Cơ dâu rước chủ rể về nhà mình (Nguồn ảnh: Internet)
Lễ gọi chồng (Yâo Ung) là bước thứ ba trong hôn lễ của người Ê Đê
Khi đủ đồ thách cưới, nhà gái trao cho bên thông gia và xin cưới, tức làm "Lễ gọi chồng". Hai Miết Ava gặp nhau bàn về những điều cam kết mới, đề phịng những việc khơng lành sẽ xảy ra khi đôi vợ chồng trẻ chung sống với nhau.
Đến hôm cưới, bên nhà gái đưa sang nhà trai đồ sính lễ và các thứ như trâu, bũ, lợn, gà, rượu, quần áo… theo đúng thoả thuận của hai gia đình, kèm theo khơng thể thiếu chiếc vịng. Nếu nhà gái nghèo thì chỉ nộp một phần, phần cịn lại hai vợ chồng cùng làm nộp dần sau.
Lễ cưới tổ chức hai ngày liền. Ngày đầu, nhà gái làm thịt bò, lợn thết đãi, rồi làm lễ "rước rể" về. Nhà trai tiễn con bằng một ché rượu và con lợn. Khi về bên nhà vợ, nếu có voi, chú rể được cưỡi voi, khơng có phải đi bộ. Trên đường về nhà gái, một nhóm các thanh niên trai gái sẽ đón đường, té nước vào người cô dâu và chú rể thay cho lời chúc phúc đôi bạn trẻ. Theo quan niệm của người Êđê, đám cưới nào càng có nhiều người té nước, cơ dâu, chú rể ướt càng nhiều thì đơi vợ chồng đó sẽ càng nhiều may mắn và hạnh phúc bền lâu.
Các thanh niên trai, gái đón đường, té nước vào người cơ dâu và chú rể thay cho lời chúc phúc.
Bước vào nhà gái, chàng rể phải rửa chân bằng bát nước lễ. Khi chủ và khách yên vị, mọi người tiến hành lễ cúng cho mẹ chồng, gồm một ché rượu, một con lợn. Sau đó mới làm lễ cúng tổ tiên, gồm năm ché rượu và một con lợn. Một ông cậu lấy máu con vật hiến sinh bôi lên chân đôi vợ chồng mới cưới, chúc cho cô dâu, chú rể mỗi người hai miếng cơm với ba sừng rượu. Vị trưởng họ nhà gái đại diện hai bên đưa vịng đồng cho đơi vợ chồng trẻ, cố ý đợi họ chạm tay vào, nhắc nhở lòng thuỷ chung ở mỗi người.
Cơ dâu và chú rể chạm tay vào vịng đồng lần cuối để nhận lời chúc phúc vợ chồng hạnh phúc trọn đời.
Sau đó, bên họ nhà gái lấy ba chén rượu và ba chiếc vòng trao cho chú rể, cậu ruột chú rể và anh ruột chú rể. Nhà trai trao lại ba chén rượu và ba chiếc vịng lần lượt cho cơ dâu, cậu ruột cơ dâu và anh ruột cô dâu. Việc làm này tượng trưng cho sự chứng kiến của thánh thần và toàn thể buôn làng.
Ngày thứ hai, khi các lễ đã xong, mọi người tụ hợp vật bò mổ lợn, ăn mừng chú rể cơ dâu. Trong khi đó, hai ơng cậu đưa rượu cho cô dâu chú rể. Hai vợ chồng trao nhau chén rượu rồi uống cạn chén rượu hợp cẩn và nghe giáo huấn của cha mẹ cùng hai họ. Khách dự lần lượt đi qua trước mặt hai vợ chồng chúc tụng và tặng quà.