Thiệt hại Loại Số lượng Ghi chú
Thuyền khai thác Không lắp máy 1.676 -
biển bị ảnh hưởng Lắp máy 2.484 -
(chiếc)
Thuyền khai thác Không lắp máy 5.211 -
đầm phá bị ảnh Lắp máy 3.228 -
hưởng (chiếc)
Lao động bị ảnh Ảnh hưởng trực tiếp 17.112 -
hưởng (người)
Nuôi trên cát 170
Nuôi trên ao đất 43 Bị chết
NTTS bị ảnh hưởng Nuôi cá lợ mặn 10
(ha) Nuôi xen ghép 2.000 Ảnh hưởng giá bán
Nuôi lồng bè (m3 lồng) 19.441 Bị thiệt hại
Giống (con giống) 8,9 triệu -
Giá bán thuỷ sản chung 20–30 Giảm mạnh so với Tiêu thụ (%) Giá bán thuỷ sản khai 30–50 cùng kỳ năm 2015
thác ngồi 20 hải lý
Giá bán thuỷ sản trong 50 Có thời điểm không
20 hải lý tiêu thụ được
(Nguồn: Báo cáo tổng kết sự cố MTB,2018)
Sự cố MTB này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, nguồn lợi hải sản, sản xuất, kinh doanh và đời sống của gần 46.500 người, thuộc 13.000 hộ dân ở 230 thơn/xóm, 42 xã/thị trấn của 04 huyện và 01 thị xã tại tỉnh Thừa Thiên Huế [37]. Cụ thể:
(1). Tác động đến hệ sinh thái biển: Theo kết quả quan trắc từ tháng 4/2016 đến
tháng 7/2016 cho thấy, các bãi đẻ truyền thống ở vùng nước ven bờ khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế đang bị mất đi do đàn cá bố mẹ đã bị chết hoặc môi trường bị xáo trộn nghiêm trọng khiến đàn cá bố mẹ ngồi khơi khơng thể tập trung sinh sản ở các khu vực vùng nước ven bờ. Nguồn lợi nhóm cá rạn san hơ như cá, rong, giáp xác, thân mềm…bị suy giảm trữ lượng nhanh chóng. Ước khoảng trên 10 tấn hải sản tự nhiên (chủ yếu là hải sản sống ở tầng đáy) bị chết, trôi dạt vào bờ, số hải sản tự nhiên bị chết chìm xuống đáy biển khá lớn, khơng thể thống kê được. Khu vực Hải Vân – Sơn Chà có tỷ lệ suy giảm trữ lượng so với trước thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển là 11,23% (Bộ NN & PTNT, 2018).
(2). Tác động đến hoạt động khai thác hải sản: Theo thống kê từ địa phương,
tổng số tàu thuyền khai thác biển của tỉnh Thừa Thiên Huế bị thiệt hại là 4.160 chiếc, trong đó tàu khơng lắp máy là 1.676 chiếc, tàu có lắp máy là 2.484 chiếc; tổng số tàu thuyền khai thác đầm phá bị thiệt hại là 8.439 chiếc, trong đó có 5.211 tàu khơng lắp máy và 3.228 tàu lắp máy. Với tổng số 17.112 lao động khai thác bị ảnh hưởng trực tiếp. Từ ngày 6/4/2016 đến ngày 30/9/2016 chỉ có 50 – 80% tàu công suất trên 90CV tham gia khai thác, tuy nhiên giá bán sản phẩm khai thác bị giảm nghiêm trọng. Đối với tàu khai thác ven bờ từ 20 hải lý trở vào công sất dưới 90CV, hơn 90% tàu phải nằm bờ, người lao động khơng có việc làm ổn định và thu nhập thấp; năng suất khai thác rất thấp (bằng 10% so với trước thời gian xảy ra sự cố môi trường). Sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2016 giảm 21,8% so với năm 2015 tương đương với 8.550 tấn.
(3). Tác động đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản: Tồn tỉnh có 2.882 ha ni
tơm, trong đó ni tơm sú xen ghép là 2.387 ha và nuôi tôm chân trắng là 495 ha. Sự cố môi trường biển năm 2016 đã làm chết 170 ha nuôi tôm chân trắng trên cát, 43 ha nuôi tôm chân trắng trên ao đất, 19 ha nuôi cá lợ mặn và 2.000 ha nuôi tôm sú xen ghép bị ảnh hưởng về giá bán. Đối với ni lồng bè có khoảng 19.441 m3 lồng bị thiệt hại với hơn 115 tấn cá nuôi bị chết. Số lượng giống bị thiệt hại khoảng 8,9 triệu con giống thuỷ sản các loại. Năm 2016, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản giảm 8,6% so với năm 2015 (giảm 1.3000 tấn). Năm 2017, sản lượng nuôi trồng đạt 14.681 tấn, tăng 4,8% so với năm 2016.
