3.3 Các kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới thương mại phát triển
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
Ngoài những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới thương mại đã nêu ở trên, Nhà nước Việt Nam nên tiến hành những giải pháp sau đây để phát triển hoạt động môi giới thương mại trong thời gian tới:
3.3.1.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động môi giới thương mại
Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại trong các lĩnh vực khác nhau chưa đăng kí với cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến Nhà nước bị thất thu một khoản thuế lớn61. Không những thế, đội ngũ nhân lực mơi giới thương mại cịn có những tổ chức, cá nhân yếu về chun mơn và khả năng tài chính, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, gây ra các sai phạm làm thiệt hại quyền lợi của khách hàng.
Do đó, Nhà nước cần quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động môi giới thương mại thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước về mơi giới thương mại nói riêng và trung gian thương mại nói chung.
3.3.1.2 Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các hội thảo về pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về hoạt động mơi giới thương mại nói riêng
Để hoạt động mơi giới thương mại diễn ra lành mạnh và nhanh chóng đạt đến trình độ chuyên nghiệp, các chủ thể tham gia vào quan hệ mơi giới thương mại cần có sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật.
Từ khi Luật thương mại Việt Nam năm 2005 có hiệu lực đến nay, thời gian mới được ba năm. Do đó, khơng thể tránh khỏi sự thiếu sót các văn bản dưới Luật hướng dẫn về hoạt động mơi giới thương mại, cũng như đang có nhiều điểm quy
61Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực
định không hợp lý, chồng chéo giữa Luật thương mại và các luật chuyên ngành. Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động mơi giới thương mại nên tổ chức các khóa đào tạo, các buổi hội thảo nhằm hướng dẫn cho các chủ thể tham gia hoạt động MGTM về những quy định của pháp luật đối với hoạt động này. Giải pháp này sẽ giúp các chủ thể biết cách áp dụng những quy định pháp luật sao cho đúng đắn, hợp lí. Đồng thời, thơng qua những ý kiến thảo luận của các chủ thể, chúng ta tìm được những điểm chưa hợp lý hoặc thiết sót trong hệ thống pháp luật và cách thức sửa đổi, bổ sung, làm cho hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn.
3.3.1.3 Tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin về hoạt động môi giới thương mại ở Việt Nam
Việc cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới ở Việt Nam hiện nay cịn thiếu và yếu. Cơng việc này chủ yếu được thực hiện bởi các Hiệp hội ngành hàng, Cục xúc tiến thương mại, Bộ Cơng Thương, Phịng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tham tán thương mại ở các nước62.
Các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp có mối quan hệ rất chặt chẽ. Hiệp hội là nơi gắn kết các doanh nghiệp với nhau, là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Hiệp hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật, đồng thời hỗ trợ, định hướng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Trong lĩnh vực môi giới thương mại hiện nay, số lượng các hiệp hội được thành lập chưa nhiều. Nhà nước cần thúc đẩy sự thành lập của các hiệp hội, cải thiện chất lượng hoạt động của các hiệp hội, sao cho cho các hiệp hội thực hiện tốt chức năng quan trọng của mình là cung cấp thơng tin về các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mơi giới nói riêng và các lĩnh vực có liên quan nói chung.
62Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực
Tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin qua các hiệp hội là nhằm mục đích xây dựng hệ thống thơng tin minh bạch cho thị trường Việt Nam. Các hiệp hội phát triển vững mạnh, có cơ sở dữ liệu phong phú, cơng khai sẽ giúp các chủ thể trong nền kinh tế tiếp cận được với nguồn thông tin đa dạng, đáng tin cậy, trên cơ sở đó mà ra quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của mình.
3.3.1.4 Đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền pháp luật về hoạt