Hiệu lực, hiệu quả của quyết định quản lý

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết về Quản lý (Trang 58 - 65)

Để ra được một quyết định chính xác, hợp lý và mang lại hiệu quả cao cần phải thực hiện một số yêu cầu cơ bản như sau:

- Khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong xây dựng quyết định.

Thông tin là yếu tố đầu vào của quá trình ra quyết định. Việc thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các lựa chọn quyết định. Những thông tin cơ bản về vấn đề ra quyết định cần phải được thu thập và xử lý từ trước. Quá trình ra quyết định chỉ là bước lựa chọn thông tin chính xác nhất mà thôi.

- Thống nhất giữa các chủ thể (quan điểm, lợi ích.v.v.)

Tình trạng giữa các cấp quản lý không thống nhất về hệ quan điểm và các giá trị kỳ vọng vào việc thực hiện quyết định cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất

lượng quyết định quản lý được ban hành. Vì vậy, trong quá trình ra quyết định, việc tuân thủ nguyên tắc quản lý "Thống nhất về mặt lãnh đạo và chỉ huy" là một đòi hỏi quyết định nhằm nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của quyết định quản lý.

- Chấp nhận tính tương đối của quyết định quản lý.

Khi ra quyết định quản lý thì đừng cố gắng tìm câu trả lời đúng. Tùy theo tầm nhìn, sự hiểu biết và hệ giá trị của mỗi người mà vấn đề có thể có nhiều câu trả lời đúng. Vì thế, đừng cố tìm một câu trả lời duy nhất đúng mà chỉ nên tìm câu trả lời hợp lý nhất.

- Tính kịp thời

Thông thường, việc ra quyết định quản lý được quy trình hoá dưới các bước đi cụ thể. Nhưng giữa tính quy trình ( tính logic) với sự sáng tạo và nhạy cảm không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Vì thế, đừng bao giờ thực hiện các nguyên tắc và quy trình cho trước một cách máy móc.

- Dám chịu trách nhiệm

Việc không dám chịu trách nhiệm sẽ dẫn đến tình trạng lựa chọn quyết định hợp lý với bản thân chứ không hợp lý so với hoàn cảnh. Sự lo sợ thất bại có thể làm tê liệt quyết tâm thực hiện những ý tưởng hay.

CHƯƠNG 4

LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ 4.1. Khái niệm

Khái niệm lãnh đạo

Có nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo.

Theo James Gibson: lãnh đạo là một phần công việc của quản lý nhưng không phải toàn bộ công việc quản lý. Lãnh đạo là năng lực thuyết phục người khác hăng hái phấn đấu cho những mục tiêu đã xác định.

George Tery: Lãnh đạo là hoạt động gây ảnh hưởng đến con người để họ phấn đấu tự nguyện cho các mục tiêu của tổ chức.

R. Tannenbaum, R. Weschler và F. Massarik: Lãnh đạo là ảnh hưởng liên nhân cách được thực hiện trong tình huống và được định hướng thông qua quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích chung hoặc những mục đích chuyên biệt.

H. Koontz và các tác giả: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự giác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

P. Hersey và Ken Blanc Hard: Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định.

Có nhiều quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý. Nhưng có thể khái quát thành hai khuynh hướng điển hình:

Một là: Lãnh đạo và quản lý là đồng nhất với nhau. Hai là: Lãnh đạo và quản lý là hoàn toàn khác biệt.

Thực chất, lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt. Để thấy được lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt, cần phải căn cứ vào các phương diện sau:

Thứ nhất, xét về chủ thể hoạt động.

Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý là ở chỗ một nhà lãnh đạo cũng có thể được gọi là một nhà quản lý, và ngược lại, một nhà quản lý có thể được coi là một nhà lãnh đạo.

Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý được biểu hiện: chỉ những nhà quản lý cấp cao mới là những nhà lãnh đạo đúng nghĩa; còn các nhà quản lý cấp trung và cấp thấp thường không được gọi là nhà lãnh đạo.

