Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp – Chi nhánh 3

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương - Chi nhánh 3 Luận văn tốt nghiệp đại học Phạm Thị Như Quỳnh 2013 (Trang 33 - 39)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2.5. Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp – Chi nhánh 3

nhánh 3

Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp

Bảng 3.2: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 KH doanh nghiệp 891 1.179 1.656 32% 40%

Nguồn: VietinBank – Chi nhánh 3

Từ bảng trên cho thấy dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao lần lượt là 32% và 40% trong giai đoạn 2010-2011; 2011-2012. Để đạt được kết quả cao như vậy không chỉ là nỗ lực của riêng Chi nhánh mà cịn ở phía khách hàng và sự tác động của nền kinh tế trong những năm qua.

Biểu đồ 3.2: Tốc tăng trưởng của dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: VietinBank – Chi nhánh 3

Năm 2010, VietinBank Chi nhánh 3 đứng trước nhiều thách thức do ảnh hưởng từ khó khăn chung của ngành ngân hàng. Trong năm 2010, 3 tổ chức tín dụng hàng đầu hạ mức tín nhiệm của Việt Nam, giá vàng tăng cao ngất ngưỡng 38,5 triệu đồng, USD lên đến 21.500 đồng qua 2 lần hạ giá VND của NH nhà nước, nhiều chính sách được ban hành nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng chậm do lãi suất cho vay cao trung bình là 18%, khiến các doanh nghiệp không đủ khả năng vay vốn từ ngân hàng trong tình hình kinh doanh yếu kém. Tuy vậy, mặc dù không thể duy trì lãi suất cho vay thấp, Chi nhánh vẫn cố gắng triển khai các chương trình tín dụng, chính sách ưu đãi để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua thời kỳ kinh tế khó khăn.

030% 030% 025% KH KH 070%070%075% 100% 80% 60% 40% 20% 0% cá nhân doanh nghiệp 201020112012

Năm 2011, áp lực tín dụng tăng trưởng thấp khiến niềm tin của người dân lẫn doanh nghiệp vào hoạt động của ngân hàng sụt giảm. Tuy nhiên, khi tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, bỏ quy định cho vay không quá 80% vốn huy động tạo cơ sở cho hoạt động tín dụng phát triển trở lại. Từ những điểm thuận lợi của thị trường, Chi nhánh phát huy thế mạnh vốn có tạo đà tăng trưởng trong hoạt động cho vay.

Năm 2012, khi nợ xấu đe doạ sự tồn vong của nhiều ngân hàng, chế độ quản lý gây nhiều rối rắm cho thị trường, tiến độ tái cơ cấu không như mong đợi, tăng trưởng tín dụng trở thành nhiệm vụ bất khả thi đối với vài ngân hàng, thậm chí có ngân hàng đối mặt với tín dụng âm và dư thừa vốn nghiêm trọng trong những tháng đầu năm. Trong bối cảnh đó, dư nợ đối với KHDN của Chi nhánh vẫn tăng trưởng cao với 40% nhờ vào cơ chế tín dụng trở nên thơng thống hơn, dự án/ phương án sản xuất khả thi thì doanh nghiệp có thể được cấp tín dụng, đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư sản xuất hợp lý và thận trọng hơn để có đủ khả năng vay vốn và trả nợ vay cho ngân hàng. Bên cạnh đó, đối với khách hàng truyền thống, tin cậy, Chi nhánh có thể xác nhận Giấy nhận nợ và chấp nhận giải ngân trước khi khách hàng nộp đầy đủ các hồ sơ bổ sung về tình hình thực thi dự án trong hiện tại, đối với các dự án trung và dài hạn. Qua đó, doanh nghiệp có nhiều thời gian và cẩn trọng hơn trong việc lập các hồ sơ, báo cáo cần thiết cho ngân hàng.

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu dư nợ khách hàng doanh nghiệp

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: VietinBank – Chi nhánh 3

Dư nợ khách hàng doanh nghiệp ln được duy trì với tỷ trọng cao – trên 70% trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh, chứng tỏ những đóng góp quan trọng của hoạt động này vào nguồn thu của Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh ln phấn đấu đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của doanh nghiệp. Đó là khơng chỉ cho vay các dự án lớn, mà còn đầu tư cho vay gần như tất cả thành phần, ngành kinh tế, kể cả cho vay kích cầu và phát triển ngành công nghiệp truyền thống. Ngồi ra, NHCT ln tiên phong chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thơng qua nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay với lãi suất là 12% năm, thậm chí là 11% năm cho DN vay vốn lưu động.

