Chính sách về di dân, xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 49)

2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian

2.2.5.6 Chính sách về di dân, xuất khẩu lao động

Nhóm chính sách về di dân, xuất khẩu lao động: Về vấn đề di cư, quan điểm của Chính phủ ta khá rõ ràng, được thể hiện qua Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Một số chính sách về di dân gần đây nhất thể hiện trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1900/2003/QĐ-TTG ngày 16/09/2003 về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010. Mục tiêu của chính sách này là bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết nhằm khai thác tiềm năng lao động, đất đai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện xóa đói giảm nghèo, hạn chế thấp nhất tình trạng di dân tự do. Các chính sách di dân và hỗ trợ di dân như trên có tác dụng phân bố lại lực lượng lao động ở một mức độ nhất định và chủ yếu là ảnh hưởng đến luồng di cư từ nông thôn tới nông thôn ở các vùng, miền khác nhau.

Cùng với quá trình CNH – HĐH, q trình đơ thị hóa cũng thu nạp thêm đáng kể một phần lực lượng lao động di cư từ nông thôn, nhất là trong một số công việc khơng địi hỏi kỹ năng lao động cao. Các chính sách về phát triển đơ thị vì thế cũng có ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thơn. Chính sách hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các đơ thị lớn có vai trị là trung tâm, trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của vùng ngoài việc làm thay đổi cơ cấu việc làm của chính vùng đó cịn có tác dụng lan tỏa thơng qua lao động di cư đến các vùng phụ cận.

Trong hợp tác và phân công lao động quốc tế, gần đây lao động của Việt Nam đi xuất khẩu ở nước ngồi ngày càng đơng, góp phần vào giải quyết việc làm và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho họ. Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy

định những vấn đề về công tác xuất khẩu lao động. Về mặt Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã có những hoạt động nhằm mở mang, tìm kiếm thị trường lao động ở nước ngoài. Xúc tiến xuất khẩu lao động, hỗ trợ các thủ tục kể cả cho vay ưu đãi… đã giúp người lao động kể cả nông dân nghèo tham gia tốt hơn vào thị trường lao động thế giới.

2.2.5.7 Chính sách về phát triển cơng nghiệp nơng thơn.

Các chính sách về phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH và ĐTH có tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Tốc độ CNH – HĐH và ĐTH tăng lên làm cho nhu cầu lao động ở các khu công nghiệp tăng lên, là lực hút quan trọng kéo lao động ra khỏi khu vực nông thơn.

Các chính sách về phát triển doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và các vùng phụ cận giúp thu hút một lực lượng đáng kể lao động nông thôn. Đi kèm với việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích phát triển hạ tầng, an ninh, phát triển đơ thị, Nhà nước cũng có các chính sách hỗ trợ cho người dân bị mất đất, giúp họ đến mức cao nhất khả năng tìm được nguồn sinh kế mới. Các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng CNH – HĐH đã thu hút được một lượng lớn nguồn lực cho phát triển nông nghiệp theo chiều sâu và mở rộng các hoạt động phi nơng nghiệp, qua đó tạo cơ sở chuyển dịch và phân công lại lao động ở nơng thơn. Các chính sách phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp giúp cho việc khôi phục các làng nghề truyền thống, hình thành một hệ thống các làng nghề thu hút nhiều lao động ở trong vùng và các vùng phụ cận.

Nhà nước đã có các chính sách tăng cường và khuyến khích đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

- Nhà nước đã thành lập Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, có các hoạt động hỗ trợ các trung tâm đào tạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tạo cho họ có khả năng tốt hơn để tìm kiếm việc làm.

- Trong thời gian qua , nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn. Chất lượng đào tạo nghề được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường sức lao động.

- ĐBSH là nơi có số làng nghề tập trung cao nhất so với các vùng khác của cả nước. Trong thời gian qua, sự phát triển làng nghề ở ĐBSH là tương đối vững chắc, mỗi năm trung bình giúp giải quyết việc làm cho hơn 63 nghìn lao động, đặc biệt là lao động nơng thơn. Một số tỉnh trong vùng có làng nghề cao như: Hà Tây: 409, Thái Bình: 133, Ninh Bình:88, Nam Định: 77, Hải Dương: 54, Hà Nội: 40.

Ninh Bình là tỉnh nơng nghiệp, một trong những điển hình của vùng ĐBSH về giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông nghiệp thông qua phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động chủ yếu dựa vào đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đến nay, tồn tỉnh đã có trên 1.500 doanh nghiệp tư nhân.

