Ứng dụng cho tổng đài nội hạt

Một phần của tài liệu xu hướng phát triển của mạng di động dung mạng NGN (Trang 35 - 37)

Hình dưới đây minh hoạ năm ví dụ của các kiến trúc mạng mà sử dụng MG để tạo ra các giải pháp dựa trên chuyển mạch mềm cho mạng điện thoại nội hạt. Sơ đồ minh hoạ năm vùng mạng: vùng của khách hàng, vùng mạng truy cập, vùng tổng đài kết cuối, vùng mạng lõi, và vùng tổng đài đích. Trong các ví dụ này, tổng đài đích được biểu diễn như là một tổng đài chuyển mạch kênh truyền thống, trong khi tổng đài kết cuối được thay thế bằng MG (MG cung cấp xung đa tần và các chức năng khác của một tổng đài nội hạt). Để cho sơ đồ được rõ ràng, MGC điều khiển MG sẽ không được biểu diễn trong sơ đồ này.

Kiến trúc thứ nhất trông tương tự như mạng điện thoại hiện nay, ngoại trừ chức năng tổng đài đầu cuối được thực hiện bởi MG. Trong trường hợp này, MG đơn giản chỉ là một tổng đài chuyển mạch kênh và không được yêu cầu để chuyển đổi dạng lưu lượng.

Hình 1.6 : Năm kiến trúc sử dụng MG trong mạng điện thoại nội hạt

Trong kiến trúc thứ hai, mạng điện thoại chuyển mạch kênh truyền thống được thay thế bằng mạng VoDSL. Một thiết bị truy nhập tích hợp IAD (Integrated Access Device) ở phía khách hàng sẽ cung cấp chức năng truy cập mạng thoại gói. Mặc dù, IAD thực hiện chuyển đổi dữ liệu thoại từ tương tự sang dạng gói, nhưng nó khơng phải là một MG trong khái niệm softswitch bởi vì nó khơng được điều khiển bởi MGC. MG trong tổng đài đầu cuối thực hiện chuyển đổi dữ liệu giữa mạng truy nhập gói và mạng lõi chuyển mạch kênh.

Kiến trúc thứ ba biểu diễn một mạng truy cập điện thoại truyền thống nhưng mạng lõi chuyển mạch kênh được thay thế bằng chuyển mạch gói. MG trong tổng đài đầu cuối thực hiện chuyển đổi dữ liệu giữa mạng truy nhập chuyển mạch kênh và mạng lõi chuyển mạch gói. MG thứ hai có chức năng chuyển đổi dữ liệu gói ở đường dây trung kế để cho phép cuộc gọi có thể đưa đến tổng đài nội hạt chuyển mạch kênh truyền thống. Chú ý rằng, chức năng chuyển mạch mềm gắn với MG thứ hai là ít phức tạp hơn so với MG thứ nhất, bởi vì MG thứ hai ở phía đường dây

trung kế chỉ phải thực hiện thiết lập và xố bỏ cuộc gọi mà khơng phải cung cấp các dịch vụ cuộc gọi như MG thứ nhất ở phía tổng đài đầu cuối.

Kiến trúc thứ tư là sự kết hợp mạng truy nhập chuyển mạch gói trong kiến trúc 2 với mạng lõi chuyển mạch gói trong kiến trúc 3. Trong ví dụ này, mạng chuyển mạch gói gần như thay thế hồn tồn mạng chuyển mạch kênh, từ phía khách hàng thuê bao cho tới tận MG trên mạng lõi, gần sát với tổng đài đích.

Trong kiến trúc cuối, MG được đặt tại ngay phía khách hàng thuê bao. MG khách hàng này được điều khiển bởi một MGC tại mạng công cộng. Cho dù kiến trúc này khá giống với kiến trúc trong ví dụ 4, nhưng nó đem lại một số lợi ích cơ bản, khác biệt là khả năng cung cấp cho các thuê bao cá nhân các dịch vụ cuộc gọi phong phú. Khả năng đó được thực hiện bởi MG khách hàng dưới sự điều khiển của MGC.

Trong các kiến trúc có xuất hiện nhiều MG, mỗi MG có thể được điều khiển bởi một MGC riêng biệt, hoặc một MGC thể điều khiển đồng thời nhiều MG. Các MG được điều khiển cùng bởi một MGC sẽ hoạt động như một MG đơn phân tán. Các giao thức báo hiệu điện thoại được sử dụng để hỗ trợ việc chuyển mạch cuộc gọi giữa các MG được điều khiển bởi các MGC khác nhau. Nếu mạng kết nối các MG là mạng chuyển mạch kênh, thì giao thức báo hiệu điện thoại truyền thống, như SS7 sẽ được sử dụng giữa các MGC. Nếu mạng là chuyển mạch gói, thì giao thức báo hiệu cho mạng IP, như H.323 hay SIP sẽ được yêu cầu.

Các ví dụ trên minh hoạ hai loại MG: MG nằm ở tổng đài đầu cuối hay trên phía khách hàng sẽ thực hiện chức năng cung cấp xung đa tần và hỗ trợ đầy đủ chức năng của chuyển mạch đầu cuối, trong khi MG ở phía đường dây trung kế chỉ cần thực hiện các chức năng cơ bản là thiết lập và xoá bỏ cuộc gọi.

Một phần của tài liệu xu hướng phát triển của mạng di động dung mạng NGN (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w