Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Chính sách đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
2.2.1. Khái niệm
Theo giáo trình của Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, chính sách đào tạo bồi dưỡng là “thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến việc phát triển kỹ năng, trình độ của người lao động” [104, tr15]. Như vậy, có thể thấy rằng đối tượng của chính sách đào tạo là cán bộ, cơng chức làm việc trong cơ quan nhà nước và việc ban hành chính sách đào tạo cơng chức phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đồng thời, Luật cán bộ, cơng chức năm 2008 xác định “Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng”. [90, tr21]
Trên quan điểm về chính sách cơng nói chung và nhiệm vụ của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức, với vấn đề chính của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức là một định hướng mang tính chính trị quan trọng của nhà nước nhằm nâng cao năng lực thực hiện công vụ của đội ngũ cán bộ cơng chức, do vậy, có thể đưa ra khái niệm về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức như sau: Trong hệ thống các
chính sách nhằm phát triển đội ngũ cơng chức của Nhà nước, bao gồm trong đó là chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã. Chính sách đó là tập hợp
các quyết định chính trị của Nhà nước tác động đến đối tượng cán bộ, công chức cấp xã bao gồm nhiều hoạt động từ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng chương trình đào tạo, lựa chọn phương pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn người đi học, chế độ đãi ngộ đối với người học và công tác kiểm tra công tác cử công chức đi học sao cho công tác đào tạo công chức đảm bảo về chất lượng, phù hợp về số lượng để công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức cấp xã là phương tiện thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở cấp xã của Nhà nước. Căn cứ vào nội dung của chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
2.2.2. Nội dung của chính sách đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp xã
2.2.2.1. Mục tiêu chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025, cụ thể tại Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/1/2016, với mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức chun nghiệp có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Chính phủ cũng nêu rõ mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng, theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017, là trang bị kỹ năng, kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức chun nghiệp, có bản lĩnh chính trị và năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng sự nghiệp phát triển của đất nước, yêu cầu phục vụ nhân dân. Quyết định số 4072/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05 tháng 10 năm 2016 Phê duyệt chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức, kiến thức, trình độ chun mơn, năng lực - kỹ năng quản lý, điều hành và thực thi cho cán bộ xây dựng nơng thơn mới ở các cấp (trong
đó có cấp xã) và cán bộ trong hệ thống chính trị, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2016 - 2020. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: 100% cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới các cấp, 70% cán bộ trong hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng nơng thơn mới. Từ những văn bản trên có thể xác định mục tiêu của chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã như sau:
Mục tiêu của chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã là khuyến khích cán bộ, cơng chức, học tập và tự học để khơng ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; đồng thời xây dựng hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; bên cạnh đó là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức; tổ chức hệ thống quản lý và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, sao cho khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.
Bên cạnh mục tiêu trên, để tạo điều kiện và cơ sở vững chắc cho hoạt động của CBCC cấp xã, nâng cao sự ảnh hưởng và vai trị của CBCC cấp xã đối với q trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước, địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị cũng như đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của mỗi chức danh, ngạch cơng chức, thì việc định hướng để trang bị, phát triển tri thức, nâng cao khả năng làm việc sáng tạo, khả năng độc lập và khả năng làm việc tập thể, khả năng tư duy khoa học của CBCC cấp xã. Đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã thông qua việc bồi dưỡng, trang bị các kỹ năng cần thiết cho họ, do nếu khơng có khả năng thích ứng và khơng có phương pháp làm việc khoa học thì người học khơng thể đáp ứng được các tiêu chí của nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu phát triển, với nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu khả năng đáp ứng với sự thay đổi nhanh của môi trường làm việc trong nước và quốc tế.
2.2.2.2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã a) Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước
(1) Về bồi dưỡng
- Lý luận chính trị: các chức danh cán bộ, cơng chức cấp xã sẽ được bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; đồng
thời cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng; cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định.
- Kiến thức quản lý nhà nước: theo tiêu chuẩn chức danh công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, các cán bộ sẽ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; đồng thời cập nhật kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành, cũng như phương pháp, kiến thức để thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; cập nhật kiến thức văn hóa cơng sở, kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.
- Cập nhật, nâng cao kiến thức và năng lực về hội nhập quốc tế.
- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo các chương trình quy định cho cán bộ, cơng chức cấp xã.
- Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định; tiếng dân tộc cho cán bộ, cơng chức, viên chức cơng tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
(2) Về đào tạo
- Tùy theo điều kiện và yêu cầu phát triển của từng vùng, miền sẽ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học cho cán bộ, công chức cấp xã.
- Với các cán bộ, cơng chức có chun mơn phù hợp, có quy hoạch sử dụng lâu dài, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao thì sẽ khuyến khích tự học và đào tạo trình độ sau đại học, đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3) Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi:
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng ngồi các nội dung đào tạo, bồi dưỡng trong nước còn hướng tới đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài với các nội dung: chính sách cơng, dịch vụ cơng; quản lý hành chính cơng; quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực; xây dựng tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, điều hành các chương trình kinh tế-xã hội; kiến thức hội nhập quốc tế. Cán bộ, cơng chức cấp xã có thể được tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài đối với lĩnh vực mà các cơ sở đào tạo ở Việt Nam chưa đào tạo.