- Hệ thống các chính sách, chủ trương trên đã tạo những điều kiện kinh tế, pháp lý cho các hoạt động kinh tế vùng ĐBSH. Nhờ đó đã tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động vào các ngành nghề, lĩnh vực.

2.3 Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động

Qua việc phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian qua, ta có thể rút ra được một số nhận xét, đánh giá chung như sau:

2.3.1 Những thành tựu

- Vùng ĐBSH đã phát huy được lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp để thu hút đầu tư nước ngồi, phát triển các ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động. Qua đó chuyển được một bộ phận khơng nhỏ lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp trong thời gian qua.

- Trong những năm qua, các KCN tập trung trong vùng là nhân tố động lực đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng, biến vùng

thuần nơng thành vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phổ biến trên 10%/năm. Nhiều tỉnh thuần nông trước đây nhờ phát triển KCN nhanh trở thành những tỉnh công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây... Bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Các KCN đã và đang thu hút hàng trăm nghìn lao động nơng thơn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội trong vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và nâng cấp, nhất là khu vực nơng thơn.

- Q trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nhìn chung là theo đúng xu hướng. Trong giai đoạn 2000 – 2008, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong vùng đã giảm xuống, tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên. Sự dịch chuyển lao động trong nội bộ ngành cũng đã hợp lý, với sự gia tăng tỷ trọng lao động của các ngành tạo ra nhiều giá trị gia tăng như: thủy sản (trong nông nghiệp); công nghiệp chế biến và xây dựng trong công nghiệp; và các ngành dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường.

- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nhìn chung là khá phù hợp. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động là năng suất lao động tăng, góp phần phát triển kinh tế vùng. Q trình chuyển lao động từ khu vực nơng nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp của vùng ĐBSH đã gắn với tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định đi đôi với chuyển dịch từng bước cơ cấu kinh tế; GDP bình quân đầu người ngày càng tăng.

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã bước đầu tăng lên qua các năm. Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực cũng đã giảm xuống. Điều này đã góp phần thể hiện chất lượng lao động của vùng đã bước đầu được cải thiện.

2.3.2 Những hạn chế

- Trong thời gian vừa qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương còn mang tính tự phát, chủ yếu là do q trình di dân tự do mà có. Tuy các cơ sở ban ngành đã có nhiều biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nhưng đều chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Sở dĩ như vậy là do, từ trước đến nay việc chuyển dịch cơ cấu lao động chưa được xem là mục tiêu cụ thể, chưa thực sự có những giải pháp trực tiếp liên quan.

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành còn chậm, chưa xứng với tiềm năng của vùng. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong 3 nhóm ngành chính cũng như trong nội bộ từng ngành là còn khá chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng.

- Lao động khu vực nơng nghiệp giảm, nhưng không hẳn là đã dịch chuyển sang khu vực công nghiệp - xây dựng hay dịch vụ mà cả triệu lao động là nông dân sau khi bị thu hồi đất. Người nông dân vừa bị mất đất sản xuất, chưa được đào tạo lại để gia nhập các ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Do đó rất ít người tìm được việc làm mới, hay nếu có thì cũng chỉ là những cơng việc tạm thời, tính bền vững của việc làm cho những lao động này theo đó cịn rất thấp. Cứ 1.000 hộ mất đất nông nghiệp có 190 người tự bỏ tiền ra học nghề nhưng cuối cùng chỉ có 90 người được tuyển dụng, cịn 100 người thất nghiệp. Tình hình diễn ra phổ biến một số địa phương trong vùng ĐBSH như Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên...

- Mặc dù đã được cải thiện dần qua các năm nhưng cơ cấu lao động theo ngành vẫn cịn ở trình độ thấp và lạc hậu. Tỷ trọng lao động ngành nơng nghiệp vẫn cịn lớn, trong khi tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ còn ở mức thấp, chưa thể hiện được vai trò đầu tàu của vùng ĐBSH.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diễn ra không ổn định. Đây là một dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cịn thiếu tính bền vững.

- Q trình chuyển dịch lao động từ khu vực nơng nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp chưa kết hợp chặt chẽ với cải thiện thu nhập, đổi mới kịp thời chế độ chính sách tiền lương hợp lý, khuyến khích người lao động làm việc, đặc biệt là công nhân.

- Việc tổ chức đào tạo nghề cho khu vực nông thơn cịn yếu, chưa đáp ứng u cầu chuyển dịch nhanh lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nơng nghiệp. Trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động tuy đã được nâng lên nhưng cịn chậm.

