- Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSNDTC
4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Qua phân tích ở trên có thể thấy, bên cạnh những mặt đã đạt được, so với yêu cầu thực tiễn thì hoạt động giám sát của Quốc hội vẫn cịn nhiều hạn chế. Cơng tác giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả của hoạt động này chưa cao. Những tồn tại này có thể xuất phát từ cả ở nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
4.1. Về nguyên nhân khách quan
Ngun nhân khách quan quan trọng nhất đó là, mơ hình tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa có tiền lệ trong lịch sử. Chính vì cơng việc mới mẻ này mà chúng ta vừa phải tìm tịi, vừa phải rút kinh nghiệm nên đã gặp khơng ít khó khăn, vấp váp. Do đó, những vấn đề mới đặt ra trong nhận thức về mơ hình, về nguyên lý tổ chức, về khả năng vận dụng thực tế địi hỏi phải có thời gian thử thách và có cách đánh giá khoa học.
4.2. Nguyên nhân chủ quan
4.2.1. Nhận thức chưa thống nhất và đúng đắn về vị trí, vai trị giám sát của Quốc hội
Thực tế nước ta hiện nay vẫn còn quan niệm rằng, trong điều kiện một Đảng cầm quyền, khơng có sự tồn tại của các đảng đối lập thì việc Quốc hội tiến hành hoạt động giám sát chỉ là hình thức hoặc nếu tiến hành một cách thường xuyên và quan tâm sâu tới hoạt động giám sát thì lại cho rằng đó là việc “gây khó khăn” cho các cơ quan nhà nước khác. Ngoài ra, cần phải nhắc tới tâm lý của nhiều cơ quan nhà nước và của nhiều người dân khi cho rằng việc Quốc hội giám sát chỉ là “để đấy”, khơng có tác dụng và khơng có chế tài
đi kèm hậu giám sát nên vị trí của Quốc hội vẫn chưa được nâng lên.
4.2.2. Cơ chế pháp lý về giám sát chưa được hoàn thiện
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội còn quy định tương đối chung chung hoặc chưa thực sự phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung một cách kịp thời. Đáng quan tâm nhất hiện nay đó là việc chưa có các quy định về chế tài hậu giám sát. Thực tế hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội hiện nay cho thấy, các kết luận giám sát mới chỉ dừng lại ở việc “nhắc nhở”, đưa ra “lời khun” mà thực tế khơng có quyền gì rõ ràng. Điều này làm cho đối tượng chịu sự giám sát không chịu sự ràng buộc cụ thể nào với các cơ quan tiến hành giám sát. Tức là hệ quả của hoạt động giám sát không được xác định rõ ràng.
Chính từ điều này đã đặt ra việc sửa đổi Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội liên quan tới các nội dung về phạm vi giám sát, đối tượng giám sát, hệ quả giám sát, cơ chế xử lý các kiến nghị khi không được thực hiện…
4.2.3. Sự phân biệt giữa giám sát của Quốc hội với giám sát của các cơ quan chức năng khác là chưa rõ
Thực tế cho thấy, do hoạt động giám sát của Quốc hội có khi chưa được phân biệt rõ với hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát cũng như hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan của Chính phủ nên thời gian qua có những lĩnh vực giám sát bị chồng chéo về phạm vi, đối tượng, phương thức giám sát, thẩm quyền giám sát [13, tr 146].
Bên cạnh đó, các cơ chế giám sát và sự phối hợp giám sát giữa các cơ quan thực hiện chức năng giám sát, trong đó Quốc hội giữ vị trí tối cao chưa được xây dựng đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực và hiệu quả giám sát, làm chất lượng của các đợt giám sát khơng được như mong muốn, uy tín và vai trị của Quốc hội trong việc thực hiện chức năng giám sát không được
đánh giá cao.
4.2.4. Nguyên tắc tổ chức của các cơ quan của Quốc hội chưa hợp lý UBTVQH: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật tổ chức Quốc hội thì
UBTVQH là cơ quan thường trực của Quốc hội và Điều 7 Luật tổ chức Quốc hội quy định UBTVQH có rất nhiều nhiệm vụ, quyền hạn. Trong khi đó, chủ yếu thành viên của UBTVQH là hoạt động kiêm nhiệm (10 Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, 01 lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, 02 Trưởng Ban của UBTVQH). Do đó, các thành viên này phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau liên quan tới việc điều hành các đơn vị của mình, đồng thời vừa phải bảo đảm dành đủ thời gian và công sức cho hoạt động của UBTVQH (các phiên họp hằng tháng của UBTVQH). Điều này dẫn tới việc ảnh hưởng tới chất lượng của các phiên họp của UBTVQH, đồng thời cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan của Quốc hội được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội.
