Vai Trò Đối Với Vùng Đồng Bằng VàTrung Du Bắc Bộ:

Một phần của tài liệu Vườn Quốc Gia Tam Đảo pot (Trang 25 - 30)

V – AI TRÒ CỦA RỪNG QUỐC GIA TAM ĐẢO:

A Vai Trò Đối Với Vùng Đồng Bằng VàTrung Du Bắc Bộ:

Vườn Quốc gia Tam Đảo bao gồm toàn bộ diện tích dãy núi Tam Đảo, là phần kéo dài của hệ núi phía Bắc và Tây bắc Bắc Bộ đi sâu vào vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Toàn bộ phần phía tây – nam, phía nam và phía đông Vườn Quốc gia được bao quanh bởi vùng đồng bắng, đồi trung du thuộc các tỉnh nằm ở phía bắc đồng bằng Bắc bộ như Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nội. Với vị trí như thế, dãy núi Tam Đảo đã được đồng bằng và đồi núi trung du tách ra khỏi các hệ núi cao ở Tây Bắc và các tỉnh phía bắc, trở thành hòn đảo cao nằm giữa đồng bằng.

Đặc điểm này làm cho hệ động, thực vật VQG Tam Đảo giầu loài đặc hữu hơn các nơi khác, và VQG có giới hạn tự nhiên mà các loài động vật không vượt qua để chạy đi nơi khác được. Còn đối với các vùng đồng bằng xung quanh, VQG Tam Đảo nằm trên dãy núi cao hùng vĩ, đến gần 1600m trên mực nước biển, và hệ sinh thái rừng tự nhiên rộng đến 21.982 ha, chia sẻ các dịch vụ hệ sinh thái cho cộng đồng ở địa phương cũng như các vùng xung quanh, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết như điều tiết khí hậu, điều tiết dịch bệnh, điểu tiết lũ lụt, phân hủy độc tố trong môi trường (làm sạch nguồn nước).

B – Vai Trò Bảo Tồn Sinh Học:

Là vườn quốc gia rộng (36.883 ha) nằm trên độ cao 400-1590m cách li với cá vùng núi cao lân cận, có địa hình phân hóa phức tạp, nhiều sinh cảnh đa dạng và đặc sắc, Vườn Quốc gia Tam Đảo là môi trường sinh sống tự nhiên của hàng ngàn loài động, thực vật đã biết và còn rất nhiều loài, thậm chí là nhiều nhóm chưa biết hoặc chưa được cập nhật. Đối với bảo tồn đa dạng sinh học,Vườn quốc gia Tam Đảo có vai trò quan trọng xuất phát từ những lợi thế to lớn của nó đối với đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. Đó là:

- Có giá trị đa dạng sinh học cao: đã biết gần 2500 loài động, thực vật; trong đó có 116 loài có giá trị bảo tồn và 84 loài đặc hữu. Một số nhóm như thú, lưỡng cư và bò sát tỷ lệ loài quý hiếm (có giá trị bảo tồn và đặc hữu) rất cao (Thú 42,8%), Lưỡng

25

Hoa Đỗ Quyên: Loài cây này đang được trồng rộng rãi ở Tam Đảo. Với mong muốn

cư (25,0%), Bò sát (20,8%). Số lượng các loài rất nguy cấp (E) cao, tới 14 loài, trong đó có đến 5 loài thú lớn, 1 loài chim (Gà lôi lông trắng) là những loài nhạy cảm nhất trong công tác bảo tồn hiên nay. Tính cấp thiết của các hoạt động bảo tồn đối với các nhóm này (thú, bò sát, lưỡng cư) là rất cao vì chúng đang phải đối mặt với nạn săn bắt trái phép để phục vụ cho du lịch. Một số loài thú lớn nguy cấp đã bị coi là tuyệt chủng trong VQG Tam Đảo trong những năm gần đây như Voọc mũi hếch, hổ, báo hoa mai, báo gấm, sói đỏ, và rái cá thường

- Có nguồn gen của các loài thân thuộc với cây trồng: Đó là Chè Shan hoang dại và tập đoàn các loài Trà hoa vàng. Bảo vệ các loài này trong trạng thái hoang dại cũng là bảo vệ nguồn

gen quý cho phát triển nông, lâm nghiệp trong tương lai, nguyên liệu quý cho phát triển công nghệ sinh học và cho nền nông nghiệp kỹ thuật cao sau này.

