VI. Nhà nước sử dụng công cụ thanh tra tài chính, kiểm tốn và chế độ kế toán trong quản lý nền kinh tế thị trường.
7/ Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
Phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên hệ thống kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý của Nhà nước.
Trong thực tế tổ chức và quản lý đối với nền kinh tế, Nhà nước có thể và cần phải thực hiện các biện pháp chủ yếu, đó là: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục thuyết phục.
1. Phương pháp hành chính
1.1. Khái niệm
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thơng qua các quyết định dứt khốt có tính bắt buộc trong khn khổ luật pháp lên các chủ thể kinh tế, nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước trong những tình huống nhất định.
1.2. Đặc điểm
Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực.
- Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, các doanh nhân...) phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.
- Tính quyền lực địi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng thẩm quyền của mình.
Thực chất của phương pháp này là sử dụng quyền lực Nhà nước để tạo sự phục tùng của đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, doanh nhân...) trong hoạt động và quản lý của Nhà nước.
1.3 Hướng tác động
- Tác động về mặt tổ chức: Nhà nước xây dựng và khơng ngừng hồn thiện khung pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào hoạt động của nền kinh tế. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mặt tổ chức
hoạt động của các chủ thể kinh tế và những quy định thuộc về thủ tục hành chính buộc tất cả những chủ thế từ cơ quan nhà nước đề doanh nghiệp phải tuân thủ.
- Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các chủ thể kinh tế là những tác động mang tính bắt buộc của Nhà nước lên q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu quản lý của Nhà nước.
1.4. Trường hợp áp dụng phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính được dùng để điều chỉnh các hành vi mà hậu quả của nó có thể gây ra thiệt hại cho cộng đồng, cho Nhà nước. Trong trương hợp những hành vi này diễn ra khác với ý muốn của Nhà nước phải sử dụng phương pháp cưỡng chế để ngay
lập tức đưa hành vi đó tuân theo một chiều hướng nhất định, trong khn khổ chính sách, pháp luật về kinh tế. Chẳng hạn, những đơn vị nào sản xuất hàng nhái, hàng giả bị Nhà nước phát hiện sẽ phải chịu xử phạt hành chính như: đình chỉ sản xuất kinh doanh, nộp phạt, tịch thu tài sản...
2. Phương pháp kinh tế
2.1. Khái niệm
Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn lên đối tượng quản lý tự giác chủ động quản lý nhằm làm cho các đối tượng quản lý tự giác chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2. Đặc điểm
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động lên đối tượng quản lý khơng bằng cưỡng chế hành chính mà bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ. có thể thấy đay là phương pháp quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Phương pháp này mở rộng quyền hành động cho các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.
CÂU 8: Trình bày nguyên nhân vì sao Quốc hội thơng qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, với những lý do sau:
- Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, các thành phần, chủ thể kinh tế ngày càng tăng lên và chủ yếu hướng theo lợi nhuận bởi sự chi
phối của quy luật giá trị cho nên việc sử dụng tài sản, tài nguyên, lao động của nhiều cơ sở không hợp lý, lợi dụng cơ chế để trục lợi cá nhân dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Một bộ phận khơng có ý thức tiết kiệm, khơng coi trọng lợi ích của nhà nước, của tập thể nên việc sử dụng tiền của, tài sản của nhà nước một cách vơ cùng lãng phí, thậm chí tham ơ, tham nhũng để làm giàu bất chính gây thiệt hại cho nhà nước và xã hội.
- Tiết kiệm được xác định là quốc sách để phát triển kinh tế của đất nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước. Vì Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách
nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta có hạn, nguồn ngân sách nhà nước chưa đủ để chi dùng cho đầu tư phát triển và chi tiêu thường xuyên nên chúng ta phải tiết kiện trong sản xuất và tiêu dùng để tránh lãng phí. Có thể hiểu lãng phí là: việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên
không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định. - Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí điều chỉnh việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên; trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
CÂU 7: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải tuân thủ các nguyên tắc sau :
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và được thể chế hố bằng pháp luật.
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định của pháp luật.
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức; trên cơ sở phân cấp quản lý đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
+ Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và công khai.
II/ Pháp lệnh cán bộ, công chức và Tổ chức bộ máy ngành thuế