Các đề xuất, giải pháp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MADG (Trang 72 - 76)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING

3.2. Các đề xuất, giải pháp

Từ quá trình đánh giá hoạt động marketing – mix hiện tại của công ty, kết hợp với những đánh giá khách hàng lựa chọn và việc phân tích được ưu, nhược, thách thức và cơ hội hiện có của cơng ty, tác giả đã đưa ra các đề xuất và giải pháp cho hoạt động marketing – mix hiện nay của công ty như sau:

3.2.1. Sản phẩm

Bởi yếu tố đa dạng hóa sản phẩm cũng gây ra nhiều nhược điểm cho chính cơng ty khi khách hàng khó định hình được sản phẩm cốt lõi, và khi khách hàng khơng có ý định mua nhiều sản phẩm đồng thời cùng một nơi nhưng cứ được giới thiệu sẽ làm phản tác dụng. vì vậy đối với sản phẩm, cơng ty nên có nhiều biện pháp thay đổi: - Tạo nên những gói sản phẩm chi tiết: cơng ty thường chú trọng đến những sản phẩm lớn và quên các sản phẩm nhỏ như những thứ dùng thường ngày trong quầy pha chế (ly tách, ca đong…) vì vậy hàng chỉ bán được cho khách hàng đã được tặng hoặc khách hàng đến công ty chứ những khách hàng nhỏ lẻ không chú trọng đến, vậy nên cần truyền thông sản phẩm này chi tiết hơn.

- Sản phẩm nào được xem là dịch vụ kèm theo cần cụ thể hóa bằng văn bản để khách hàng hiểu rõ: để làm tăng giá trị mua hàng, doanh nghiệp đã thêm các dịch vụ kèm theo vào trong gói sản phẩm, tuy nhiên dịch vụ là thứ vơ hình cho nên khách hàng khó có thể thấy được. Vậy nên, cơng ty cần cụ thể hóa các dịch vụ bằng các văn bản trong hợp đồng mua bán, chỉ rõ giá trị xác thực để khách hàng hiểu hơn.

Đối với nhà phân phối sản phẩm:

- Cần có chính sách làm việc rõ ràng giữa thời gian giao và thời gian nhận kể từ ngày đơn hàng được gửi đi, tránh tình trạng chậm thời gian hoặc hư hỏng do phía nhà phân phối.

- Tìm được đối tác phân phối uy tín theo từng mảng: Thiết bị cà phê, in logo lên ly giấy, ly nhựa…

- Đa dạng hóa đối tác: Mỗi mảng có thể tìm đến 2 đối tác hỗ trợ cho nhau kịp thời khi đơn hàng tại công ty quá tải, như vậy việc đáp ứng cho khách hàng nhanh chóng hơn.

3.2.2. Giá cả

Giá sản phẩm chính là một trong những yếu tố cần quan tâm nhất trong cơng ty. Khó để khách hàng hiểu với mức giá đó khách hàng nhận lại rất nhiều tiện ích, bởi đi kèm sản phẩm là các dịch vụ bổ trợ. Tuy nhiên, dịch vụ ln mang tính vơ hình khó nhìn thấy được và tùy thuộc vào mỗi cảm nhận của mỗi người. Chính vì vậy để giải quyết chính sách giá cả, cơng ty cần:

- Hệ thống hóa các dịch vụ cụ thể, định giá cho các dịch vụ đi kèm đó.

- Đưa ra nhiều mức giá khác nhau để khách hàng lựa chọn: giá khơng bảo hành, bảo trì trọn đời; giá khơng bao gồm gói dịch vụ;…khi đó khách hàng vừa tự so sánh với túi tiền mình vừa nhìn nhận lại bản chất giá so với các đối thủ khác trong ngành.

- Sử dụng chiến lược giá cạnh tranh một số sản phẩm: đặc trưng ngành là độc quyền phân phối, nên để khách hàng so sánh, cơng ty có thể để một số sản phẩm giá mềm phổ biến nhằm vào thị hiếu người tiêu dùng.