- Có sinh cảnh đa dạng: Sinh cảnh là môi trường sống tự nhiên của sinh vật, khi sinh cảnh càng đa dạng thì số loài sinh vật có thể tồn tại tự nhiên, hoang dã trong vùng càng nhiều. Mặt khác trong mỗi sinh cảnh thường có nhiều loài cùng chung sống, tồn tại mạng lưới các quan hệ sinh học chằng chịt (hội sinh, cộng sinh, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn) điều chỉnh số lượng quần thể loài của chúng và tạo cơ hội bền vững cho chúng cùng sống sót.

C- Vai Trò Đối Với Môi Trường:

o Điều tiết nguồn nước và cân bằng nước:

Dãy núi Tam Đảo là một đơn vị lãnh thổ có cả các yếu tố hội tụ và các yếu tố phát tán các nhân tố môi trường với các vùng lân cận và toàn bộ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đặc biệt là các nhân tố tham gia và khép kín vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên (đưa vào đây sơ đồ vòng tuần hoàn nứớc). Các yếu tố hội tụ đó là sự phân hóa theo độ cao của dãy núi Tam Đảo, hướng chắn gió làm hội tụ mây, gây mưa tạo ra lượng mưa lớn trên vùng lãnh thổ này. Yếu tố phát tán là khả năng dự trũ, phân chia lượng mưa vào hai dạng nước ngầm, nước bề mặt và hệ thống thủy văn phong phú tham gia vào việc điều tiết, vận chuyển lượng nước thiên nhiên đó đến các vùng lân cận phục vụ cho đời sống, sản xuất và ra đến tận biển đông.

o Phân hóa khí hu, to ra các tiu vùng khí hu khác nhau:

Nằm trong vùng khí hậu gió mùa, khí hậu thay đổi rất nhanh và lệ thuộc chặt chẽ vào gió mùa; hướng gió và hướng các địa hình chắn gió có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu. Do hướng chủ đạo của dãy Tam Đảo là tây-bắc – đông-nam, sườn đông là sườn đón gió mùa đông-bắc và gió đông từ biển thổi vào còn sườn tây là sườn bị che khuất, đã tạo nên sự khác biệt giữa sườn đông và vùng đồng bằng kế cận (Đại Từ, Thái Nguyên) với sườn tây và vùng đồng bằng thuộc hai tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc trong một loạt các chỉ tiêu khí hậu.

Các chỉ số về nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao trung bình, nhiệt độ tối thấp trung bình) và yếu tố liên quan đến nhiệt độ (lượng bốc hơi nước) ở sườn đông (Trạm Đại Từ) đều thấp hơn so với sườn tây (các trạm Tuyên Quang và Vĩnh Yên), ngược lại các chỉ số về mưa ẩm lại cao hơn sườn tây. Đây là kết quả tác động của gió mùa đông bắc, một thứ gió lạnh, ẩm, mang nhiều hơi nước thổi vào mùa thu-

Gió đất (Balanophora fungosa)

đông, khi gặp dãy núi Tam Đảo nó để lại mưa ở sườn đông (sườn đón gió ) nhiều hơn, khi đi qua đỉnh sang sườn tây do lượng hơi nước đã giảm nên mưa nhỏ hợn có khi không mưa, còn gió do đã nhận được nhiệt độ từ khối núi và thảm thực vật nên ấm hơn so với lúc nó gặp sườn đông.

