NHỮNG YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA MỘT SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO DAO DUC MARKETING (Trang 94 - 98)

II. Một số vấn đề đạo đức marketing mà các doanh nghiệpcần lư uý 1 Quảng cáo phóng đại xây dựng ảo tưởng về công dụng sản phẩm

2. NHỮNG YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA MỘT SẢN PHẨM

Dưới góc độ của doanh nghiệp sản xuất, thì để một sản phẩm bán được trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước phải hội tụ nhiều yếu tố.Theo giáo sư André Gilbert, giảng viên Học viện Quản trị kinh doanh Bruxelles (Bỉ) qua đề tài nghiên cứu thị trường quốc tế, đã đưa ra những yếu tố là chìa khóa thành cơng của một sản phẩm. Tất nhiên là khơng thể có một cơng thức chung cho tất cả các thị trường, vì mỗi nơi có sự khác biệt về nhu cầu sản phẩm, tâm lý khách hàng, mức độ cạnh tranh, trình độ khoa học kỷ thuật, lãi suất ngân hàng, chỉ số lạm phát…

Trước tiên, một sản phẩm phải có tính độc đáo, nghĩa là không sao chép lại các sản phẩm cùng loại đã có trên thị trường.Điều này giải thích tại sao đổi mới công

nghệ và cải tiến kiểu dáng sản phẩm luôn là cuộc chạy đua ráo riết giữa các doanh nghiệp sản xuất lớn.

Thứ hai là hiểu được nhu cầu khách hàng.Sẽ thật lý tưởng nếu cách nhìn của doanh nghiệp sản xuất về một sản phẩm phù hợp với cách nhìn của khách hàng, do vậy mà hiện nay vai trị của các bộ phận nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

Thứ ba là giá trị của sản phẩm.Trước đây người ta thường nói đến chất lượng và giá cả quyết định một sản phẩm, nay thì doanh nghiệp sản xuất ln được nhắc nhở rằng khách hàng đến với sản phẩm trước tiên là do giá trị của sản phẩm.Khi nhiều mặt hàng có cùng giá trị thì người tiêu dùng mới tính đến giá cả.

Thứ tư là nhà sản xuất rất cần thiết là người tiên phong trên thị trường về một loại sản phẩm nhất định, có thể đặt ra những tiêu chuẩn để chiếm lĩnh một thị phần lớn. Thứ năm là tạo biên độ lợi nhuận cao.Đây là điều doanh nghiệp sản xuất nào cũng muốn nhưng khơng phải dễ dàng làm được,vì lệ thuộc vào nhiều yếu tố như sức mua xã hội,lãi suất trên thị trường,cạnh tranh về khuyến mãi hay chăm sóc khách hàng trong khâu hậu mãi.

Thứ sáu là phải vận dụng các hình thức mở rộng thông tin sản phẩm trên thị trường,như quảng cáo…Ngay cả khi khơng sản phẩm đủ bán hoặc khơng có sản phẩm vào thời điểm nào đó, thì việc quảng cáo cũng vẫn cần thiết để thông tin cho khách hàng hoặc vì mục đích khác là tạo niềm tự hào cho người sử dụng sản phẩm.

Và yếu tố cuối cùng là kế hoạch sản phẩm cần được sự thống nhất và ủng hộ tuyệt đối của cấp trên,đồng thời được thực hiện bởi một đội ngũ có thể chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.

Dưới góc độ của khách hàng cũng như những cơng ty, các siêu thị bán lẻ lớn trên thế giới, thì để được tham gia vào chuổi cung ứng toàn cầu các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Việt Nam cần phải quan tâm tới trách nhiệm bảo vệ môi trường và

trách nhiệm đối với xã hội. Xuất phát từ quan điểm về chất lượng sản phẩm, trước

đây khi nói đến chất lượng sản phẩm khách hàng thường nhìn vào chức năng, kích cở, mẫu mã và giá cả của sản phẩm. Hiện nay, khách hàng nói đến chất lượng sản phẩm, họ nói đến sự đa dạng của sản phẩm, có nhiều khả năng khách hàng chọn lựa, quan

trọng hơn nữa là sản phẩm đó có làm ảnh hưởng đến mơi trường, đến sức khỏe,

đời sống của cộng đồng hay không. Theo ơng David Horlock, Phó chủ tịch cơng ty

Intertek tại Anh quốc phát biểu trong cuộc hội thảo về các tiêu chuẩn để tham gia vào chuổi cung ứng toàn cầu: “ Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh khi nhận diện và đáp ứng

