Tác động của quá trình thực hiện CNH

Một phần của tài liệu Luan an phat trien thị truong ban le nong thon viet nam (Trang 38 - 43)

Cơng nghiệp hóa là q trình phát triển tất yếu của mọi quốc gia để đi đến một xã hội ngày càng văn minh, phồn thịnh [39]. Có nhiều quan niệm

khác nhau về CNH. Nhìn chung, về cơ bản, phần lớn các quan niệm đều thống nhất rằng trong thời kỳ CNH nền kinh tế có những cải biến cách mạng trên hai bình diện: kinh tế - kỹ thuật và kinh tế - xã hội.[42]

Về bình diện kinh tế - kỹ thuật, thông qua CNH, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn cho khu vực công nghiệp - khu vực mà năng suất lao động được nâng cao nhanh chóng. Do đó, CNH làm cho kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn, nhưng cũng làm cho chu kỳ kinh tế trở nên rõ nét hơn. Sản xuất công nghiệp phát triển, với đặc trưng quy mô lớn (sản xuất hàng loạt), sẽ cần nhiều đầu vào hơn và cần thêm thị trường tiêu thụ. CNH làm cho cả thương

mại nội địa lẫn thương mại quốc tế phát triển. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo

hướng giảm dần tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ.[42]

Về bình diện kinh tế - xã hội, CNH nảy sinh những vấn đề của riêng nó. Cùng với q trình CNH, đơ thị hóa sẽ phát triển. Sự hình thành và phát triển của các đô thị lại dẫn tới sự phát triển của xã hội đại chúng. Từ đó, chế độ chính trị và pháp luật cũng có những thay đổi. Những tập quán và truyền thống của xã hội nông nghiệp bị mai một. CNH làm tăng sự mất công bằng trong phân phối thu nhập giữa các địa phương, các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội. Cơng nghiệp phát triển thu hút nhiều lao động hơn, làm tăng thu nhập, nhưng do tính chu kỳ cũng dễ đưa người lao động đến tình trạng thất nghiệp. CNH dẫn tới ơ nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp gia tăng.

Các quá trình này sẽ tác động mạnh mẽ đến khu vực nơng thơn nói chung và thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nơng thơn nói riêng, cụ thể:

a/ Tác động đến “cầu” về hàng tiêu dùng trên thị trường nông thôn

+ Độ rộng thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nơng thơn có xu hướng thu hẹp so với thị trường đô thị. Độ rộng thị trường được xác định bởi diện tích lãnh thổ, qui mơ dân số và thu nhập bình qn đầu người. Q trình CNH tuy có tác động làm gia tăng thu nhập cho dân cư nơng thơn, nhưng cũng sẽ làm

thu hẹp diện tích và qui mơ dân số nông thôn với tốc độ ngày càng nhanh hơn. + Quá trình gia tăng thu nhập, chun mơn hố trong sản xuất, sự hình thành các vùng sản xuất chuyên canh qui mơ lớn và phân hố giàu nghèo sẽ làm cho “dải” nhu cầu tiêu dùng của dân cư có xu hướng ngày càng mở rộng và tạo ra nhiều thang bậc nhu cầu tiêu dùng tương ứng với các “ngưỡng” thu nhập khác nhau, cũng như các phân khúc người tiêu dùng theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp,.... Một bộ phận dân cư nơng thơn có thu nhập cao sẽ có xu hướng chuyển sang tiêu dùng những mặt hàng hố ở bậc nhu cầu cao hơn, hoặc hàng hóa cùng loại, nhưng có giá trị và giá trị sử dụng cao hơn.

+ Trong “dải” nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn, những thay đổi về cơ cấu nhu cầu tiêu dùng theo các nhóm hàng hố sẽ diễn ra liên tục và tương ứng với mức độ cải thiện thu nhập của người dân. Trong đó, tỷ trọng nhu cầu tiêu dùng về hàng hố lương thực - thực phẩm có xu hướng giảm dần và nhu cầu về các hàng hố đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại,... sẽ tăng nhanh hơn do cải thiện về điều kiện nhà ở, cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, cung cấp điện.

+ Q trình xây dựng các khu cơng nghiệp, khu đô thị mới sẽ làm gia tăng mật độ dân số và mức độ “đậm đặc” của nhu cầu tiêu dùng ở các vùng nơng thơn. Nói các khác, tính phân tán của nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nông thôn sẽ ngày càng giảm dần.

+ Cùng với xu hướng gia tăng mức độ đậm đặc của nhu cầu tiêu dùng, trên thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thơn cũng sẽ hình thành các đợt sóng tiêu dùng và sẽ diễn ra với ở qui mô và cường độ ngày càng lớn hơn.

+ Những tác động từ phía cung ứng, từ sự cải thiện về thu nhập và nhận thức của các đối tượng tiêu dùng sẽ tạo ra xu hướng cá biệt hóa nhu cầu của các thành viên trong hộ gia đình nơng thơn với nhiều thế hệ sinh sống sẽ ngày càng rõ nét, nhất là đối với các mặt hàng thuộc nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đối tượng tiêu dùng trẻ.

+ Do tác động của q trình cơng nghiệp hố và dòng di cư lao động trẻ, nhất là lao động nam từ khu vực nông thôn ra thành thị, vai trị nội trợ và mua sắm trong gia đình sẽ có xu hướng chuyển dần sang nhóm cao tuổi, hưu trí, nhất là nữ giới ở nhóm tuổi từ 40 - 55.

