Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn (2) (Trang 94 - 96)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch

Việc xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi phải tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của ngành. Sự quản lý chặt chẽ, sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương, thực hiện các chiến lược phát triển du lịch một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các biện pháp chủ yếu để thực hiện là:

- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với các hoạt động du lịch như: bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý; xây dựng quy chế, quy trình làm việc phù hợp, cụ thể là các chủ trương, chính sách để mời gọi đầu tư;… Tiến hành cải cách hành chính, đơn giản các thủ tục thành lập, xây dựng dự án, thủ tục thuê đất, giao đất tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển du lịch của Tỉnh.

- Các quy hoạch phát triển du lịch, dự án kêu gọi đầu tư cần bám sát những định hướng chiến lược lớn của Tỉnh nhằm hướng các hoạt động đầu tư, phát triển du lịch theo định hướng chung.

- Đối với hoạt động kinh doanh, công tác quản lý cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt áp dụng rộng rãi hệ thống “tiêu chuẩn nghề” nhằm góp phần đảm bảo chất lượng du lịch. Để thực hiện nhiệm vụ này cần thành lập một số ban quản lý đối với các khu du lịch trọng điểm để rà soát, ban hành các quy định, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, về tổ chức hoạt động kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh an toàn cho du khách. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống “tiêu chuẩn nghiệp vụ” theo quy định, cần có các biện pháp chế tài hiệu quả đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong kinh doanh du lịch.

- Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị kinh doanh du lịch không chấp hành đúng theo quy định của nhà nước, địa phương và quy chế của ngành. Khắc phục tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh trong kinh doanh du lịch.

- Tăng cường hoạt động của hiệp hội du lịch để làm tốt vai trò cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, đồng thời là cầu nối để các doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế. Thành lập các chi hội du lịch để thống nhất các biện pháp nhằm quản lý giá cả, dịch vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong quá trình quản lý du lịch như: công an, quản lý thị trường, môi trường, y tế,… Tăng cường phối hợp hành động liên ngành trong việc thực hiện quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân Tỉnh nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch, đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sơ hạ tầng, khống chế ngăn ngừa dịch bệnh,...

Một phần của tài liệu Luận văn (2) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w