Thứ hai, xét về phương diện mục tiêu (Nội dung) hoạt động.

Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý đó là các hoạt động này dù được thực thi theo cách nào thì cũng nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý thuộc về tính chất của mục tiêu mà chúng hướng tới. Mục tiêu của lãnh đạo mang tính định hướng, chiến lược, định tính; Mục tiêu của quản lý mang tính chất cụ thể, chiến thuật, định lượng.

Thứ ba, về phương thức hoạt động.

Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý: hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý đều phải được thực hiện trên cơ sở khoa học và nghệ thuật để phối hợp các nguồn lực nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất.

Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý thể hiện ở chỗ: hoạt động lãnh đạo là hoạt động nhằm hướng dẫn, động viên, khích lệ nhân viên và duy trì kỷ luật, kỷ cương của họ, do vậy, yếu tố nghệ thuật phải được đặt lên hàng đầu và cùng với nó là phải sử dụng yếu tố khoa học; hoạt động quản lý là hoạt động nhằm duy trì kỷ luật, kỷ cương và động viên, khích lệ nhân viên, do vậy, yếu tố khoa học được đặt lên trước và cùng với nó là yếu tố nghệ thuật

Từ những quan niệm về lãnh đạo và về mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý, xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo và quản lý, có thể đưa ra một định nghĩa về lãnh đạo (theo nghĩa rộng) như sau:

Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích cực tới con người để phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

4.2 Lãnh đạo là phong cách quản lý hiện đại4.3. Các phong cách lãnh đạo, quản lý 4.3. Các phong cách lãnh đạo, quản lý

Phong cách lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nói chung và quản lý công nói riêng. Việc thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý một cách hiệu quả làm cho mọi việc thông suốt và định hướng các nội dung công việc khác.

Có rất nhiều mô thức và phong cách quản lý đã được xây dựng xuất phát từ thực tiễn quản lý mà các nhà quản lý cần tham khảo để vận dụng vào việc thực hiện chức năng lãnh đạo của mình. Sau đây là một số mô thức và phong cách quản lý điển hình:

1. Quản lý quyết đoán - áp chế 2. Quản lý quyết đoán - nhân từ 3. Quản lý tham vấn

4. Quản lý tham gia theo nhóm

* 5 mô thức quản lý của Jane Mouton và R. Blake:

1. Phong cách “quản lý suy giảm” (1.1) 2. Phong cách “quản lý đồng đội” (9.9)

3. Phong cách “quản lý theo kiểu câu lạc bộ ngoài trời” (1.9)

4. Phong cách “các nhà quản lý chuyên quyền theo công việc” (9.1) 5. Phong cách “quản lý chuyên quyền rộng lượng” (5.5)

* 7 phong cách lãnh đạo của R. Tannenbaum và W.H Schmidt liên quan tới mức của người quản lý trong việc ra quyết định:

1. Xây dựng quyết định rồi công bố cho cấp dưới 2. Tuyên truyền quyết định với cấp dưới

3. Báo cáo quyết định cho cấp dưới và khuyến khích họ nêu ý kiến 4. Dự thảo quyết định và cấp dưới đưa ra ý kiến sửa đổi

5. Nêu vấn đề, nghe ý kiến cấp dưới sau đó ra quyết định 6. Nêu yêu cầu và cho cấp dưới quyền ra quyết định

7. Uỷ quyền cho cấp dưới ra quyết định trong phạm vi vấn đề nhất định.

Gắn các hành vi ra quyết định với các phong cách lãnh đạo từ độc đoán đến dân chủ