(4). Tác động đến tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản: Trong thời điểm năm 2016 do tâm
lý lo ngại sử dụng sản phẩm thuỷ sản khai thác trong vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường đã lan rộng trong toàn tỉnh nên việc tiêu thụ hải sản trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Giá bán các sản phẩm hải sản giảm mạnh (trung bình từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm 2015). Đặc biệt, việc tiêu thụ sản phẩm hải sản trên thị trường của tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng: giá bán khai thác thuỷ sản ngoài 20 hải lý giảm 30 – 50%, sản phẩm hải sản khai thác trong 20 hải lý có thời điểm khơng tiêu thụ được. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hải sản đã hạ giá bán, thậm chí chấp nhận bán lỗ nhưng
vẫn khó tiêu thụ trên thị trường. Lượng hải sản tồn trong kho của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hải sản trong tỉnh khoảng gần 500 tấn, trong đó có khoảng 22 tấn hải sản khơng đảm bảo an tồn thực phẩm. Các kho đông lạnh không phát sinh doanh thu hoặc doanh thu thấp nên khả năng hoàn trả vốn và lãi vay đối với phần dư nợ ngân hàng là rất thấp. Do chất lượng hải sản tiêu thụ chậm, trong khi đó cơng suất chứa của các kho cấp đơng, kho lạnh có hạn nên việc tiếp tục thu mua, tạm trữ khó thực hiện, làm cho việc tiêu thụ hải sản của ngư nhân công, tiền điện, tiền nước vẫn tiếp tục phát sinh nên việc tiếp tục duy trì cấp đơng gặp nhiều khó khăn.
(5). Tác động đến dịch vụ hậu cần nghề cá: Hoạt động kinh doanh, dịch vụ hậu
cần nghề cá bao gồm: chế biến hải sản (làm nước mắm, làm mắm); các cơ sở làm nước đá; kinh doanh ngư lưới cụ, thu mua hải sản; dịch vụ tại cảng cá bị ảnh hưởng làm giảm thu nhập và mất việc của khoảng 9.029 người.
(6). Tác động đến dịch vụ du lịch: Sự cố MTB đã tác động không nhỏ hoạt động
kinh doanh dịch vụ, du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, theo thống kê có khoảng 1.255 đối tượng bị ảnh hưởng. Do các nguồn tin trên vùng biển các tỉnh miền Trung xuất hiện tình trạng cá chết bất thường và nguồn nước bị nhiễm độc nên tại đa số các khách sạn ven biển đã có tình trạng huỷ phịng 80 – 100% trong năm 2016. Trong năm 2017, tình hình đặt phịng vẫn cịn hạn chế, tuy có dấu hiệu tốt hơn so với năm 2016, nhưng với tâm lý cịn e ngại sự cố mơi trường biển nên vẫn chưa phục hồi so với năm 2015.
(7). Tác động đến các vấn đề trật tự và an ninh xã hội: Sự cố môi trường trước
tiên tác động đến môi trường biển, đến nguồn lợi thuỷ sản làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản và du lịch biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó tác động tiêu cực lên nhiều mặt của kinh tế - xã hội và trật tự an ninh xã hội. Qua các đợt thực hiện chi trả tiền bồi thường thiệt hại do sự cố MTB ở các địa phương đã làm cho tình hình xã hội dần ổn định, việc tổ chức kê khai, xác định, thẩm định đã được tổ chức đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Người dân phấn khởi, đồng tình cao với Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Việc tổ chức chi trả được tổ chức chặt chẽ từ khâu rà soát, điều tra, đánh giá, phê duyệt cũng như sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, tổ chức và giám sát thực hiện. Cho đến nay, toàn tỉnh tiếp nhận khoảng gần 9.000 đơn thư, chủ yếu kiến nghị, số ít là khiếu nại. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện, thị xã bị thiệt hại giải quyết đơn thư và trả lời cho bà con. Nhờ đó, hạn chế tối đa việc phát sinh khiếu kiện đơng người, phức tạp kéo dài, không để phát sinh thành điểm nóng, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hiện nay, đơn thư khiếu nại, kiến nghị tại các địa phương đã được các cấp có thẩm quyền xử lý cơ bản đã hồn thành.
