Cho đến ngày nay chế độ mẫu hệ của người Êđê vẫn được coi là khá điển hình ở Việt Nam nhưng nó đang biến đổi khá sâu sắc thể hiện trong sự hòa huyết tộc người và những biến đổi trong hôn nhân, địa bàn cư trú, trong sinh hoạt gia đình và các mối quan hệ khác…
Kể từ khi đổi mới đất nước đến nay, do điều kiện cư trú xen cài, cùng với việc phát triển về kinh tế - xã hội nên người tộc người Ê đê đã có sự ảnh hưởng, giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các tộc người cận cư, trong đó có cả nhóm cư dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào sinh sống, lập nghiệp, điều đó phần nào khiến văn hóa của tộc người, trong đó có lĩnh vực hơn nhân có sự biến đổi đáng kể trên nhiều bình diện, đặc biệt là xuất hiện các cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc, hôn nhân giữa chế độ mẫu hệ và phụ hệ...
Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lễ hỏi chồng của đồng bào Ê Đê có phần đơn giản hơn, khơng cầu kì như trước. Đồ thách cưới có thể là tiền mặt thay cho hiện vật. Có thể thấy rằng, bên cạnh nét độc đáo trong “lễ hỏi chồng” của người Ê Đê thì có một số điểm hạn chế như: đơi khi việc nhà trai thách cưới quá cao, nhà gái không thể đáp ứng được dẫn đến hôn lễ không thành. Trường hợp cô gái đến ở nhà trai, mà chưa lo đủ vật thách cưới thì sẽ khơng cưới được chồng kể cả khi đã có con. Điều này dẫn đến con cái sẽ khơng được nhận cha của mình. Việc mai mối gữa hai nhà thành hay khơng là do ơng mối, vì vậy nếu nhà gái muốn cưới được chồng ( trường hợp chàng trai khơng đồng ý ) thì có thể mua chuộc ơng mối để hơn lễ diễn ra bình thường.
Như vậy, lễ hỏi chồng của đồng bào Ê Đê vẫn được duy trì phổ biến hầu khắp các buôn làng Ê Đê dù cho tục lệ này có đơi phần hạn chế. Song nó đã
minh chứng cho nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người dân nơi đây. Nét đẹp đó cần được gìn giữ và phát huy hơn nữa bởi thế hệ sau này.