Bối cảnh công nghệ

Một phần của tài liệu 1bf84497-f124-40f9-a204-82fda3163677_luanantiensing.quangtam (Trang 94 - 97)

Chương 4 : DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

4.2. Phân tích các điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

4.2.3. Bối cảnh công nghệ

Về năng lực công nghệ, theo thống kê của Vietcombank năm 2015 cho thấy trong số các ngân hàng tại Việt Nam triển khai dịch vụ NHĐT thì có đến 80% ngân hàng phát triển dịch vụ ở mức cơ bản (tra cứu số dư tài khoản, tra cứu thông tin ngân hàng, sao kê tài khoản hàng tháng, chuyển khoản trong và ngồi hệ thống, thanh tốn hóa đơn, tra cứu các thơng tin khác của ngân hàng) và chỉ có 20% ngân hàng đã thực hiện cung cấp các tính năng nâng cao cho khách hàng (chuyển tiền định kỳ, cá thể hóa người dùng, quản lý tài chính cá nhân trực tuyến, gửi tiết kiệm trực tuyến, vay trực tuyến, sử dụng dịch vụ thanh toán, thu hộ, trực tuyến, mua sắm trực tuyến với hàng hóa dịch vụ đa dạng tại các cổng thanh tốn). Bên cạnh đó, mức độ liên kết trong hoạt động thanh toán trực tuyến qua mạng internet và trên nền tảng di động giữa các bên tham gia là ngân hàng, đơn vị trung gian thanh tốn và doanh nghiệp chưa được sng sẻ mà chỉ mới dừng lại ở phạm vi các doanh nghiệp lớn có thế mạnh về thanh tốn trực tuyến.

Về an toàn và bảo mật, sự nhận thức về lợi ích và rủi ro của ngân hàng là nhân tố quan trọng đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng nói chung và dịch vụ NHĐT nói riêng. Trên cơ sở nhận thức về lợi ích và rủi ro, ngân hàng sẽ có những bước đi để thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm gia tăng lợi ích và hạn chế rủi ro.

Bảng 4.7. Các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Biện pháp 2016 2017

1. Triển khai các giải pháp an ninh, an tồn thơng tin

1.1. Tỷ lệ lắp đặt thiết bị tường lửa

Tại trung tâm dữ liệu chính 100,0 100,0

Biện pháp 2016 2017

1.2. Tỷ lệ triển khai giải pháp IPS/IDS

Tại trung tâm dữ liệu chính 96,6 90,6

Tại các chi nhánh, đơn vị trực thuộc 24,1 21,9

1.3. Tỷ lệ triển khai kiểm soát truy nhập Internet

Tại trung tâm dữ liệu chính 100,0 100,0

Tại các chi nhánh, đơn vị trực thuộc 44,8 50,0

1.4. Tỷ lệ triển khai bảo mật thư điện tử

Tại trung tâm dữ liệu chính 82,8 84,4

Tại các chi nhánh, đơn vị trực thuộc 41,4 50,0

1.5. Tỷ lệ cài đặt hệ thống phân tích, cảnh báo an tồn thơng tin (SOC)

Tại trung tâm dữ liệu chính 37,9 21,9

Tại các chi nhánh, đơn vị trực thuộc 3,4 3,1

1.6. Tỷ lệ cài đặt giải pháp phịng chống tấn cơng (APT)

Tại trung tâm dữ liệu chính 34,5 37,5

Tại các chi nhánh, đơn vị trực thuộc 3,4 18,8

2. Triển khai các giải pháp an toàn dữ liệu

Tỷ lệ cài đặt sử dụng trên tủ đĩa SAN 91,1 93,0

Tỷ lệ cài đặt sử dụng tại Trung tâm dự phòng thảm hoạ 84,0 84,5

Tỷ lệ sao lưu ra đĩa cứng 87,9 85,3

Tỷ lệ sao lưu ra băng từ 78,2 77,9

3. Tỷ lệ ngân hàng có trung tâm dự phịng thảm họa 93,1 93,8

4. Tỷ lệ ngân hàng đạt chứng chỉ về ATTT 27,6 43,8

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông (2018) Thống kê của Bộ Thông tin và

Truyền thông (2018) cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam đã mạnh dạn triển khai nhiều biện pháp đa dạng để đảm bảo an ninh, an tồn thơng tin trong hệ thống, đảm bảo dịch vụ NHĐT

được thực hiện an toàn và bảo vệ quyền lợi khách hàng. Mặc dù vậy, vẫn còn khoản 15% ngân hàng vẫn chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh, an tồn hệ thống.

Bảng 4.8. Tình hình triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin phục vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng

thương mại Việt Nam

2016 2017 1. Tỷ lệ ngân hàng đã triển khai Core banking 100,0 100,0

2. Tỷ lệ ngân hàng đã triển khai các ứng dụng cơ bản khác

Quản trị nguồn lực (ERP) 65,5 50,0

Hệ thống kho dữ liệu 62,1 59,4

Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) 48,3 53,1

Hệ thống hỗ trợ khách hàng 75,9 71,9

Quản lý rủi ro 65,5 59,4

Chữ ký số 79,3 81,3

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông (2018) Bên cạnh các số liệu thống kê

về tình hình đảm bảo an tồn, an ninh của các ngân hàng, tình hình triển khai ứng dụng CNTT để phục vụ dịch vụ NHĐT

tại các ngân hàng cũng cho thấy quyết tâm của phân lớn các ngân hàng thương mại để triển khai dịch vụ NHĐT. 100% ngân hàng đã triển khai Core banking và trên 50% đã triển khai các ứng dụng cơ bản phụ vụ các giao dịch NHĐT.

Tóm tắt Chương 4

Chương 4 đã phân tích cụ thể các điều kiện để phát triển dịch vụ NHĐT tại Việt Nam ở cả 3 khía cạnh mơi trường bên ngồi, bối cảnh tổ chức và bối cảnh công nghệ và Những thuận lợi, hạn chế trong môi trường bên ngồi, bối cảnh tổ chức và bối cảnh cơng nghệ đã được chỉ ra.

SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI SACOMBANK

Một phần của tài liệu 1bf84497-f124-40f9-a204-82fda3163677_luanantiensing.quangtam (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w