Như vậy, sự cố mơi trường năm 2016 có thời gian ảnh hưởng kéo dài, phạm vi ảnh hưởng rộng ở tất cả các xã bai ngang ven biển. Tác động hầu hết đến các lĩnh vực và các hoạt động tạo thu nhập, kinh doanh, dịch vụ ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.2. Ảnh hưởng của sự cố đối với các xã nghiên cứu
Do đặc điểm di chuyển của mức độ ô nhiễm môi trường biển Formosa ảnh hưởng xuất phát từ tỉnh Hà Tỉnh vào Thừa Thiên Huế. Để đánh giá mức độ tác động của sự cố Formosa lên hoạt động KTTS và sinh kế của ngư dân đề tài đã lựa chọn 3 điểm nghiên cứu đi từ Bắc vào Nam dọc theo địa hình ven biển để đánh giá mức độ tác động của sự cố môi trường năm 2016. Các điểm được lựa chọn bao gồm: xã Quảng Công (Quảng Điền), Phú Diên (Phú Vang) và thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) thuộc các xã bãi ngang, ven biển Thừa Thiên Huế. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế sinh kế của ngư dân ven biển chủ yếu là KTTS, NTTS, chế biến thủy sản và kinh doanh dịch vụ biển. KTTS biển gồm hoạt động khai thác xa bờ và hoạt động KTTS ven bờ. Phần lớn ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Thừa Thiên Huế cịn gặp nhiều khó khăn về đời sống, nên hoạt động KTTS của hộ chủ yếu tập trung vào các hoạt động khai thác ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố.
Xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế là một xã nằm ở phía Đơng của huyện Quảng Điền, cách trung tâm huyện 6 km và cách thành phố Huế 12 km, là vùng đất nằm giữa biển và đầm Phá Tam Giang. Phía Bắc giáp xã Quảng Ngạn và Biển Đơng; phía Nam giáp xã Hải Dương, huyện Hương Trà và phá Tam Giang; phía Đơng giáp biển Đơng và phía Tây giáp với phá Tam Giang. Xã Quảng Cơng có tổng diện tích tự nhiên là 1290 ha, gồm 9 thơn: Thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 14, thôn An Lộc, thôn Tân Thành, thơn Hải Thành, thơn Cương Gián. Trong đó, 4 thơn tham gia vào hoạt động khai thác thuỷ sản ven biển và chịu ảnh hưởng lớn từ sự cố môi trường biển 2016 là thôn An Lộc, Tân Thành, Hải Thành và Cương Gián và có 1 thơn đánh bắt thuỷ hải sản chủ yếu trên đầm phá Tam Giang (thôn 14).
Xã Phú Diên, huyện Phú Vang là một xã ven Biển và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nằm về phía Đơng huyện Phú Vang, với diện tích tự nhiên là 258,42 ha, có quốc lộ 49B đi qua, giao thơng đi lại khá thuận tiện kể cả đường bộ và đường thuỷ, cách thành phố Huế khoảng 25 km về hướng Đơng. Xã Phú Diên có địa giới hành chính: phía Bắc giáp xã Phú Hải và biển Đơng; phía Nam giáp xã Vĩnh Xuân và Phá Tam Giang; phía Đơng giáp biển Đơng và phía Tây giáp phá Tam Giang. Xã Phú Diên gồm 7 thôn: Thôn Diên Lộc, thôn Kế Sung, thôn Kế Sung Thượng, thôn Mỹ Khánh, thôn Phương Diên, thơn Thanh Dương, thơn Thanh Mỹ. Trong đó, trong nghiên cứu này, tập trung vào các thôn: Phương Diên, Diên Lộc, Kế Sung Thượng, Thanh Mỹ, Mỹ Khánh là các thôn chịu ảnh hưởng bởi sự cố mơi trường biển 2016. Xã Phú Diên có điều kiện thuận lợi phía đơng giáp biển Đơng với chiều dài 7,5 km và phía tây giáp phá Tam Giang do
đó có nguồn thủy hải sản dồi dào, sinh vật đa dạng có tiềm năng lớn để khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển và phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản trên đầm phá. Số hộ tham gia vào hoạt động khai thác thủy sản chủ yếu tập trung 3 thôn: Phương Diên, Mỹ Khánh, Diên Lộc. Có thể nói ngành khai thác thủy sản là ngành kinh tế quan trọng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của xã Phú Diên. Như vậy, nhìn chung xã có vị trí địa lí thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác thủy hải sản của vùng. Bên cạnh đó, xã Phú Diên có quốc lộ 49B đi qua, giao thơng đi lại khá thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc lưu thơng hàng hóa.
