Một số mục tiêu cụ thể về huy động vốn giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu 3_LATS_ Trinh The Cuong 6_2_2018 (2) (Trang 132 - 165)

Mục tiêu phấn đấu 2016- 2020

Tổng nguồn vốn (nghìn tỷ VND) 1.400- 1.500

Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn (%) 20- 22

Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư và tiền gửi 50-55 có kỳ hạn trên Tổng nguồn vốn (%)

Tỷ trọng tiền gửi khơng kỳ hạn, số dư TK 25-30 thanh tốn trên Tổng nguồn vốn (%)

Nguồn:[56]

4.2. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

4.2.1. Giải pháp về cơ chế điều hành huy động vốn và kinh doanh vốn

Việc xây dựng chính sách huy động nguồn vốn về nguyên lý phải bám sát cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp diễn biến thị trường, nhu cầu KH và định hướng chiến lược kinh doanh của Agribank và để đáp ứng các địi hỏi này thì AGRIBANK phải áp dụng cơ chế điều hành LS theo hướng linh hoạt, thường xuyên bám sát các diễn biến kinh tế vĩ mô và vi mơ từ đó đưa ra các hướng xử lý chung trong toàn hệ thống trong qui định các mức lãi suất phù hợp với các diễn biến của thị trường cũng như nhu cầu vốn huy động của toàn hệ thống. Điều này là rất cần thiết nhằm tránh rủi ro trong HĐV, cả rủi ro LS, rủi ro kỳ hạn và rủi ro TD. Để làm được điều này thì địi hỏi hệ thống thông tin nội bộ phải được hồn thiện và cập nhật, có như vậy thì Ban Kế hoạch Nguồn vốn mới có thể đưa ra các quyết định hợp lý. Nhưng trong dài

hạn thì AGRIBANK cũng nên tạo sự tự chủ nhiều hơn cho các Chi nhánh trong các quyết định HĐV.

Triển khai mơ hình quản lý vốn tập trung thực hiện mua bán vốn trong nội bộ, phân biệt rõ các phí điều vốn nội bộ, LS mua bán vốn theo vùng, miền, theo loại nguồn vốn, loại hình KH, kỳ hạn… nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích giữa đơn vị thừa vốn và thiếu vốn. Nguyên tắc xây dựng và giao kế hoạch nguồn vốn phải phù hợp với cơ hội và các nguồn lực sẵn có của hệ thống (con người, cơng nghệ, sản phẩm…) đảm bảo sự cân đối, hài hoà giữa huy động và sử dụng vốn. Nguyên tắc có tăng trưởng vốn huy động mới được cho vay (theo tỷ lệ). Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo số dư tại mọi thời điểm. Điều chỉnh phù hợp tỷ lệ cho vay/ nguồn vốn, đảm bảo thanh khoản và hiệu quả kinh doanh. Cân đối cho vay trung dài hạn, cho vay ngoại tệ phù hợp nguồn vốn.

Hướng dẫn các đơn vị, chi nhánh thực hiện phát hành giấy tờ có giá sau khi NHNN hướng dẫn Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 quy định về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nghiên cứu, đề xuất trình NHNN cho phép AGRIBANK phát hành giấy tờ có giá dài hạn năm 2012 và các năm tiếp theo vì hiện nay hệ số an tồn tối thiểu của AGRIBANK đã đảm bảo theo quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN (ngày 20/5/2010) của NHNN, đến 31/3/2012 hệ số CAR là 9,52% (Theo quy định chỉ cần đạt 9%). Thường xuyên tổ chức các đợt phát hành giấy tờ có giá dự thưởng. Chỉ đạo chi nhánh chủ động trong việc áp dụng các sản phẩm HĐV trong đó có các sản phẩm HĐV liên quan đến phát hành giấy tờ có giá nhằm thu hút tiền nhàn dỗi trong các tầng lớp dân cư và các tổ chức; đề xuất với tài sản Có áp dụng những sản phẩm có cạnh tranh cao trên địa bàn song hiện nay hệ thống IPCAS chưa đáp ứng được. Xây dựng phương án và trình NHNN cho phép phát hành trái phiếu dài hạn (trong nước và quốc tế).

Như vậy, với việc triển khai từng bước cơ chế quản lý HĐV mới thì quyền tự chủ của các chi nhánh sẽ từng bước được phát huy, tự tính tốn hiệu quả HĐV, vấn đề thừa thiếu vốn trong kinh doanh của từng chi nhánh sẽ được xử lý thông qua hoạt động mua bán vốn giữa các chi nhánh với nhau trên cơ sở có sự dàn xếp và kiểm sốt của Ban Kế hoạch Nguồn vốn. Trong khi đó, Hội sở sẽ đứng ra xử lý vấn đề thanh khoản chung thông qua thị trường liên NH, OMO hay vay tái cấp vốn từ NHNN.