+ Nhu cầu mua sắm và tần suất mua sắm của người tiêu dùng trên thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn gia tăng do tác động của các yếu tố như: thu nhập; cung ứng hàng hoá của các nhà phân phối; chu kỳ sống của các mặt hàng tiêu dùng đang có xu hướng giảm do các doanh nghiệp sản xuất tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ;...

b/ Tác động đến “cung” về hàng tiêu dùng trên thị trường nơng thơn

Trong q trình thực hiện CNH, tăng trưởng của khu vực công nghiệp và dịch vụ sẽ duy trì ở tốc độ cao [46]. Khối lượng sản phẩm công, nông nghiệp cung ứng trên thị trường cả nước nói chung và thị trường nơng thơn nói riêng sẽ tăng lên. Đồng thời, các ngành dịch vụ cũng sẽ ngày càng hỗ trợ tích cực hơn và hiệu quả hơn cho phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nơng thơn. Các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận sẽ luôn hướng tới việc gia tăng thị phần. Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn là một thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Hơn nữa, do cầu về hàng hoá tiêu dùng trên thị trường nông thôn sẽ ngày càng được cải thiện, nên sẽ càng kích thích các nhà cung ứng (người sản xuất, phân phối) quan tâm phát triển các kênh phân phối trên thị trường nông thôn.

Dưới tác động của CNH và đơ thị hóa, hoạt động cung ứng hàng hố tiêu dùng trên thị trường nơng thơn sẽ diễn ra những xu hướng thay đổi như:

- Xu hướng gia tăng liên kết giữa các nhà sản xuất và các doanh nghiệp phân phối để tạo thành những kênh phân phối hợp lý nhằm gia tăng khả năng cung cấp hàng hố cho thị trường nơng thơn. Đây là xu hướng có nguồn gốc sâu xa từ xu hướng ngày càng chun mơn hố sâu của các nhà sản xuất và xu hướng khác biệt hoá trong tiêu dùng của các cá nhân.

- Trong các kênh phân phối hàng hố trên thị trường nơng thơn, vai trò của các nhà phân phối sẽ ngày càng lớn. Xu hướng này, một mặt do thị trường nông thôn rộng, trong khi mật độ nhu cầu còn thấp, các doanh nghiệp sản xuất sẽ khó phát triển mạng lưới bán lẻ đến từng khu vực thị trường nông thôn. Mặt khác, với triển vọng tăng trưởng về thu nhập của người tiêu dùng, các nhà phân phối sẽ tích cực mở rộng mạng lưới kinh doanh nói chung và mạng lưới bán lẻ nói riêng, trong đó có nơng thơn.

- Xu hướng thâm nhập ngày càng mạnh của thương mại điện tử vào thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn, trước hết là ở những vùng nông thôn phát triển năng động, có cơ sở hạ tầng viễn thơng tốt....

- Xu hướng phát triển hệ thống bán lẻ, phân phối theo hình thức nhượng quyền thương mại (franchising) cũng sẽ phát triển trên thị trường bán lẻ nói chung và thị trường bán lẻ ở nơng thơn nói riêng nhờ những lợi ích mà nó mang lại cho cả người nhượng quyền và người nhận sự nhượng quyền đó.

- Trong mơi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, bên cạnh việc đảm bảo hàng hoá phong phú về chủng loại, mẫu mã chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, doanh nghiệp nào có các dịch vụ phục vụ khách hàng tốt hơn thì khả năng thành cơng cao hơn. Các dịch vụ bổ sung trong q trình kinh doanh như: dịch vụ bao bì, đóng gói; vận chuyển hàng đến tận nhà; bảo hành sửa chữa; các dịch vụ hậu mãi; các dịch vụ phục vụ sự tiện lợi cho khách hàng như: kết hợp giữa nơi bán hàng và nơi giải trí (chiếu phim, chơi games, phịng vẽ, tơ vẽ nặn tượng…).

c/ Tác động đến cơ sở hạ tầng trên thị trường bán lẻ ở nông thôn

Trong thời kỳ thực hiện CNH, đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, viễn thông ở khu vực nông thôn sẽ diễn ra trước hết ở những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các trung tâm CNH và các vùng thuộc hành lang liên lạc giữa các trung tâm CNH hoá. Tiếp đến là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trực tiếp tại các vùng nơng thơn có qui mơ sản xuất, sản lượng sản phẩm

lớn nhắm hỗ trợ cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phát triển. Xu hướng phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông sẽ hỗ trợ cho hoạt động giao lưu hàng hố giữa khu vực nơng thôn với khu vực đô thị, giữa các vùng, miền với nhau.[39]

Cùng với xu hướng gia tăng cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, trong đó bao gồm cả những dịch vụ với tư cách là đầu vào cho hoạt động phân phối bán lẻ sẽ phát triển. Xu hướng này diễn ra sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bán lẻ ở nông thơn, như sự xuất hiện hình thức bán lẻ qua điện thoại, dịch vụ tư vấn khách hàng, dịch vụ giao hàng tại nhà,…

Dưới tác động của CNH, các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại ở nông thôn cũng sẽ phát triển theo hướng: thay thế dần các loại hình kết cấu hạ tầng bán lẻ truyền thống bằng các kết cấu hạ tầng bán lẻ hiện đại; hình thành các hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại khác phục vụ cho quá trình phát triển sản xuất và lưu thơng hàng hóa trên địa bàn nơng thơn.

Một phần của tài liệu Luan an phat trien thị truong ban le nong thon viet nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w