Mức độ sử dụng quyền hạn của nhà quản trị

Khu vực dành quyền tự do cho những người cấp dưới

62 Sự lãnh đạo lấy chủ

làm trung tâm

Sự lãnh đạo lấy cấp dưới làm trung tâm

Nhà quản trị ra quyết định và phổ biến Nhà quản trị cho phép cấp dưới hoạt động trong giới hạn cấp trên Nhà quản trị đưa ra quyết định thăm dò có thể thay đổi Nhà quản trị xác định giới hạn; yêu cầu nhóm ra quyêt định Nhà quản trị nêu vấn đề, tiếp nhận ý kiến đề xuất, ra quyết định Nhà quản trị trình bày ý tuởng và yêu cầu chất vấn Nhà quản trị “bán” quyết định

Tuy nhiên, sở dĩ có nhiều loại mô thức và phong cách quản lý như vậy là do người ta căn cứ vào những tiêu chí khác nhau mà những tiêu chí đó chưa phải là biểu hiện của bản chất của quản lý. Thực chất, nếu căn cứ vào quan hệ quyền lực và cách thức sử dụng quyền lực, có thể phân chia phong cách quản lý thành ba loại điển hình:

- Phong cách quản lý chuyên quyền - Phong cách quản lý dân chủ - Phong cách quản lý “tự do”

Từ ba phong cách này có thể phái sinh những phong cách khác. Các nhà quản lý căn cứ vào điều kiện khách quan cũng như những nhân tố chủ quan để lựa chọn phong cách quản lý cho phù hợp.

Một số nhà khoa học hành chính, khi phân tích về phong cách lãnh đạo, đã phân chia ra bốn phong cách lãnh đạo dưới đây:

- Phong cách lãnh đạo thư lại: Lãnh đạo theo phong cách này chú ý đến sự tôn trọng triệt để các luật lệ, quy chế, đến sự duy trì và mở rộng phạm vi của tổ chức. Người lãnh đạo đòi hỏi ở nhân viên sự trung thành. Động cơ thúc đẩy hoạt động của nhà lãnh đạo là sự yên tâm.

- Phong cách chuyên chế: Người lãnh đạo chuyên chế muốn dùng nghị lực và kinh nghiệm của bản thân, đòi hỏi nhân viên sự tôn trọng triệt để các mệnh lệnh riêng của mình. Mục tiêu của người lãnh đạo chuyên chế là phát triển bản ngã. Người lãnh đạo có khuynh hướng coi nhân viên là những người tuân lệnh, không phải nghĩ ngợi gì cả.

- Phong cách lãnh đạo ngoại giao: Người lãnh đạo chú ý vào cá nhân nhân viên. Người lãnh đạo ngoại giao biết rõ từng nhân viên, biết cách cư xử với từng nhân viên để chi phối hành động củ họ. Người lãnh đạo ngoại giao muốn nhân viên có những tham vọng riêng, vì người nào cso nhiều tham vọng mới dễ thúc đẩy và do đó chính người lãnh đạo mới thực hiện được tham vọng của bản thân mình.

- Phong cách lãnh đạo dân chủ: Mục tiêu của phong cách lãnh đạo này là pt tinh thần đoàn kết. Quyền hành căn cứ vào những dư luận của các hệ thống không chính thức trong nhóm. Người lãnh đạo dân chủ cho rằng những luật lệ, những mệnh lệnh chỉ hiệu lực khi những luật lệ và chỉ thị ấy phản ánh những ý tưởng mà trong nhóm đã chấp nhận; phong cách lãnh đạo này đòi hỏi ở nhân viên sự cộng tác thực sự và tinh thần tập thể.

Như vậy, mỗi phong cách lãnh đạo tạo ra cho tập thể một bầu không khí riêng biệt, ảnh hưởng đến thái độ và cách cư xử của nhân viên, và do đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hành chính công, NXB Thống kê, Hà nội, 2007;

2. Vũ Huy Từ, Võ Kim Sơn, Lê Chi Mai (2000), Quản lý khu vực công, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội;

3. Phân tích chính sách công, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2008; 4. Phan Huy Đường (2010), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB ĐHQGHN; 5. Báo cáo phát triển Việt Nam 2005 (WB) – Quản lý và Điều hành;

Một phần của tài liệu Tiểu luận Lý thuyết về Quản lý (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w