4.2.2. Giải pháp về cơ cấu nguồn vốn huy động

Thường xun phân tích quy mơ và cấu trúc nguồn vốn để biết được điểm mạnh, điểm yếu trong cơ cấu nguồn vốn, tìm ra được các giải pháp HĐV phù hợp với từng thời kỳ theo yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.

Đối với nguồn vốn khu vực nông nghiệp nông thôn, để giảm bớt chi phí

và tạo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, giai đoạn 2012-2015 AGRIBANK tăng cường HĐV tại chỗ để cho vay NoNT. Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội (mơ hình triển khai thành cơng ở Chi nhánh Nam Định)… thành lập các tổ tiết kiệm vay vốn, vừa hỗ trợ hoạt động TD vừa tham gia HĐV. Nghiên cứu tâm lý, nhu cầu, tập quán sinh hoạt của nơng dân, tính mùa vụ trong nơng nghiệp để đưa ra các sản phẩm HĐV đặc trưng cho NoNT, nông dân. Thời gian tới, AGRIBANK nên tiếp tục triển khai mơ hình HĐV này, bởi nó phù hợp với đối tượng KH mục tiêu của AGRIBANK, hơn nữa, nếu triển khai thành cơng mơ hình HĐV này sẽ giúp AGRIBANK tạo dựng các KH chiến lược trong hoạt động kinh doanh, cũng đồng thời điều này phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và kinh tế nơng thơn - đó là khuyến khích tính tiết kiệm của người dân các vùng nơng thơn. Tuy vậy, do nguồn tiền tiết kiệm của khu vực NoNT đa phần là nhỏ lẻ, phân tán nên chi phí huy động nguồn sẽ gia tăng nếu NH tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, hơn nữa, vấn đề mở rộng mạng lưới chi nhánh đến mức độ nào lại cũng bị gới hạn bởi qui định Thông tư

21/2013/TT-NHNN (ngày 9/9/2013) của NHNN. Từ nghiên cứu kinh nghiệm NH các nước như Indonesia và Philippines cho thấy rằng cách tốt nhất để phát huy hiệu quả của việc HĐV trong các vùng nông thôn là phải nghiên cứu để đưa ra các công cụ HĐV phù hợp với nhu cầu của người dân trên cơ sở bảo đảm người gửi tiền có lãi thực dương. Đồng thời, kỳ hạn gửi tiền cũng phải hết sức linh hoạt, từ không kỳ hạn, theo ngày, theo tuần… với hệ thống giấy tờ sổ sách ghi chép cũng phải đơn giản, bởi đa phần người dân các khu vực nơng thơn nước ta dân trí cịn bị hạn chế, nên sự phức tạp trong sổ sách chứng từ trở thành rào cản trong tiếp cận dịch vụ NH.

Đối với nguồn vốn khu vực đô thị, các vùng cạnh tranh cao cần nghiên

cứu để đưa ra chính sách HĐV phù hợp, đẩy mạnh hoạt động marketing để quảng bá các sản phẩm HĐV của AGRIBANK. Những năm qua, AGRIBANK rất chú trọng việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm HĐV phù hợp với các đối tượng KH ở từng địa bàn, bên cạnh đó, các hoạt động truyền thông quảng bá cũng được tăng cường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy vậy, hoạt động này cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao do cơng tác marketing cịn thiếu tính chun nghiệp và bị vơ hiệu hóa bởi hàng loạt các quảng cáo từ các TCTD khác trên cùng địa bàn hoạt động. Có lẽ biện pháp quan trọng hàng đầu là AGRIBANK cần chú trọng cung cấp các sản phẩm NH đa dạng đáp ứng nhu cầu của các KH mục tiêu mà NH cần hướng tới, từ đó đưa ra các sản phẩm “bán chéo” hay sản phẩm hỗ trợ, mở rộng hoạt động NH điện tử. Quan trọng hơn tất cả đó là phải chú ý đến lợi ích của người gửi tiền bởi mục tiêu của người gửi tiền là để tạo thu nhập, nhưng đồng thời họ cũng muốn có sự an tồn do vậy, tất cả các sản phẩm HĐV của NH đưa ra đều phải chú ý mức độ thu nhập và tiện ích của KH gửi tiền sẽ là thế nào và thông báo cơng khai cho KH biết. Cần chú trọng chính sách KH – đây là bài học từ Vietinbank và để làm tốt điều này thì AGRIBANK phải

hướng sự chăm sóc này vào các KH khu vực đô thị, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm “trọn gói” với lợi ích tối đa cho các KH này (sẽ tiếp tục được đề cập dưới đây).

