II. THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY
2. Các căn cứ lập kế hoạch của Công ty
2.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường
Trong nền kinh tế thị trường ,doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh thì phải lấy thị trường là trung tâm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thị trường chính là nơi quyết định sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ? Do vậy nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh . Một doanh nghiệp khơng thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như khơng thoả mãn tốt được nhu cầu của khách hàng nếu khơng có được đầy đủ các thơng tin chính xác về thị trường . Vì vậy nghiên cứu thị trường khâu quan trọng đầu tiên làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.Thông qua việc nghiên cứu thị trường Công ty sẽ nắm được những thơng tin về giá cả , tình hình cung cầu sản phẩm mà Cơng
ty sản xuất để đề ra những phương án chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty.Và Công ty cổ phần may Thăng Long cũng phải tuân thủ qui luật này nếu muốn tồn tại và phát triển .Hằng năm công ty thường tiến hành nghiên cứu thị trường trước để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm .Cụ thể là hằng năm Công ty đều phải xem xét tác động của cả yếu tố chủ quan và khách quan như dự báo tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam ,nhu cầu thời trang của người dân thay đổi như thế nào…
Theo đánh giá của Cơng ty thì hiện tại 90% giá trị sản lượng của Cơng ty có được là do xuất khẩu , chỉ có 10% thu được là từ thị trường nội địa .Vì vậy có thể nói thị trường xuất khẩu đang là thị trường sống cịn của Cơng ty .Định hướng cơ bản của hoạt động thị trường trong thời gian tới của Công ty là giữ vững thị trường cũ , từng bước mở rộng thị trường mới , chuyển từ thế bị động gia công xuất khẩu sang chủ động xuất khẩu FOB. Các thị trường hoạt động của Cơng ty:
-Thị trường nước ngồi : Cơng ty hiện có hai ban hàng lớn là EU và Nhật Bản.
+EU : Là thị trường đơng dân , có thu nhập bình qn đầu người cao , mức tiêu dùng hàng dệt may rất cao đồng thời đòi hỏi rất cao về chất lượng và mẫu mã . Công ty chủ yếu nhập khẩu hàng may mặc và theo phương thức gia công . Do hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường này phải áp dụng hạn ngạch , hạn ngạch Eu dành cho Việt Nam rất ít so với năng lực sản xuất . Do vậy để có thể xâm nhập sâu vào thị trường này thì vấn đề quan trọng nhất hiện nay của Cơng ty là phải nhanh chóng đổi mới cơng nghệ để có thể đáp ứng các nhu cầu phức tạp và đa dạng của sản phẩm mà thị trường này đòi hỏi.
+ Nhật Bản : là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của thế giới . Hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường này không cần hạn ngạch , mức tự do hoá cao nên cạnh tranh khốc liệt, đồng thời lai địi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã .Vì vậy Công ty muốn ngày càng mở rộng thêm thị trường này thì
vấn đề cốt yếu là phải nâng cao chất luợng trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm .
- Thị trường trong nước : nước ta là nước đông dân , đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên sức mua hàng dệt may là rất lớn . Nó khơng chỉ dừng lại ở các nhu cầu thơng thường mà cịn xuất hiện các nh cầu về trang phục đi học , đi làm , trang phục lễ hội….
Vì vậy hàng năm để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh thì Cơng ty đều phải tiến hành nghiên cứu và dự báo cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài , điều tra nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư , khai thác tốt thông tin trên mạng để kịp thời cập nhật các thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và thời trang của khách hàng … để từ đó lập kế hoạch sản xuất cho từng mặt hàng phù hợp.