3.2.3. Phân phối

Hiện nay, công ty đã trải qua 3 năm hoạt động, chính sách phân phối cần được phát triển để duy trì và phát triển hệ thống cơng ty bởi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu bão hịa:

- Phát triển mạnh thị trường Quảng Trị: thị trường màu mỡ vẫn ít ơng chủ lớn để ý đến trong khi chiến lược đã có. Cần nhanh chóng phát triển thị trường bằng cách tìm cộng tác viên và mở văn phịng đại diện tại Quảng Trị

- Đề xuất chính sách cộng tác viên: đa số cộng tác viên đều nhận được mức hoa hồng dựa theo thỏa thuận trên mối quan hệ chứ chưa có một mức phù hợp nào quy định rõ ràng. Vì vậy, tác giả đề xuất nên có hợp đồng và mức giá cụ thể cho cộng tác viên, như vậy việc phát triển số lượng cộng tác viên cũng trở nên dễ dàng hơn.

3.2.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

Các chiến lược thuộc về xúc tiến hỗn hợp công ty đang làm khá tốt, tuy nhiên một số khuyết điểm vẫn cịn, vì vậy cơng ty nên:

- Chú trọng đến hình ảnh quảng cáo: đầu tư đội ngũ Marketing chuyên nghiệp về xử lý hình ảnh và nội dung đăng tải trên mạng xã hội

- Thiết lập kênh marketing truyền thống vững chắc hơn: các hoạt động vềbiển hiệu quảng cáo, hoạt động xã hội chưa được cơng ty chú trọng đến chính vì thế nên có đội ngũ theo dõi thị trường chắc chắn hơn.

- Chú trọng đến nhận diện thương hiệu: ngồi logo ra, cơng ty nên chú trọng

phục nhân viên lịch sự, mỗi bộ phận có mỗi đồng phục phù hợp với mục đích làm việc của mỗi bộ phận.

3.2.5. Con người

- Chính sách quan tâm đến nhân viên: vì cơng ty quy mơ nhỏ và số lượng nhân viên không lớn, nên ban lãnh đạo thường bỏ qua các yếu tố quan tâm đến đời sống nhân viên. Tuy nhiên, để nhân viên phát huy được tiềm lực của mình, ban lãnh đạo nên chú trọng tới đời sống nhân viên của mình, ngồi cơng việc nên có những hoạt động đào tạo kỹ năng, hoạt động đoàn kết nhân viên với nhân viên, nhân viên với lãnh đạo…

- Đào tạo chéo các mảng sản phẩm và dịch vụ đối với nhân viên để nâng cao hiệu quả nhân sự trong cơng ty.

3.2.6. Quy trình dịch vụ

- Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng: đây là hoạt động chưa được chú trọng cao tại cơng ty, trong khi đó việc chăm sóc khách hàng tốt sẽ dẫn đến việc tái mua hàng cao hơn so với trước đó. Quy trình này cần được xây dựng và áp dụng vào đội ngũ chăm sóc khách hàng.

- Duy trì các quy trình dịch vụ cũ và phát huy tối đa ở mỗi quy trình.

3.2.7. Các yếu tố hữu hình

Các yếu tố hữu hình (vật lý) cơng ty đang làm rất tốt, bổ sung vào đó là việc tăng hình ảnh cơng ty qua các đại lý, nhà phân phối để khách hàng trực tiếp dễ dàng nhận biết hơn. Hệ thống các trang có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố phía nhà cung cấp, chính vì thế yếu tố hữu hình cần được đẩy mạnh hơn:

- Tăng cường nhân viên thị trường, tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn.

- Để các hình ảnh cơng ty tại các cửa hàng khách hàng, điều này cần được sự cho phép của khách hàng mình.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MADG (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w