- Mơi trường sinh thái của vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng bằng sông Hồng là vùng đất chật, người đông nên các KCN phát triển làm cho đất nông nghiệp bị giảm dần, mật độ dân số ngày càng cao; trong khi đó các yếu tố có lợi cho mơi trường sinh thái như nguồn nước sạch, thảm thực vật, cây xanh giảm dần. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trương như bụi, nước thải công nghiệp, rác công nghiệp, từ các KCN, từ các bệnh viện, trường học ngày càng tăng. Hiện nay, ĐBSH chưa có một khu xử lý rác thải nguy hại cho tồn vùng, và nhiều đơ thị trong vùng chưa có nhà máy xử lý rác thải như Hải Dương, Hưng Yên… Sự ô nhiễm này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người dân trong vùng.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tăng cường, nhưng nhìn chung cịn ở quy mô nhỏ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiệu quả và tác dụng cịn chưa cao. Do đó chưa là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa, từ đó mà thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại.

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành thời gian qua là :

- Công tác quy hoạch KCN, cụm công nghiệp và khu đô thị mới vùng ĐBSH còn nhiều bất cập nhưng chậm bổ sung, điều chỉnh. Tình trạng "quy hoạch treo" hoặc quy hoạch khơng gắn với kế hoạch. Vấn đề tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án theo quy hoạch chưa được các ngành, các cấp quan tâm ở hầu hết các địa phương trong vùng. Cơ chế, chính sách đền bù đất đai bị giải tỏa chậm đổi mới nên bộc lộ nhiều bất hợp lý cả về giá cả, phương thức, thủ tục hành chính, thanh tốn cho dân. Những hạn chế này đã dẫn đến quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra khơng đều và ảnh hưởng trực tiếp đến q trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

Các KCN không tạo thêm nhiều việc làm mới đủ sức thu hút lao động nông thôn bị mất hoặc giảm đất nông nghiệp. Theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ở vùng ĐBSH, trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động mất

việc làm, trong khi đó 1 ha đất nơng nghiệp hằng năm tạo ra việc làm cho 13 lao động nông nghiệp. Người mất việc làm chủ yếu là nơng dân, trình độ văn hóa, chun mơn thấp, chưa qua đào tạo nghề phi nơng nghiệp nên cơ hội tìm việc làm ngồi nơng nghiệp rất khó. Tại Hà Nội, tỷ lệ lao động khơng có việc làm trước khi thu hồi đất là 4,7% đã tăng lên 12,4% sau khi bị thu hồi đất. Hai tỷ lệ tương ứng của các tỉnh khác, như Hải Phòng là 5,1% và 10,8%; Bắc Ninh 5,3% và 7,9%. Số người khơng có việc làm tăng lên, cơ cấu nghề nghiệp cũng thay đổi: số người chuyển sang buôn bán tăng 2,72%, chuyển sang làm thuê, xe ôm tăng 3,64%, số người làm công việc khác tăng 4,1%, số người gắn với các KCN chỉ tăng 2,79%.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn ĐBSH chưa đồng bộ và chưa đều. Yếu tố này tác động tiêu cực đến nhiều mặt sản xuất và kinh doanh dịch vụ của hộ nơng dân nói chung và nơng dân mất đất nói riêng. Cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển chậm. Dịch vụ thương mại, du lịch và các dịch vụ khác như ngân hàng, vận tải, bưu điện khó khăn nên khả năng tạo việc làm mới để thu hút lao động vùng đơ thị hóa và KCN hạn chế. Điều này thể hiện trên nhiều yếu tố của kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là điện, giao thông, thủy lợi.

- Tốc độ phát triển ngành dịch vụ cịn chậm và khơng ổn định qua các năm, có năm tăng rất nhiều (13% năm 2006), có năm lại tăng khá thấp (8% của năm 2007). Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ khơng thấp nhưg tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP lại cịn thấp (27,2% năm 2008). Điều đó đã tác động đến khả năng thu hút lao động của ngành này.

- Công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập, hoạt động của các trường nghề chưa hiệu quả. Số lượng các trường dạy nghề tăng mạnh nhưng quy mơ cịn nhỏ, cơ sở vật chất lạc hậu, chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế, thiếu sự liên kết giữa các trung tâm dạy nghề và doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục của người dân là không đồng đều, những người nghèo và những người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ít có khả năng tiếp cận hơn vùng thành thị.

- Thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Các địa phương hầu hết đều chưa có chiến lược đào tạo nghề cho lao động khi đầu tư xây dựng những khu công

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w