Nội dung của quy chế trả lương

Một phần của tài liệu QT06103_VuKimThanh (Trang 26 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận về quy chế trả lương

1.2.4. Nội dung của quy chế trả lương

Quy chế trả lương bao gồm các điều khoản quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc hình thành và phân phối tiền lương đối với các đơn vị, chức danh của người lao động trong doanh nghiệp và quy định việc tổ chức thực hiện những nguyên tắc này. Quy chế trả lương thường gồm 5 nội dung chủ yếu:

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương Chương III: Phân phối quỹ tiền lương

Chương IV: Tổ chức thực hiện Chương V: Điều khoản thi hành

1.2.4.1. Những quy định chung

Trong phần này thường đề cập đến:

- Mục đích, phạm vi và đối tượng áp dụng;

- Những căn cứ được dùng để xây dựng quy chế trả lương; - Những nguyên tắc trong trả lương;

- Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan.

1.2.4.2. Quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương * Nguồn hình thành quỹ tiền lương

Trong quy chế trả lương của một số doanh nghiệp, thường là doanh nghiệp nhà nước cần phải có nội dung quy định về nguồn hình thành quỹ tiền lương. Trong đó, cần đề cập cụ thể cơng thức xác định tổng quỹ tiền lương. Cơng thức này có thể dùng để tính trả lương cho người lao động hoặc dùng để hạch toán tiền lương.

Đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì khơng bắt buộc phải xác định nguồn hình thành quỹ tiền lương trong quy chế trả lương mà đầu tư xây dựng phương án trả lương cho phù hợp với tình hình tổ chức, quản lý và ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.

Trên thực tế, có nhiều cơng thức xác định nguồn hình thành quỹ tiền lương tùy thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp. Một số công thức phổ biến

Trong đó:

Tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp

Fđg: Quỹ tiền lương theo đơn giá

Có nhiều phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương, tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty để xác định quỹ tiền lương cho phù hợp, trong đó có một số phương pháp phổ biến như sau:

+ Đơn giá tiền lương được tính trên tổng doanh thu: tức là người lao động cứ tạo ra 1000 đồng doanh thu thì được tính bao nhiêu đồng tiền lương.

+ Đơn giá tiền lương được tính trên tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí (chưa bao gồm chi phí tiền lương): đơn vị tính là đồng/1000 đồng doanh thu trừ chi phí chưa có lương.

+ Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận: đơn vị tính là đồng/1000 đồng lợi nhuận.

+ Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi): đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm.

Fnđg: Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất - kinh doanh dịch vụ

khác ngồi đơn giá tiền lương được giao mà khơng xác định được trong đơn giá.

Fdp: Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.

Hàng năm, lãnh đạo cơng ty trích lập quỹ lương dự phịng từ quỹ lương thực hiện của năm trước để bổ sung vào quỹ lương năm sau liền kề để đảm bảo việc chi trả lương khơng bị gián đoạn. Quỹ lương dự phịng được trích lập khơng q 17% tổng quỹ lương.

*Sử dụng quỹ tiền lương

Tùy từng doanh nghiệp, cách thức xây dựng, mục đích sử dụng và nghiên cứu có thể chia ra thành các quỹ lương:

- Căn cứ vào mức độ ổn định của bộ phận lương: quỹ tiền lương cố định và quỹ tiền lương biến đổi.

- Căn cứ vào sự hình thành và sử dụng quỹ tiền lương: quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện.

1.2.4.3. Phân phối quỹ tiền lương

Đây là nội dung thể hiện cơng thức, cách tính tiền lương cụ thể cho từng bộ phận, từng lao động trong doanh nghiệp. Trong phần này thường đề cập đến:

- Phân phối quỹ tiền lương cho các đơn vị, bộ phận thuộc doanh nghiệp, bao gồm: bộ phận hưởng lương thời gian, bộ phận hưởng lương sản phẩm, cán bộ quản lý và phân phối đến người lao động.

- Các khoản phụ cấp: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, …

- Tiền thưởng các loại.

1.2.4.4. Tổ chức thực hiện

Phần này bao gồm các điều khoản quy định về: Thành phần, trách nhiệm của Hội đồng lương, trách nhiệm của người phụ trách đơn vị trong vấn đề về tiền lương.

- Thành phần của Hội đồng lương bao gồm: đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, đai diện Công đồn, người đứng đầu bộ phân Nhân sự, Kế tốn trưởng và những người khác nếu lãnh đạo công ty thấy cần thiết.

- Trách nhiệm của Hội đồng lương bao gồm: tham mưu cho lãnh đạo công ty; đánh giá, điều chỉnh tiền lương cho phù hợp với thực tiễn; phân bổ quỹ lương cho người lao động theo quy chế trả lương; tổ chức hướng dẫn cho người lao động nghiên cứu quy chế trả lương; các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác tiền lương.

- Trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong vấn đề tiền lương gồm: xác định quỹ tiền lương của bộ phận mình; tham gia xác định chức danh và mức độ phù hợp tiêu chuẩn của mỗi cá nhân trong bộ phận của mình; tham gia xác định mức lương cho mỗi cá nhân thuộc bộ phận mình, …

Trong quy chế trả lương, có thể khơng có chương này thì lãnh đạo doanh nghiệp phải có quy định riêng về nhiệm vụ của các cá nhân có trách nhiệm.

1.2.4.5. Điều khoản thi hành

Phần nay bao gồm các quy định về: - Thời gian có hiệu lực của quy chế.

- Vấn đề giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện quy chế. - Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy chế.

Doanh nghiệp có thể quy định thêm một số điều khoản khác nếu thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu QT06103_VuKimThanh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w