2.2.2.3. Các giải pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ, việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC có thể được thực hiện thơng qua nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo, bồi dưỡng tập trung, bán tập trung, vừa học vừa làm, bồi dưỡng từ xa phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng. Theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ, các cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC được tổ chức như sau:
Thứ nhất, đào tạo tập trung: đây là hình thức đào tạo mà người học phải dành
toàn bộ thời gian cho học tập và nghiên cứu theo quy định của chương trình tại cơ sở đào tạo, tùy từng bậc học mà thời gian tập trung tại cơ sở đào tạo được quy định nhiều hay ít nhằm bảo đảm việc học tập, nghiên cứu. Trong đó, bậc trung học chuyên nghiệp có thời gian tập trung là 2 năm, bậc cao đẳng thì có thời gian tập trung là 3 năm, còn bậc đại học tùy theo khối ngành đào tạo tại từng cơ sở đào tạo mà thời gian tập trung học tập từ 4 năm trở lên; về bậc đào tạo sau đại học, chương trình thạc sĩ phải có thời gian học tập trung 2 năm;quy định về thời gian đào tạo tiến sĩ là từ 4 năm đối với người có bằng đại học và từ 2 đến 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ.
Thứ hai, đào tạo bán tập trung: đây là hình thức đào tạo mà học viên vừa
công tác tại cơ quan, vừa theo học một số ngày quy định, có thể là một số buổi trong tuần hoặc một số ngày trong tháng. Học viên được tạo điều kiện học tập xen kẽ với làm việc: trong q trình học, học viên sẽ có ngày học, ngày làm việc, hoặc tuần học, tuần làm việc, giúp học viên không bị gián đoạn thời gian làm việc q lâu, vẫn có thể giải quyết cơng việc của công chức đảm nhiệm tại cơ quan, đơn vị công tác... mà không làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức. Đối với hình thức đào tạo này, người học được bố trí thời gian để thực hiện các cơng tác của bản thân tại cơ quan, nhưng tổng thời gian dành cho học tập và nghiên cứu tập trung tại cơ sở đào tạo phải bằng thời gian đào tạo theo hình thức tập trung.
Thứ ba, đào tạo vừa làm vừa học: về mức độ phổ biến thì đây hình thức đào
tạo phổ biến nhất, học viên chủ yếu là những người đang đi làm. Mỗi chương trình đảm bảo các yêu cầu về nội dung giống như nội dung chương trình hệ chính quy cùng trình độ đào tạo, được xây dựng tương ứng cho từng ngành và chuyên ngành đào tạo
cụ thể. Về thời gian để hồn thành một chương trình theo hình thức vừa làm vừa học sẽ dài hơn từ nửa năm đến một năm so với chương trình đó ở cùng trình độ hệ chính quy.
Thứ tư, đào tạo từ xa: đây là hình thức học dựa trên cơ sở các cơ sở đào tạo tổ
chức cung ứng tài liệu và hướng dẫn người học, từ đó phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của mỗi cá nhân. Hình thức ĐTBD từ xa thơng qua sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn hiện đang là một hình thức ĐTBD rất được quan tâm, nhờ sự phát triển cơng nghệ thơng tin, với mục đích của loại hình đào tạo này là tạo cơ hội cho những người khơng có cơ hội đến lớp, người đang làm việc, được học tập, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức. Người học theo hình thức này chủ yếu là tự giác, tự học, kiên trì, quyết tâm qua giáo trình, phần mềm vi tính, phát thanh, truyền hình, băng hình, băng tiếng, các phương tiện nghe nhìn cá nhân, mạng Internet, các tổ hợp truyền thơng đa phương tiện... (có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt không gian và thời gian) dưới sự tổ chức của cơ sở đào tạo.
Học viên sẽ chọn lựa hình thức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp, tùy theo điều kiện thực tế của từng cá nhân, từ đó giúp họ vừa có thể dễ dàng tham gia học tập trau dồi, rèn luyện kiến thức, đồng thời vừa có thể hồn thành cơng việc đang phụ trách tại cơ quan, đơn vị.
2.2.2.4. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức đến từ ngân sách nhà nước cấp, kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập và các nguồn khác bảo đảm.
- Nhà nước hiện nay có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số.
2.2.2.5. Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện - Bộ Nội vụ với quyền hạn và nhiệm vụ sau:
Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản
quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch, quản lý, hướng dẫn công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước; hướng dẫn thực hiện chiến lược, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau khi được phê duyệt, ban hành; theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức ở nước ngồi theo thẩm quyền; tổng hợp nhu cầu, đề xuất kinh phí đào tạo, bồi dưỡng gửi Bộ Tài chính cân đối, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền; quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Các trường chính trị tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương, các Trung tâm