KIẾN TRÚC DỊCH VỤ.

Một phần của tài liệu xu hướng phát triển của mạng di động dung mạng NGN (Trang 62 - 64)

KIẾN TRÚC MẠNG DI ĐỘNG 3GPP 2.1 LỢ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỪ GSM LÊN UMTS WCDMA

2.4. KIẾN TRÚC DỊCH VỤ.

Hình 2.12: Kiến trúc dịch vụ cho các dịch vụ thời gian thực

Theo các đặc điểm của 3GPP, mỗi di động có một mạng thường trú và có thể đăng ký một tập hợp các dịch vụ với mạng thường trú của nó (Home Subscribed Services). Theo các đặc điểm của 3GPP đòi hỏi mạng thường trú của di động cung cấp sự điều khiển dịch vụ cho các dịch vụ được đăng ký thường trú của di động thậm chí khi di động đang ở trong một mạng tạm trú. Đặc biệt S-CSCF của một di động sẽ luôn là một S-CSCF trong mạng thường trú của di động. Yêu cầu này dẫn đến hình thành 2 kiến trúc dịch vụ cơ bản để cung cấp các dịch vụ thời gian thực như minh họa ở hình 2.12. Hai cấu trúc có khác nền dịch vụ không thuộc về mạng thường trú của di động hay bộ cung cấp dịch vụ bên ngoài đến mạng thường trú của di động đó. Một nền dịch vụ cung cấp sự điều khiển dịch vụ cho các dịch vụ thời gian thực. Một nền dịch vụ có thể là một tập hợp các bộ phục vụ ứng dụng dựa trên

giao thức SIP hay một nền dịch vụ có sẵn, ví dụ bộ phục vụ CAMEL (Customized Applications for Mobile Enhanced Logic). I-CSCF trong hình 2.12 được thể hiện là một hình hộp vẽ bằng đường nét đứt để chỉ ra rằng I-CSCF là không bắt buộc.

Với cả hai kiến trúc dịch vụ, yêu cầu SIP đầu tiên từ một di động chuyển động từ vị trí ban đầu đến P-CSCF tạm trú đầu tiên, sau đó chuyển yêu cầu này tới I- CSCF (nếu như được sử dụng) trong mạng thường trú của di động gốc. I-CSCF này sẽ lựa chọn một S-CSCF trong mạng thường trú cho phiên người dùng này và chuyển yêu cầu SIP tới S-CSCF được lựa chọn. Từ điểm tiếp theo này, các tin nhắn SIP sau đó cho phiên của di động sẽ di chuyển trực tiếp giữa P-CSCF tạm trú và S- CSCF trong mạng thường trú của di động.

Hình 2.13: Hoạt đợng tương tác giữa S-CSCF và các nền dịch vụ

S-CSCF có vai trị là mặt tiếp giáp với các nền dịch vụ trong và ngoài như minh hoạ ở hình 2.13. Có 3 loại nền dịch vụ chuẩn: (1) bộ phục vụ ứng dụng SIP, (2) bộ phục vụ khả năng dịch vụ (SCS) truy nhập dịch vụ mở (OSA), (3) chức năng chuyển mạch dịch vụ đa phương tiện IP (IM-SSF). Các dịch vụ được chúng đưa ra là các dịch vụ có giá trị được thêm vào (VAS) hay các dịch vụ hoạt động đặc biệt.

S-CSCF sử dụng cùng giao diện, giao diện điều khiển dịch vụ IMS (ISC), để tiếp xúc với tất cả các dịch vụ. Giao thức báo hiệu qua giao diện ISC là SIP. Giao diện OSA SCS và giao diện IM-SSF lần lượt tới bộ phục vụ ứng dụng OSA và môi trường dịch vụ CAMEL (CSE). Mặc dù từ sự trông xa của S-CSCF, chúng vẫn thể hiện tất cả cùng một hình thái giao diện ISC. Các dịch vụ được miêu tả vắn tắt:

SIP Application Server: Ngoài điều khiển phiên, một bộ phục vụ SIP có

thể cũng cung cấp các dịch vụ đa dạng có giá trị được thêm vào. Một bộ phục vụ chỉ dựa một phần rất nhỏ trên giao diện SIP cho phép CSCF sử dụng các dịch vụ trên giao diện SIP và hoạt động với các bộ phục vụ ứng dụng SIP mà không cần các thành phần thêm vào.

CAMEL Service Environment (CSE): CSE cung cấp các dịch vụ mạng

thơng minh (IN). Nó cho phép các bộ hoạt động thúc đẩy cơ sở hạ tầng có sẵn cho các dịch vụ IMS. Vì được xác định sớm hơn, CSCF có tác động qua lại với CSE thông qua IM-SSF. IM-SSF điều khiển các đặc tính CAMEL và liên kết với CSE bằng CAP (CAMEL Application Part).

OSA Application Server: Các ứng dụng có thể được phát triển bởi các tổ

chức 3G nhưng không phải là sở hữu kiến trúc mạng. Cấu trúc bộ phục vụ ứng dụng OSA cung cấp một phương pháp chuẩn cho các tổ chức 3G để truy nhập an toàn vào IMS. Kiến trúc chuẩn OSA xác định một bộ phục vụ ứng dụng OSA như là môi trường thực hiện dịch vụ cho các ứng dụng 3G. Bộ phục vụ ứng dụng sau đó liên kết với CSCF qua OSA SCS bằng OSA API (Application Programming Interface).

Một phần của tài liệu xu hướng phát triển của mạng di động dung mạng NGN (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w