Dự án Quản lý Vườn Quốc gia Tam Đải và Vùng đệm (TDMP) được bắt đầu năm 2003, với sự tham gia của Bộ NN và PTNT, các chính quyền địa phương của ba vùng đệm thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang và các tổ chức hợp tác phát triển Đức như GTZ, CIM và DED. Mục tiêu của dự án là xác định các vấn đề chính ảnh hưởng đến bảo tồn các khu rừng như khai thác gỗ, săn bắn thú
rừng, tìm kiếm các loại thực vật và côn trùng quý hiếm cũng như khai thác mỏ phi pháp.
Từ tháng 11/2005, Tổ chức Dịch vụ Phát triển Đức (DED) đã tham gia thực hiện các mục tiêu của dự án thông qua các hoạt động phát triển sinh kế cho người dân địa phương, phục hồi rừng, phát triển các hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.Nhằm nâng cao ý thức của trẻ em và thanh thiếu niên về bảo vệ nguồn thực và động vật của Vườn Quốc gia, Văn phòng Quản lý Rừng Quốc gia đã thành lập trung tâm thông tin về rừng và tổ chức các khóa đào tạo thường xuyên cho nhân viên và các cơ quan tại địa phương. Ngoài ra, một con đường mòn dẫn đến hồ bắc qua các con suối và sông cũng đã được xây dựng để
thu hút khách du lịch.
Người dân trong các làng thuộc vùng đệm đều được lợi từ hoạt động của dự án như làm găng tay nấu ăn và sấy chè, các thiết bị ga sinh học, giới thiệu các loại gia súc, cây lương thực và các loại cây mới. Việc hỗ trợ nâng cao sinh kế và sử dụng ga sinh học nhằm mục đích giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ rừng như gỗ, cây thuốc và măng tre của người dân địa phương.
Các hoạt động hiện nay của chuyên gia DED tập trung vào phục hồi rừng, đặc biệt là khu vực chân núi Tam Đảo. Các khu vực chân núi này không có bóng dáng của loài hoang dã nào mà hầu hết là các khu vực rừng đã bị suy giảm hoặc đang trồng các loại cây gỗ công nghiệp như keo, bạch đàn và thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Năm 2006, chuyên gia DED đã hỗ trợ nâng cao nhận thức để khôi phục lại khu vực rừng bị suy giảm này. Trong những năm tiếp theo, hoa quả và hạt giống của hơn một trăm loài cây tự nhiên đã được thu mua lại từ người dân địa phương. Một số loài rất quý hiếm và có giá trị hoặc đóng vai trò quan trọng đối với các loài chim và động vật trong rừng. Các vườn ươm tư nhân đã ký hợp đồng để gieo mầm và chăm bón các hạt giống.
Một khu vực rừng tương đối lớn bị cháy năm 2006 được chọn là một trong những khu vực gieo trồng. Hiện nay, các giống cây này phát triển khá tốt. Hy vọng rằng với việc bảo vệ và chăm sóc thường xuyên, khu vực này sẽ phát triển thành rừng xanh tốt trong vài năm tới.
Gần đây (2004) VQG cũng đã chủ động lập Dự án xây dựng - phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại VQG Tam Đảo, thực thi trong giai đoạn 2005 - 2010. Sự chủ động này là cách làm tốt để Du lịch sinh thái hoạt động theo đúng ý
nghĩa của nó, phù hợp với các luật bảo tồn và luật du lịch. Cơ quan này cũng đặt vấn đề liên doanh liên kết để phát triển du lịch sinh thái. Có lẽ chỉ bằng cách như vậy thì sự phát triển du lịch sinh thái mới thực chất và mới có thể phát triển bền vũng.
--- HẾT ---
Tài liệu tham khảo: - FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo - Trần Ninh, 2005: Bảo tồn nguồn gen một số loài động thực vật quý hiếm ở Vườn Quốc gia Tam Đảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và du lịch sinh thái - Lê Vũ Khôi 2006: Khu hệ Bò sát, đánh giá những giá trị bảo tồn tại Khu vực Tam Đảo 2 - TS. Trần Đình Nghĩa 2007 – Báo cáo Vườn Quốc Gia Tam Đảo. - Đặng Trung Thuận 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2 - http://www.vncreatures.net/introduction.php - http://vietbao.vn/ - http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Tam_%C4%90%E1%BA %A3o - http://www.tamdaonp.com.vn/ Mục Lục: I – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: ………..2
II – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHIỆM VỤ VQG TAM ĐẢO :.…3 A – Lược Sử:……….3
B – Nhiệm Vụ:………..…………4
III – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:………….……….5
A – Địa Hình:………5 B – Địa Chất:………6 C – Khí Hậu:……….…7 D – Thủy Văn:………..8 IV – ĐA DẠNG SINH HỌC:………...10 A – Động Vật Xương Sống:………10
A.1 – Lưỡng Cư:………10
A.2 – Bò Sát:………..13 A.3 – Chim:………14 A.4 – Thú:………..15 B – Côn Trùng:………...18 C – Thực Vật:………..20 29
V – VAI TRÒ CỦA RỪNG QUỐC GIA TAM ĐẢO:………..23
A – Vai Trò Đối Với Vùng Đồng Bằng VàTrung Du Bắc Bộ:………23
B – Vai Trò Bảo Tồn Sinh Học:…………...……….……23
C - Vai Trò Đối Với Môi Trường:……….24
VI – HIỆN TRẠNG:………25
VII – CÁC GIẢI PHÁP:……….25
Tài Liệu Tham Khảo:………25 Bài này bạn nào ở trong trường CD Tài Nguyên và Môi Trường