012% 013% 016% 088% 087% 084% 100% 80% 60% 40% 20% 0% Ngoại tệ VND 201020112012

Qua đó, lượng khách hàng vay tăng lên tạo điều kiện phát triển cho các hoạt động khác như huy động vốn, bảo lãnh, thư tín dụng LC, tài trợ xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ thanh tốn khác.

Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo loại tiền cho vay

Bảng 3.3: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo loại tiền cho vay

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 VND 781,00 1.024,75 1.392,70 31% 36% Ngoại tệ 110,00 154,25 263,30 40% 71% Tổng dư nợ 891,00 1.179,00 1.656,00 32% 40%

Chú thích: Ngoại tệ được quy đổi sang VND theo ngày phát sinh dư nợ. Nguồn: VietinBank – Chi nhánh 3

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo loại tiền vay

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: VietinBank – Chi nhánh 3

Dư nợ bằng VND và ngoại tệ đều tăng cao trên 30% qua mỗi năm, đáng chú ý nhất là dư nợ bằng ngoại tệ tăng 71% (2011-2012). VND luôn chiếm trên 80% dư nợ cho vay, trong đó dư nợ ngoại tệ trong năm 2012 đã tăng lên đến 15,9%. Việc lạm phát tăng cao, đồng nội tệ mất giá tạo nên sự chênh lệch lãi suất, làm cho doanh nghiệp có xu hướng vay ngoại tệ nhiều hơn. Mặt khác, dư nợ bằng ngoại tệ tăng cho thấy khả năng cho vay đa dạng với nhiều loại tiền tệ thông qua sự kết hợp linh hoạt và hỗ trợ đắc lực của bộ phận tài trợ thương mại thuộc phòng Khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh giải quyết các hồ sơ giải ngân ngoại tệ, bộ phận này còn mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích khác như nghiệp vụ cam kết bảo lãnh, L/C đáp ứng mọi nhu cầu

trong sản xuất kinh doanh của khách hàng, thông qua đó Chi nhánh cịn có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của mình.

nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo chất lượng nợ cho vay Bảng 3.4: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo chất lượng nợ vay

ĐVT: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nợ đủ tiêu chuẩn 891,00 1.179,00 1.656,00

Nợ dưới tiêu chuẩn 0 0 0

Nợ cần chú ý 0 0 0

Nợ nghi ngờ 0 0 0

Nợ có khả năng mất vốn 0 0 0

Nguồn: VietinBank – Chi nhánh 3

Qua 3 năm, 100% dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp đều là Nợ đủ tiêu chuẩn. Có được kết quả như trên là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp. Bộ phận quan hệ khách hàng đảm nhiệm vai trị thu hút khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống cũng như nhận định các khách hàng có tình hình hoạt động kinh doanh tốt, có uy tín trong lịch sử trả nợ vay. Bộ phận xử lý nợ đảm bảo thu hồi gốc và lãi đúng hạn; có những biện pháp kịp thời đối với các khoản nợ có nguy cơ chuyển sang nợ nhóm 2. Bộ phận tài trợ thương mại hỗ trợ nguồn vốn ngoại tệ góp phần tăng thêm lựa chọn khi vay vốn tại ngân hàng.

Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo đảm bảo tiền vay

Bảng 3.5: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo tài sản đảm bảo

ĐVT: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Có Tài sản đảm bảo 891,00 100,00 1.179,00 100,00 1.656,00 100,00

Khơng có tài sản ĐB 0 0 0 0 0 0

Tổng dư nợ 891,00 100,00 1.179,00 100,00 1.656,00 100,00

Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp tín dụng và thực hiện đúng quy định cho vay thì 100% các khoản vay đều có tài sản đảm

bảo. Tài sản đảm bảo có vai trị quan trọng, được xem như “phao cứu sinh” của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ, giúp ngân hàng xử lý các khoản nợ xấu phát sinh.

