long.

- Về phương pháp khảo sát: Nghiên cứu này khảo sát dựa trên phương pháp tự đánh giá. Các nghiên cứu tiếp theo cần khắc phục hạn chế này bằng cách khảo sát đánh giá sáng tạo từ lãnh đạo doanh nghiệp.

- Về đối tương khảo sát: Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các nhân viên làm việc tại các phòng ban trong các doanh nghiệp lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các nghiên cứu tiếp theo cần tiếp cận theo hướng đối tượng khảo sát là lãnh đạo trong doanh nghiệp.

- Về mơ hình nghiên cứu: Mơ hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên chỉ đạt 82,10%; ảnh hưởng của sáng tạo đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng chỉ đạt 78,60% cho thấy còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sáng tạo cũng như nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh chưa được đưa vào trong mơ hình. Các nghiên cứu tiếp theo khi thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu cần đưa thêm nhiều nhân tố khác vào mơ hình.

- Về phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ thực hiện khảo sát với phương pháp chọn mẫu chọn mẫu phi xác suất - thuận tiện để phỏng

26

vấn. Nghiên cứu trong tương lai nên tăng qui mô mẫu khảo sát, mở rộng phạm vi khảo sát ở nhiều đối tượng trong doanh nghiệp.

- Và cuối cùng về thang đo lường kết quả hoạt động kinh doanh: Tác giả sử dụng thang đo kết quả hoạt động kinh doanh bằng việc kế thừa và phát triển từ thang đo BEP của Vankatraman (1987) để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu tiếp theo cần khắc phục các hạn chế của nghiên cứu này bằng cách sử dụng thang đo đánh giá theo chỉ số mục tiêu, hoặc đánh giá thang BEP từ lãnh đạo doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở đồng bằng sông cửu long TT (Trang 27 - 29)