Khai thác tối đa nguồn vốn rẻ, thời gian sử dụng lâu dài từ các định chế tài chính, tổ chức quốc tế, tạo mối quan hệ tốt với các Bộ ngành liên

quan, đặc biệt là NHNN, Bộ tài chính và các Bộ chủ quản trong quá trình tiếp cận, thu hút nguồn vốn. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, định chế tài chính trong và ngồi nước để khai thác các nguồn vốn nội, ngoại tệ trung dài hạn: Uỷ thác đầu tư, Vốn vay tài trợ thương mại, vốn phục vụ các dự án…. Khai thác các cơ hội làm uỷ thác cho vay và uỷ thác thanh toán các dự án do Nhà nước và các Tổ chức quốc tế tài trợ trong lĩnh vực xố đói, giảm nghèo, đầu tư cho NoNT và xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ động hợp tác kết nối thanh toán với các tổ chức, DN lớn, tăng cường hoạt động trên thị trường liên NH để thu để thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, các khoản đầu tư ngắn hạn của các TCTD khác dưới dạng tiền gửi và tiền vay.

Phát huy thế mạnh riêng có của hệ thống Agribank về mạng lưới rộng khắp, khả năng thanh tốn nhanh, trình độ áp dụng cơng nghệ NH hiện đại để đảm bảo phục vụ dự án tốt nhất, thuận lợi nhất. Hội sở chính xây dựng chiến lược và chính sách cụ thể nhằm thu hút nguồn vốn của các dự án đầu tư nước ngoài, các nguồn vốn (nguồn vốn OCR của ADB hoặc IBRD của WB) hoặc các dự án FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), hạn chế tối đa cạnh tranh nội bộ giữa các chi nhánh AGRIBANK thu hút nguồn tiền gửi ủy thác đầu tư, vốn phục vụ dự án, gây lãng phí cho tồn hệ thống.

Đối với nguồn vốn thị trường liên NH và vay vốn NHNN, Agribank sớm

ban hành quy định về tiền gửi, cho vay trên thị trường liên NH, quy định về chấm điểm, xếp hạng đối với các định chế tài chính để chuẩn hóa hoạt

động của AGRIBANK trên thị trường liên NH. Tăng cường công tác quản lý kế hoạch đối với chi nhánh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn ngoài kế hoạch; kiên quyết xử lý đối với các chi nhánh nhận vốn của TCTD, TCKT ẩn.

Sửa đổi quyết định số 1000/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 05/08/2010, do việc xếp hạng các định chế tài chính theo quy định này đã bộc lộ nhiều điểm khơng cịn phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường liên NH.

AGRIBANK cần xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm vay vốn NHNN gắn với việc hồn thiện quy trình, thủ tục vay vốn NHNN, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn gửi vốn, cho vay trên thị trường liên NH.

Để thúc đẩy hoạt động trading trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp, AGRIBANK sớm phê duyệt các quy chế cần thiết để trở thành thành viên của Hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt. Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho Sở Giao dịch về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu, trading (mua/bán) giấy tờ có giá trên thị trường thứ cấp nhằm mục tiêu sinh lời, nghiệp vụ cho vay cầm cố trái phiếu Chính phủ, repo trái phiếu...

Nguồn vốn tài trợ thương mại, kiện tồn hệ thống tổ chức, phân cơng

đơn vị đầu mối có chức năng khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại, ban hành quy trình vay tài trợ thương mại trong hệ thống AGRIBANK. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại và lập kế hoạch cho vay KH, phát huy hiệu quả nguồn vốn tránh tình trạng bị động (đưa ra kế hoạch sau khi thiếu vốn).

4.2.3. Giải pháp về sản phẩm huy động vốn

Đánh giá, phân loại SPDV HĐV hiện có của AGRIBANK trên thị trường (số lượng, hiệu quả, vướng mắc trong q trình triển khai sử dụng); những sản phẩm cịn thiếu, tổ chức thực hiện điều tra ý kiến KH, phân tích khả năng sinh lời của SPDV (xác định doanh thu, hiệu quả, vịng đời sản

phẩm) trên cơ sở đó đề xuất hạn chế hoặc loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả, phát triển các SPDV HĐV có khả năng sinh lời cao, chất lượng, có tính thương hiệu.

Thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn KH đưa ra các sản phẩm HĐV phù hợp với các đối tượng KH gửi tiền, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về LS, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn KH, đa dạng hóa và hồn thiện hệ thống danh mục sản phẩm HĐV, gia tăng tiện ích cho sản phẩm HĐV, bán chéo sản phẩm....

Xây dựng các gói SPDV kết hợp chặt chẽ giữa cho vay- thanh toán- HĐV và các dịch vụ tiện ích khác như mobile banking, internet banking.... Các gói SPDV phù hợp theo nhóm KH cá nhân (cán bộ viên chức, hưu trí, nơng dân, tiểu thương…), nhóm KH tổ chức (tổng cơng ty, tập đồn, DN vừa và nhỏ…).

Rà soát cẩm nang HĐV, phát triển dịch vụ mobile banking chỉnh sửa kịp thời phổ biến toàn hệ thống. Xây dựng phương pháp xác định doanh thu, chi phí, tính hiệu quả của sản phẩm HĐV mới có tính cạnh tranh cao. Ban hành quy trình đưa SPDV ra thị trường (đề suất ý tưởng, nghiên cứu, thăm dò nhu cầu, khảo sát thị trường, thiết kế sản phẩm, áp dụng công nghệ, tiếp thị và truyền thông, lựa chọn thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường, vận hành chỉnh sửa, quản lý, duy trì, đánh giá hàng tháng, hàng quý về số lượng giao dịch, KH sử dụng, doanh thu và chi phí, chất lượng và tính cạnh tranh, xác định kinh phí nghiên cứu phát triển sản phẩm).

4.2.4. Giải pháp quy trình thủ tục, chứng từ giao dịch trong hoạt động huy động vốn

Rà sốt lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Hoàn thiện quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm; chương trình cảnh báo; giám sát trên hệ thống về các giao dịch

tiền gửi, HĐV.

Rà sốt quy trình tất tốn sổ tiết kiệm đối với KH đăng ký gửi một nơi rút nhiều nơi, giản tiện thủ tục và thời gian đi lại cho KH, theo đó KH có thể tất tốn sổ tiết kiệm tại bất kỳ chi nhánh nào trong cùng hệ thống. Khi thực hiện tất toán khác chi nhánh, NH thực hiện đối chiếu với thông tin do chi nhánh gốc mở TK cập nhật (quét chữ ký, ảnh, thông tin KH, gọi điện đến chi nhánh gốc mở TK (ghi âm cuộc gọi) để kiểm tra, xác nhận (nếu cần…).

Đối với sản phẩm tiền gửi (tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi) dự thưởng: mã số dự thưởng của KH được thiết kế trong hệ thống in trực tiếp trên sổ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi dự thưởng từ hệ thống Corebank, NH lưu một bản, KH giữ một bản (đóng dấu chi nhánh nơi gửi tiền). Ngồi ra, nghiên cứu hình thức khuyến mại khác như quay số điện tử, thẻ cào trúng thưởng các NHTM khác thực hiện, để hấp dẫn KH, tiết kiệm chi phí quản lý phiếu dự thưởng và thời gian giao dịch.

Điều tra, khảo sát biểu phí, LS của các NHTM khác trên địa bàn, chủ động thường xuyên đề xuất điều chỉnh biểu phí và LS huy động phù hợp với điều kiện thị trường, đảm bảo cạnh tranh trên địa bàn và toàn quốc, thu hút KH.

4.2.5. Giải pháp về kênh phân phối

Với kênh phân phối truyền thống, đánh giá hoạt động HĐV trong thời

gian qua, từ đó có các giải pháp cơ cấu, sắp xếp lại để các chi nhánh, phòng giao dịch phát huy tiềm năng, HĐV hiệu quả hơn so với các chi nhánh/Phòng Giao dịch NHTM khác. Cơ cấu lại mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch tại địa bàn đơ thị theo Đề án tái cơ cấu, mở rộng mạng lưới giao dịch tại khu vực NoNT, quy định chuẩn hóa các điểm giao dịch, bảo đảm văn minh, thuận lợi cho KH, khai thác và kinh doanh hiệu quả.

Tập trung khai thác các đại lý/tổ nhóm trung gian trong HĐV, ngồi

Một phần của tài liệu 3_LATS_ Trinh The Cuong 6_2_2018 (2) (Trang 132 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w