Hiện tại, khi hoạt động doanh nghiệp còn tồn tại nhiều khó khăn, yếu kém thì hình thức vay có tài sản đảm bảo sẽ góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng hơn, thay vì hình thức cho vay tín chấp. Thuận lợi của những khoản vay có tài sản đảm bảo khơng chỉ là hạn chế rủi ro mà cịn mang lại nhiều tiện ích trong q trình vay như khách hàng được vay vốn với hạn mức cao. Tuy nhiên, khi cho vay có tài sản đảm bảo, Chi nhánh nên cẩn trọng hơn trong khâu định giá tài sản hướng đến mục tiêu định giá sát giá thị trường và thực hiện định giá định kỳ với các dự án dài hạn, tránh sai sót nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng và cả ngân hàng.

Dư nợ cho vay KHDN theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 3.6: Tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Doanh nghiệp lớn 584,21 65,57 811,80 68,85 1.143,37 69,04

Doanh nghiệp vừa và nhỏ 306,79 34,43 367,20 31,15 512,63 30,96

Tổng dư nợ 891,00 100,00 1.179,00 100,00 1.656,00 100,00

Nguồn: VietinBank – Chi nhánh 3

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: VietinBank – Chi nhánh 3

Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng chứng tỏ vai trị của mình đối với thị trường, song các doanh nghiệp lớn cũng đang nỗ

Doanh nghiệp lớn

lực, phấn đấu tạo lực đẩy cho nền kinh tế. Từ bảng trên, cho thấy Chi nhánh đã đạt được hiệu quả rất cao trong hoạt động cho vay. Mặc dù Chi nhánh đã mở rộng cho vay đối với DNVVN, nhưng dư nợ DN lớn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 65% dư nợ KHD.

Những năm qua, tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất tăng cao, các DNVVN khó tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng nên tỷ trọng trên dư nợ ngày càng giảm. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp lớn có uy tín cao và trình độ trong cách lập phương án sản xuất kinh doanh khả thi mới đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, từ đó tỷ trọng dư nợ KHDN cũng dần tăng lên.

Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo quy mô

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Doanh nghiệp lớn 584,21 811,80 1.143,37 39% 41%

Doanh nghiệp vừa và nhỏ 306,79 367,20 512,63 20% 40%

Tổng dư nợ 891,00 1.179,00 1.656,00 32% 40%

Nguồn: VietinBank – Chi nhánh 3

Từ bảng số liệu trên, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của khách hàng doanh nghiệp lớn cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng tăng trưởng với tốc độ ngày càng tăng và đồng bộ với 40%. Đáng chú ý hơn là sự gia tăng vượt trội dư nợ DNVVN. Trong khi các doanh nghiệp lớn có nhiều ưu thế hơn khi vay vốn ngân hàng, thì các DNVVN vẫn được Chi nhánh tạo mọi điều kiện để cấp tín dụng một nhanh chóng, thuận lợi qua các chương trình hỗ trợ cho các DN quy mô nhỏ, cùng sự tận tình hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ cho các DNVVN. Vì vậy, Chi nhánh ln được sự tin cậy, tín nhiệm và tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng DNVVN.

Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn vay

Bảng 3.8: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo kỳ hạn

ĐVT: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Ngắn hạn 557,05 62,52 689,71 58,50 933,98 56,40

Trung và dài hạn 333,95 37,48 489,29 41,50 722,02 43,60

Tổng dư nợ 891,00 100,00 1.179,00 100,00 1.656,00 100,00

4119.0 3049.0 2644.0 2197.0 1272.860 1676.410 5000.0 4000.0 3000.0 2000.0 1000.0 .0

Dư nợ cho vay Nguồn vốn huy động

201020112012

Từ bảng số liệu trên, cơ cấu dư nợ cho vay đang chuyển dịch theo hướng tăng dư nợ trung và dài hạn. Cụ thể, từ năm 2010-2012 dư nợ trung và dài hạn tăng từ 37,48% đến 43,60%. Qua đó cho thấy Chi nhánh đã và đang quan tâm, chú trọng đến cơ cấu dư nợ cho vay, xác định dư nợ trung và dài hạn là trọng tâm tạo ra nguồn thu ổn định và lâu dài cho Chi nhánh. Tuy nhiên, đối với cho vay trung và dài hạn cần lưu ý tránh tình trạng bất cân xứng trong nguồn vốn. Bên cạnh đó, cho vay ngắn hạn cũng không ngừng tăng trưởng, tạo nên thế mạnh về tín dụng ngắn hạn cho Chi nhánh, đó là linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn, thu hẹp rủi ro tín dụng và tạo ra lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương - Chi nhánh 3 Luận văn tốt nghiệp đại học Phạm Thị Như Quỳnh 2013 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w