Thị trấn Lăng Cơ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là một thị trấn của huyện Phú Lộc, nằm trên quốc lộc 1A, hướng về phía nam và nằm dưới chân đèo Hải Vân có vị trí địa lí nằm giữa 3 trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thế giới là: Cố đơ Huế, Khu phố cổ Hội An và Khu Thánh địa Mỹ Sơn với bán kinh là 70 km, chiều dài bờ biển hơn 8 km chạy dài từ chân đèo Phú Gia đến chân đèo Hải Vân, là khu vực có bãi cát biển đẹp, khu nghỉ dưỡng gần cảng Chân Mây nằm trên tuyến đường sắt Bắc- Nam cách thành phố Đà Nẵng 30 km. Thị trấn Lăng Cô là một tiểu vùng địa lý thống nhất có một lưu vực độc lập của sườn phía đơng núi Hải Vân, được tụ thuỷ dịng chay về Đầm Lăng Cơ. Nằm ở phía nam của Huyện Phú Lộc và của Tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên là 104.10 km2 . Lăng Cơ là địa bàn có 09 thơn: An Cư Đơng 1, An Cư Đơng 2, An Cư Tây, An Cư Tân, Hói Dừa, Lập An, Đồng Dương, Loan Lý và Hải Vân. Ngày 20 tháng 12 năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định 105/NĐ-CP thành lập thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là đô thị loại 5 được cơ cấu kinh tế theo định hướng Dịch vụ - du lịch, ngư nông lâm.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự cố môi trường, nghiên cứu tiến hành xem xét đánh giá ảnh hưởng của sự cố đến cộng đồng KTTS ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên một số chỉ tiêu: (1) hộ KTTS ven biển (hộ), (2) tỷ lệ hộ KTTS ven biển bị ảnh hưởng (hộ), (3) số tàu thuyền khai thác ven biển (chiếc), (4) tỷ lệ tàu thuyền ven biển bị ảnh hưởng (chiếc), (5) lao động KTTS ven biển (lao động), (6) tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng (%). Những chỉ tiêu được lựa chọn nhằm phản ánh được mức độ nghiêm trọng của sự cố; phản ánh quy mô ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế và đời sống của ngư dân và những thiệt hại của sự cố mang lại cho cộng đồng. Các chỉ tiêu được thu thập số liệu thông qua các nguồn báo cáo của UBND tỉnh, của các xã/thị trấn và phỏng vấn người am hiểu tại các điểm nghiên cứu. Tỷ lệ hộ bị ảnh hưởng được tính bằng %, giữa những hộ bị tác động/tổng số hộ. Tương tự tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng cũng tính bằng % giữa lao động bị ảnh hưởng/tổng lao động.
Kết quả ảnh hưởng của sự cố cộng đồng KTTS ven biển tại Thừa Thiên Huế được tổng hợp ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến cộng đồng KTTS ven biển tỉnh
Thừa Thiên Huế
Tỉnh Xã Quảng Xã Phú Thị trấn
Chỉ tiêu Thừa
Công Diên Lăng Cô
Thiên Huế
Hộ KTTS ven biển (hộ) 30.422 382 473 548
Tỷ lệ hộ bị ảnh hưởng (%) 3,7 37,2 30,9 22,9
Số tàu thuyền KT ven biển (chiếc) 2.493 426 303 344
Tỷ lệ tàu thuyền ven biển bị ảnh 100 100 100 100 hưởng (%)
Lao động KTTS ven biển (LĐ) 124.943 925 984 459
Tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng (%) 19,6 23,9 17,4 24,0
Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác bồi thường thiệt hại của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2016) và UBND các xã Quảng Công, Phú Diên, TT Lăng Cô (2018) và Phỏng vấn người am hiểu tại các xã nghiên cứu 2018.
Kết quả khảo sát cho thấy, số hộ KTTS ven biển bị ảnh hưởng trên toàn tỉnh là 42.735 hộ, trong đó hộ khai thác biển ven biển là 30.422 hộ chiếm đến 71,19%. Điều này cho thấy hoạt động KTTS ven biển hầu như là hoạt động tạo nguồn thu chính ở địa bàn khảo sát. Đặc điểm của cộng đồng dân cư sống ven biển có hoạt động KTTS ở tỉnh Thừa Thiên Huế có hoạt động KTTS tương đối đa dạng, gắn liền với biển, đầm phá và cửa biển. Vì vậy, tỷ lệ KTTS ven biển với các phương tiện khai thác ở quy mô nhỏ là hoạt động khai thác phổ biến.
Với số hộ bị ảnh hưởng chiếm phần lớn như vậy sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống cũng như sinh kế của người dân tại vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Tỷ lệ hộ bị