Lãnh đạo là phong cách quản lý hiện đại

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết về Quản lý (Trang 61 - 65)

4.3. Các phong cách lãnh đạo, quản lý

Phong cách lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nói chung và quản lý công nói riêng. Việc thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý một cách hiệu quả làm cho mọi việc thông suốt và định hướng các nội dung công việc khác.

Có rất nhiều mô thức và phong cách quản lý đã được xây dựng xuất phát từ thực tiễn quản lý mà các nhà quản lý cần tham khảo để vận dụng vào việc thực hiện chức năng lãnh đạo của mình. Sau đây là một số mô thức và phong cách quản lý điển hình:

1. Quản lý quyết đoán - áp chế 2. Quản lý quyết đoán - nhân từ 3. Quản lý tham vấn

4. Quản lý tham gia theo nhóm

* 5 mô thức quản lý của Jane Mouton và R. Blake:

1. Phong cách “quản lý suy giảm” (1.1) 2. Phong cách “quản lý đồng đội” (9.9)

3. Phong cách “quản lý theo kiểu câu lạc bộ ngoài trời” (1.9)

4. Phong cách “các nhà quản lý chuyên quyền theo công việc” (9.1) 5. Phong cách “quản lý chuyên quyền rộng lượng” (5.5)

* 7 phong cách lãnh đạo của R. Tannenbaum và W.H Schmidt liên quan tới mức của người quản lý trong việc ra quyết định:

1. Xây dựng quyết định rồi công bố cho cấp dưới 2. Tuyên truyền quyết định với cấp dưới

3. Báo cáo quyết định cho cấp dưới và khuyến khích họ nêu ý kiến 4. Dự thảo quyết định và cấp dưới đưa ra ý kiến sửa đổi

5. Nêu vấn đề, nghe ý kiến cấp dưới sau đó ra quyết định 6. Nêu yêu cầu và cho cấp dưới quyền ra quyết định

7. Uỷ quyền cho cấp dưới ra quyết định trong phạm vi vấn đề nhất định.

Gắn các hành vi ra quyết định với các phong cách lãnh đạo từ độc đoán đến dân chủ

Mức độ sử dụng quyền hạn của nhà quản trị

Khu vực dành quyền tự do cho những người cấp dưới

62 Sự lãnh đạo lấy chủ

làm trung tâm

Sự lãnh đạo lấy cấp dưới làm trung tâm

Nhà quản trị ra quyết định và phổ biến Nhà quản trị cho phép cấp dưới hoạt động trong giới hạn cấp trên Nhà quản trị đưa ra quyết định thăm dò có thể thay đổi Nhà quản trị xác định giới hạn; yêu cầu nhóm ra quyêt định Nhà quản trị nêu vấn đề, tiếp nhận ý kiến đề xuất, ra quyết định Nhà quản trị trình bày ý tuởng và yêu cầu chất vấn Nhà quản trị “bán” quyết định

Tuy nhiên, sở dĩ có nhiều loại mô thức và phong cách quản lý như vậy là do người ta căn cứ vào những tiêu chí khác nhau mà những tiêu chí đó chưa phải là biểu hiện của bản chất của quản lý. Thực chất, nếu căn cứ vào quan hệ quyền lực và cách thức sử dụng quyền lực, có thể phân chia phong cách quản lý thành ba loại điển hình:

- Phong cách quản lý chuyên quyền - Phong cách quản lý dân chủ - Phong cách quản lý “tự do”

Từ ba phong cách này có thể phái sinh những phong cách khác. Các nhà quản lý căn cứ vào điều kiện khách quan cũng như những nhân tố chủ quan để lựa chọn phong cách quản lý cho phù hợp.

Một số nhà khoa học hành chính, khi phân tích về phong cách lãnh đạo, đã phân chia ra bốn phong cách lãnh đạo dưới đây:

- Phong cách lãnh đạo thư lại: Lãnh đạo theo phong cách này chú ý đến sự tôn trọng triệt để các luật lệ, quy chế, đến sự duy trì và mở rộng phạm vi của tổ chức. Người lãnh đạo đòi hỏi ở nhân viên sự trung thành. Động cơ thúc đẩy hoạt động của nhà lãnh đạo là sự yên tâm.

- Phong cách chuyên chế: Người lãnh đạo chuyên chế muốn dùng nghị lực và kinh nghiệm của bản thân, đòi hỏi nhân viên sự tôn trọng triệt để các mệnh lệnh riêng của mình. Mục tiêu của người lãnh đạo chuyên chế là phát triển bản ngã. Người lãnh đạo có khuynh hướng coi nhân viên là những người tuân lệnh, không phải nghĩ ngợi gì cả.

- Phong cách lãnh đạo ngoại giao: Người lãnh đạo chú ý vào cá nhân nhân viên. Người lãnh đạo ngoại giao biết rõ từng nhân viên, biết cách cư xử với từng nhân viên để chi phối hành động củ họ. Người lãnh đạo ngoại giao muốn nhân viên có những tham vọng riêng, vì người nào cso nhiều tham vọng mới dễ thúc đẩy và do đó chính người lãnh đạo mới thực hiện được tham vọng của bản thân mình.

- Phong cách lãnh đạo dân chủ: Mục tiêu của phong cách lãnh đạo này là pt tinh thần đoàn kết. Quyền hành căn cứ vào những dư luận của các hệ thống không chính thức trong nhóm. Người lãnh đạo dân chủ cho rằng những luật lệ, những mệnh lệnh chỉ hiệu lực khi những luật lệ và chỉ thị ấy phản ánh những ý tưởng mà trong nhóm đã chấp nhận; phong cách lãnh đạo này đòi hỏi ở nhân viên sự cộng tác thực sự và tinh thần tập thể.

Như vậy, mỗi phong cách lãnh đạo tạo ra cho tập thể một bầu không khí riêng biệt, ảnh hưởng đến thái độ và cách cư xử của nhân viên, và do đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hành chính công, NXB Thống kê, Hà nội, 2007;

2. Vũ Huy Từ, Võ Kim Sơn, Lê Chi Mai (2000), Quản lý khu vực công, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội;

3. Phân tích chính sách công, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2008; 4. Phan Huy Đường (2010), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB ĐHQGHN; 5. Báo cáo phát triển Việt Nam 2005 (WB) – Quản lý và Điều hành;

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết về Quản lý (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w