được yêu cầu của khách hàng trong tương lai, trong đó mơi trường là một yếu tố vơ cùng quan trọng. Khách hàng trên thế giới đang nghĩ đến nền tiêu dùng xanh khi chúng ta đang có những vấn đề về môi trường, về phát triển bền vững, về vấn đề nóng lên tồn cầu, cạn kiệt tài ngun thiên nhiên …”

Để được tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này doanh nghiệp Việt Nam phải đạt được các tiêu chuẩn kiểm định, đánh giá trách nhiệm đối với môi trường và trách nhiệm đối với xã hội rất nghiêm ngặt của cơ quan kiểm định. Một số những tiêu chí đánh giá về mơi trường nhằm hướng tới nền sản xuất bền vững và tiết kiệm được nhiều chi phí trong sản xuất, những tiêu chí được đánh giá như hệ thống xử lý nước thải, khí thải, tái sử dụng rác thải, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tiếng ồn, cải tiến quy trình sản xuất, tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu.

Những tiêu chí đánh giá về trách nhiệm xã hội như cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống công nhân, phương tiện làm việc, ảnh hưởng sức khỏe khi sản xuất sản phẩm, trình độ học vấn và chun mơn, chế độ về bảo hộ lao động, chế độ bảo hiểm, phúc lợi, nhằm đảm bảo sản phẩm làm ra khơng vi phạm vấn đề đạo đức, mang tính chất nhân văn, có tính an tồn cao trong tiêu dùng.

Khi nói đến vấn đề ơ nhiễm mơi trường tại Việt Nam, không thể không nhắc đến sự thờ ơ, vô tâm của các doanh nghiệp sản xuất, hầu như họ không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đến sức khỏe của cộng đồng mà chỉ quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp, làm cho khách hàng phản ứng và quay lưng lại với sản phẩm của doanh nghiệp. Ngày nay, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cao cả của mọi người trên thế giới, có lẽ các doanh nghiệp sản xuất nên là ngọn cờ đầu.

3. KẾT LUẬN

Tóm lại, ngồi sáu yếu tố giúp cho sự thành công của sản phẩm mà giáo sư André Gilbert đã đưa ra, kết hợp với những yếu tố mới về tư duy xanh, có trách nhiệm

với mơi trường và xã hội phần nào giúp cho doanh nghiệp Việt Nam biết phải làm thế nào để khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng, dồng thời tham gia vào chuổi cung ứng toàn cầu, đưa sản phẩm Việt Nam đặt trên các quầy hàng tại chợ, siêu thị các nước trên thế giới. Giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam là sản phẩm phải được khách hàng chọn vì chất lượng, tính an tồn, giá rẽ, độ bền và nhất là phải có trách nhiệm với mơi trường và xã hội. Đây chính là chuẩn mực đạo đức trong marketing mà doanh nghiệp cần phải quan tâm giúp nâng cao uy tín thị trường trong nước và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Thời báo kinh tế Sàigòn 2017 1. Thời báo kinh tế Sàigòn 2017

2. marketingonline68.blogspot.com/...diem-marketing-dao-duc3. marketing247.wordpress.com/2009/09/03/dao-duc... 3. marketing247.wordpress.com/2009/09/03/dao-duc... 4. www.linkedin.com/pub/dir/Dao/Duc 5. vietbao.vn/Van-hoa/Dao-duc-marketing/40193837/184 6. http://cafef.vn/tang-truong-gdp.html.chn 7. http://vtv.vn/tang-truong-gdp.html

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO DAO DUC MARKETING (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w