Tình hình khai thác thủy sản biển của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 83 - 86)

Đơn vị tính: tấn

Năm

Lồi khai thác Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cá 26.041,3 30.522 31.982

Tôm 1.589,7 1.634 3.978

Thuỷ sản khác 3.762,5 4.086 3.323

Tổng sản lượng KT 31.393,5 36.242 39.283

Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất thủy sản năm của Chi cục Thủy Sản, Thừa Thiên Huế năm 2016, 2017, 2018.

Sản lượng khai thác 10 tháng đầu năm 2019 ước đạt 36,1 nghìn tấn, tăng 3,63% so cùng kỳ năm 2018, trong đó khai thác biển 32,7 nghìn tấn, tăng 4,08%; khai thác nội địa 3,4 nghìn tấn, giảm 0,56%. Tính chung sản lượng thủy sản ni trồng và khai thác 10 tháng đầu năm 2019 của Tỉnh ước đạt 50,7 nghìn tấn, tăng 3,87% so cùng kỳ năm 2018 [7].

Về phương hướng phát triển kinh tế biển và đầm phá, tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định tiếp tục phát triển kinh tế biển và đầm phá, trọng tâm là phát triển vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên - Huế đầu tư tạo sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng du lịch - thủy sản - tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp sinh thái; tập trung trung khai thác thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, gắn với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hiện đã được khai thác với diện tích khoảng trên 7.000 ha; trong đó, phát triển ni trồng thủy sản nước mặn lợ ven phá và trên phá (nuôi xen ghép) khoảng trên 4.700 ha, các loại thủy sản nuôi chủ yếu là tơm sú xen ghép với các loại cua, cá dìa, cá kình, cá đối, cá rơ phi...và ni cá lồng (cá mú, cá vẩu).

Bước đầu, tỉnh hình thành các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và dịch vụ phục vụ du lịch trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tỉnh thành lập 23 Khu bảo vệ thủy sản ở đầm phá, với tổng diện tích bảo vệ nghiêm ngặt 614,2 ha; cấp 45 quyền khai thác thủy sản với diện tích 15.500 ha mặt nước đầm phá...

Sau sự cố mơi trường biển, ngồi việc chi trả tiền bồi thường cho người dân đạt gần 100%, với 39.870 đối tượng được bồi thường với tổng cộng số tiền đã chi trả 894,370 tỷ đồng theo Quyết định 1880/QĐ-TTg và Quyết định số 309/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Huyện Phú Vang có 7.396 đối tượng được nhận tiền bồi thường sự cố môi trường biển, lớn nhất tỉnh; tiếp đến là huyện Phú Lộc có 6.765 đối tượng. Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà mỗi đơn vị có từ 1.800 đối tượng đến hơn 2.250 đối tượng được nhận tiền đền bù sự cố môi trường biển...

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với các địa phương tổ chức phổ biến, thực hiện khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội đến các địa phương trong vùng; trong đó, tỉnh tổ chức cho người dân thuộc đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển tham gia đăng ký thực hiện các chính sách, tổ chức tham quan các mơ hình chuyển đổi nghề nghiệp, mơ hình đóng tàu vỏ sắt và composite để phát triển nghề biển và nuôi trồng thủy sản trong vùng đầm phá nhằm ổn định sinh kế bền vững.

Lĩnh vực thủy sản của tỉnh đã có bước phát triển mạnh với sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 10.813 tấn/năm, tăng 5,59%; khai thác biển đạt khoảng 32.500 tấn/năm, tăng 21,73%; góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển, đầm phá theo hướng tích cực; chuyển từ sản xuất nơng nghiệp năng suất thấp sang ni trồng thủy sản có giá trị và hiệu quả cao; tạo việc làm và tăng thu nhập cho hơn 10.000 hộ gia đình với hơn 21.000 lao động. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh đạt khoảng 16 triệu USD, tăng 2,1 lần so với các năm trước.

Kinh tế biển đang được tỉnh Thừa Thiên - Huế đầu tư đúng hướng, phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Đến nay, tồn tỉnh có 1.635 chiếc tàu khai thác thủy sản trên biển; tổng số tàu có cơng suất từ 90 CV trở lên tồn tỉnh đạt 440 tàu; trong đó tàu vỏ gỗ 400 CV trở lên có 220 chiếc và 4 tàu vỏ thép. Ngư dân đã đầu tư thêm nghề mới, bám biển dài ngày, đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: cá ngừ đại dương, cá lạc, cá cờ.

Các địa phương vùng ven biển thành lập được 330 cơ sở chế biến, sản lượng hàng năm đạt khoảng 1,5 triệu lít nước mắm, 1,5 tấn mắm và hơn 100 tấn thủy sản khô, tạo ra một hướng đi trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển, đầm phá, giải quyết việc làm, góp phần ổn định và nâng cao đời sống dân cư trong vùng.

Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã xây dựng Nghị quyết về phát triển kinh tế biển và đầm phá; đề ra phương hướng phát triển đến năm 2020 là: tiếp tục phát triển kinh tế biển và đầm phá, trọng tâm là phát triển vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đầu tư tạo sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng du lịch - thủy sản -

tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp sinh thái. Từ nay đến năm 2020, tỉnh phấn đấu xây dựng vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trở thành vùng du lịch sinh thái trọng điểm.

Tỉnh sắp xếp, tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, sản xuất hàng hóa, khai thác hợp lý lợi thế của vùng; xây dựng, mở rộng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề ven biển và đầm phá theo quy hoạch; hình thành các điểm cơng nghiệp cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến nơng, lâm, thủy sản tập trung gắn với bảo vệ môi trường. Tỉnh cũng ưu tiên xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ mơi trường, bảo đảm quốc phịng, an ninh...

Tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sinh thái hiệu quả, bền vững, phù hợp với đặc thù của vùng đầm phá. Ngành thủy sản tập trung phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa để tăng cường sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định, góp phần nâng cao đời sống của người dân ven biển và đầm phá.

Ngành thủy sản tập trung phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa để tăng cường sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định, góp phần nâng cao đời sống của người dân ven biển và đầm phá.

Tỉnh xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sinh thái hiệu quả, bền vững, phù hợp với đặc thù của vùng đầm phá; sắp xếp, tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, sản xuất hàng hóa, khai thác hợp lý lợi thế của vùng; xây dựng, mở rộng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề ven biển và đầm phá theo quy hoạch; hình thành các điểm cơng nghiệp cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến nơng, lâm, thủy sản tập trung gắn với bảo vệ mơi trường.

Nhìn chung, ngành thuỷ sản của tỉnh sau sự cố đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng khai thác và ni trồng, diện tích NTTS tăng lên hàng năm. Kết quả này cho thấy, ngành thuỷ sản của tỉnh đang phục hồi mạnh sau sự cố, ổn định nguồn thu ngân sách của ngành.

3.1.2. Tình hình khai thác thuỷ sản tại địa bàn nghiên cứu

Với vị trí địa lý thuận lợi, điểm nghiên cứu được chọn giáp Biển Đông và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nênnên thuỷ sản là hoạt động mang lại kinh tế chủ yếu cho hộ ngư dân tại các xã nghiên cứu. Kết quả tổng hợp tình hình thuỷ sản tại địa bàn nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.2.

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w