Như vậy dãy Tam Đảo như một bức bình phong chắn gió đã tạo ra hai tiểu vùn khí hậu trong vùng đồng bằng chân núi, khác biệt khá rõ ràng: tiểu vùng phía đông (sườn đông) rét và mưa nhiều hơn, trong khi đó tiểu vùng phía tây thì ấm và khô hơn (ít mưa hơn).

Tương tự như vậy, trong mỗi một tiểu vùng, hướng của các dông nhánh núi hợp vào hướng chính của dãy Tam Đảo cũng có thể tạo ra sự khác nhau giữa hai sườn đó và phát sinh các vi tiểu vùng khí hậu nhỏ hơn. Sự phân hóa chế độ nhiệt theo đai cao cũng làm đa dạng hơn sự phân hóa khí hậu.

VI – HIỆN TRẠNG:

Hiện này VQG Tam Đảo còn giữ gần như nguyên vẹn rừng hiện có và đươc trồng thêm rất nhiều. Nhưng hiện nay tình trạng khia thác quặng thiếc đang diễn ra người dân lấy đi tài nguyên quốc gia, phá huỷ môi trường, triệt hạ cây cối...

Nguy cơ cháy rừng ở Tam Đảo là rất lớn, vì độ dốc và đường núi hiểm trở làm cản trở đến việc chữa cháy. Dù

Năm 2006 có một dự án đầy tiềm năng là khu du lịch Tam Đảo 2; điều kiện thích hợp cho du lịch do Tam Đảo 2 thuộc vùng đất tương đối bằng phẳng so với các vùng xung quanh, gồm các đồi thưa có độ cao chênh lệch không lớn 20-30m, tạo nên từ lòng chảo án ngữ bởi các đỉnh núi cao của dãy Tam Đảo, có điều kiện tự nhiên và khí hậu tương tự như Tam Đảo 1, mát mẻ quanh năm, rất thích hợp cho du lịch sinh thái. Nhưng vấp phải ý kiếm của một số nhà khoa học, ảnh hưởng lướn đến khí hậu và môi trường nơi này. Nên dự án bị trì hoãn khá lâu…

VII – CÁC GIẢI PHÁP:

Dự án Quản lý Vườn Quốc gia Tam Đải và Vùng đệm (TDMP) được bắt đầu năm 2003, với sự tham gia của Bộ NN và PTNT, các chính quyền địa phương của ba vùng đệm thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang và các tổ chức hợp tác phát triển Đức như GTZ, CIM và DED. Mục tiêu của dự án là xác định các vấn đề chính ảnh hưởng đến bảo tồn các khu rừng như khai thác gỗ, săn bắn thú

rừng, tìm kiếm các loại thực vật và côn trùng quý hiếm cũng như khai thác mỏ phi pháp.

Từ tháng 11/2005, Tổ chức Dịch vụ Phát triển Đức (DED) đã tham gia thực hiện các mục tiêu của dự án thông qua các hoạt động phát triển sinh kế cho người dân địa phương, phục hồi rừng, phát triển các hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.Nhằm nâng cao ý thức của trẻ em và thanh thiếu niên về bảo vệ nguồn thực và động vật của Vườn Quốc gia, Văn phòng Quản lý Rừng Quốc gia đã thành lập trung tâm thông tin về rừng và tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên cho nhân viên và các cơ quan tại địa phương. Ngoài ra, một con đường mòn dẫn đến hồ bắc qua các con suối và sông cũng đã được xây dựng để

thu hút khách du lịch.

Người dân trong các làng thuộc vùng đệm đều được lợi từ hoạt động của dự án như làm găng tay nấu ăn và sấy chè, các thiết bị ga sinh học, giới thiệu các loại gia súc, cây lương thực và các loại cây mới. Việc hỗ trợ nâng cao sinh kế và sử dụng ga sinh học nhằm mục đích giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ rừng như gỗ, cây thuốc và măng tre của người dân địa phương.

