Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội. (Trang 53 - 56)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.5. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Đây chính là những khoảng trống mà luận án cần hướng tới để làm rõ. Các hướng nghiên cứu tiếp theo mà luận án phải thực hiện là:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã như khái niệm về cán bộ, công chức cấp xã, khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức cấp xã, khái niệm về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, nội dung chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã, nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, quy trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và các chủ thể tham gia q trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã. Trong đó có nghiên cứu đưa ra khung các tiêu chí đánh giá quy trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

Thứ hai, chỉ ra các nghiên cứu được tổng thuật ở chương 1 chưa có nghiên cứu

nào đánh giá toàn diện và một cách tổng quan về thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Từ đó, luận án này sẽ đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã trên địa bàn các huyện ngoại thành của Hà nội trên cơ sở khảo sát các đối tượng nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Từ phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách trên để chỉ ra những bất cập trong q trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian qua.

Thứ ba, Luận án hướng tới việc nghiên cứu quy trình thực hiện chính sách đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở Hà Nội để từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở Hà Nội trong những năm tới, nâng cao năng lực chuyên môn, thực thi công vụ và đạo đức của người cán bộ, công chức cơ sở trong bộ máy chính trị ở địa phương nhằm thực hiện vai trò là người đưa mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới mọi người dân.

Tác giả hy vọng với những nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc hồn thiện cơng tác thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã ở Hà Nội; góp phần vào sự nghiệp phát triển Thủ đơ Hà Nội và đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Kết luận chương 1

Trong các nghiên cứu đã được đề cập ở Chương 1 có thể thấy được một số nội dung như sau: các nghiên cứu về cán bộ, cơng chức cấp xã trong bộ máy hành chính ở cơ sở, các nghiên cứu về thực trạng đội ngũ cán bộ, cơng chức ở cơ sở để từ đó đề cập đến vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, các nghiên cứu về chính sách đối với cán bộ, cơng chức cấp xã trong đó có chính sách đãi ngộ, chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này, các nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hiện nay. Tuy nhiên các nghiên cứu này đều dựa trên quan điểm quản trị nguồn nhân lực, quản lý giáo dục, quản lý công để đề cập đến vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Ngay cả những nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã thì quan điểm của các các giả này vẫn xuất phát từ lý luận quản trị nguồn nhân lực, quản lý công và dưới góc độ nghiên cứu lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã. Gần đây có một số luận văn ngành chính sách cơng của một số tác giả nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở phạm vi một số huyện ở Hà Nội. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng còn rất sơ sài chỉ nêu lên một vài khía cạnh trong thực hiện chính sách này ở phạm vi một vài xã, phường trong huyện và chưa có khảo sát sâu về q trình thực hiện chính sách, cũng như đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện này ở địa phương. Hơn nữa, sau khi nói về vấn đề thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức cấp xã, các nghiên cứu này cũng đưa ra các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã dựa vào lý luận phát triển nguồn nhân lực và lý luận về quản lý giáo dục chứ khơng dựa vào lý luận của chính sách cơng.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP XÃ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội. (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w