Đơn vị: %
2000 2002 2005 2006 2007 2008
Công nghiệp - Xây dựng 100 100 100 100 100 100
Công nghiệp khai thác 8 6,2 6,1 5,8 5,4 5
Công nghiệp chế biến 67,9 66 66,7 67 65,9 65
Sửa chữa điện 1,9 1,8 1,6 1,8 2 1,9
Nguồn: Tổng cục thống kê. Ta thấy, phần lớn lao động công nghiệp trong vùng là lao động trong ngành công nghiệp chế biến. Số lượng lao động và tỷ trọng lao động công nghiệp chế biến tăng trong suốt thời kỳ này. Năm 2000 lao động công nghiệp chế biến là 859.095 người, đến năm 2005 đã là 1.477.855 người, và đến năm 2008 là 1.899.541 người. Như vậy bình quân mỗi năm tăng 130.005 người, tương đương với 15,1%.
Bên cạnh đó, tuy số lượng lao động trong ngành công nghiệp khai thác vẫn tăng hàng năm nhưng tỷ trọng lao động trong khu vực này ngày càng giảm. Năm 2000 tỷ trọng lao động trong ngành này là 8%, đến năm 2008 chỉ còn 5%. Sở dĩ lao động trong ngành này tăng là do một số tỉnh trong vùng có lợi thế khai thác tài nguyên khoáng sản phục vụ cho phát triển kinh tế, như Quảng Ninh, Ninh Bình.
Lao động trong ngành xây dựng có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2000, lao động ngành xây dựng là 280.195 người, đến năm 2005 là 563.173 người, năm 2008 là 821.107 người, bình quân mỗi năm tăng 67.614 người – tương đương với mức tăng 24%/năm.
Như vậy, trong nhóm ngành cơng nghiệp, lao động nhóm ngành cơng nghiệp chế biến và xây dựng có xu hướng tăng, tỷ trọng lao động trong khu vực khai thác có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên sự thay đổi của ngành cơng nghiệp chế biến cịn phức tạp. Trong mấy năm gần đây tỷ trọng lao động cơng nghiệp chế biến có xu hướng giảm. Do đó, q trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành cơng nghiệp cịn chưa thực sự hợp lý. Bởi một trong những dấu hiệu của chuyển dịch hợp lý và tiến bộ là tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp chế biến tăng theo thời gian.
2.2.2.3 Ngành Dịch vụ