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội: Việc tổ chức cơ cấu của các Ủy ban của Quốc hội nước ta chưa được thực hiện trên một cơ sở nào rõ ràng. Một số ủy ban được phân chia theo lĩnh vực hoạt động (tư pháp, kinh tế, tài chính – ngân sách, đối ngoại…), một số khác lại được phân chia theo đối tượng (dân tộc) hoặc đan xen cả 2 ( khoa học, công nghệ và mơi trường; văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng). Điều này dẫn tới sự chồng lấn trong hoạt động của các ủy ban, đồng thời lại chưa bao hàm hết các mặt của đời sống kinh tế xã hội, ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định phạm vi và đối tượng chịu sự giám sát.
Trong khi tổ chức của các cơ quan của Chính phủ là gần 30 bộ và cơ quan ngang bộ thì các cơ quan của Quốc hội chỉ là 10 Ủy ban. Điều này đã dẫn tới việc một số Ủy ban phải phụ trách lĩnh vực hoạt động của nhiều bộ khác nhau. Ví dụ, Ủy ban tư pháp của Quốc hội phải phục trách các lĩnh vực
của nhiều cơ quan như: 1. TANDTC, 2. VKSNDTC, 3. Bộ Công an, 4. Bộ tư pháp, 5. Thanh tra Chính phủ. Điều này dẫn tới hiệu quả giám sát của các ủy ban của Quốc hội đối với các bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ trên thực tế khơng cao.
Ngồi ra, một điểm bất cập nữa là cơ cấu các thành viên của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban là không hợp lý. Số thành viên kiêm nhiệm của các ủy ban chiếm tỷ lệ lớn, trong khi chỉ 1/4 số thành viên là hoạt động chuyên trách. Để tiến hành thẩm tra hoặc giám sát về một nội dung gì thì phiên họp tồn thể của ủy ban thường chỉ được 2/3 số lượng thành viên tham gia dự họp, điều này dẫn tới việc chất lượng của phiên họp toàn thể chưa cao và dẫn tới 1 thực tế là bộ phận thường trực của ủy ban tiến hành làm chủ yếu các cơng việc của ủy ban đó. Điều này làm ảnh hưởng tới nguyên tắc làm việc tập thể của các ủy ban.
Kết luận Chương 2
Từ việc phân tích q trình hình thành và phát triển những quy định của pháp luật trong nước về quyền giám sát tối cao của Quốc hội thông qua 4 bản Hiến pháp từ năm 1945 đến nay, có thể thấy quyền giám sát của Quốc hội được ghi nhận là quyền giám sát tối cao và phạm vi thực hiện quyền giám sát tối cao là toàn bộ hoạt động của nhà nước. Cả 4 bản Hiến pháp đã có nhiều quy định nhằm xác định các nội dung liên quan tới quyền giám sát tối cao, chủ thể thực hiện quyền giám sát, phương thức thực hiện giám sát, làm nền tảng cho việc thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.
Dựa trên cơ sở lý luận, pháp lý và các tiêu chí đánh giá, chương này tập trung vào việc phân tích, đánh giá, nêu ra những tồn tại, hạn chế hiệu quả hoạt
động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong thời gian qua. Trên cơ sở phân tích thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có thể nhận thấy, mặc dù hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, có tác động tích cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội nhưng thực tế vẫn cho thấy, Quốc hội vẫn chưa thực hiện chức năng giám sát của mình thật sự có hiệu quả theo thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp, pháp luật và vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của một bộ phận cử tri trong cả nước.
Thực tế cho thấy những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội là do:
- Nhận thức chưa đúng về vai trò, phạm vi, đối tượng chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội;
- Chưa nhận thức đúng và hiểu không thống nhất về đối tượng, nội dung và cách hiểu về quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội;
- Chưa có cơ chế giám sát đồng bộ và chế tài cụ thể đối với từng cá nhân, tổ chức;
- Các quy định về quy trình, thủ tục hoạt động giám sát khơng rõ ràng, cịn thiếu;
- Các bảo đảm cần thiết cho hoạt động giám sát chưa đầy đủ.
Việc phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội mang tính hệ thống, tồn diện, dựa trên các quy định của pháp luật, tổ chức nhà nước, các vấn đề thực tiễn diễn ra trong hoạt động thường xuyên của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Những vấn đề được nêu ra là cơ sở đề đưa ra các giải pháp hoàn thiện các mặt hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3