Các hoạt động hiện nay của chuyên gia DED tập trung vào phục hồi rừng, đặc biệt là khu vực chân núi Tam Đảo. Các khu vực chân núi này không có bóng dáng của loài hoang dã nào mà hầu hết là các khu vực rừng đã bị suy giảm hoặc đang trồng các loại cây gỗ công nghiệp như keo, bạch đàn và thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Năm 2006, chuyên gia DED đã hỗ trợ nâng cao nhận thức để khôi phục lại khu vực rừng bị suy giảm này. Trong những năm tiếp theo, hoa quả và hạt giống của hơn một trăm loài cây tự nhiên đã được thu mua lại từ người dân địa phương. Một số loài rất quý hiếm và có giá trị hoặc đóng vai trò quan trọng đối với các loài chim và động vật trong rừng. Các vườn ươm tư nhân đã ký hợp đồng để gieo mầm và chăm bón các hạt giống.

Một khu vực rừng tương đối lớn bị cháy năm 2006 được chọn là một trong những khu vực gieo trồng. Hiện nay, các giống cây này phát triển khá tốt. Hy vọng rằng với việc bảo vệ và chăm sóc thường xuyên, khu vực này sẽ phát triển thành rừng xanh tốt trong vài năm tới.

Gần đây (2004) VQG cũng đã chủ động lập Dự án xây dựng - phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại VQG Tam Đảo, thực thi trong giai đoạn 2005 - 2010. Sự chủ động này là cách làm tốt để Du lịch sinh thái hoạt động theo đúng ý

nghĩa của nó, phù hợp với các luật bảo tồn và luật du lịch. Cơ quan này cũng đặt vấn đề liên doanh liên kết để phát triển du lịch sinh thái. Có lẽ chỉ bằng cách như vậy thì sự phát triển du lịch sinh thái mới thực chất và mới có thể phát triển bền vũng.

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo: - FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo - Trần Ninh, 2005: Bảo tồn nguồn gen một số loài động thực vật quý hiếm ở Vườn Quốc gia Tam Đảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và du lịch sinh thái - Lê Vũ Khôi 2006: Khu hệ Bò sát, đánh giá những giá trị bảo tồn tại Khu vực Tam Đảo 2 - TS. Trần Đình Nghĩa 2007 – Báo cáo Vườn Quốc Gia Tam Đảo. - Đặng Trung Thuận 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2 - http://www.vncreatures.net/introduction.php - http://vietbao.vn/ - http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Tam_%C4%90%E1%BA %A3o - http://www.tamdaonp.com.vn/ Mục Lục: I – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: ………..2

II – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHIỆM VỤ VQG TAM ĐẢO :.…3 A – Lược Sử:……….3

B – Nhiệm Vụ:………..…………4

III – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:………….……….5

A – Địa Hình:………5 B – Địa Chất:………6 C – Khí Hậu:……….…7 D – Thủy Văn:………..8 IV – ĐA DẠNG SINH HỌC:………...10 A – Động Vật Xương Sống:………10

A.1 – Lưỡng Cư:………10

A.2 – Bò Sát:………..13 A.3 – Chim:………14 A.4 – Thú:………..15 B – Côn Trùng:………...18 C – Thực Vật:………..20 29

V – VAI TRÒ CỦA RỪNG QUỐC GIA TAM ĐẢO:………..23

A – Vai Trò Đối Với Vùng Đồng Bằng VàTrung Du Bắc Bộ:………23

B – Vai Trò Bảo Tồn Sinh Học:…………...……….……23

C - Vai Trò Đối Với Môi Trường:……….24

VI – HIỆN TRẠNG:………25

VII – CÁC GIẢI PHÁP:……….25

Tài Liệu Tham Khảo:………25 Bài này bạn nào ở trong trường CD Tài Nguyên và Môi Trường

Một phần của tài liệu Vườn Quốc Gia Tam Đảo pot (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w