Lựa chọn, thiết kế mới đồ gá hàn

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÔN HỌCCÔNG NGHỆ HÀN NÓNG CHẢYĐề tài:“Thiết kế quy trình công nghệ hàn để chế tạo kết cấu vỏ thùng chứa khí” (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ QUY TRÌNH LẮP GHÉP VÀ HÀN SẢN PHẨM

4.1. Phân tích, thiết kế quy trình lắp ghép và hàn

4.1.1. Lựa chọn, thiết kế mới đồ gá hàn

Căn cứ vào hình dáng, kích thước và dạng liên kết hàn ta tiến hành phân tích để lựa chọn đồ gá hàn tiêu chuẩn hoặc thiết kế đồ gá mới ( đồ gá phi tiêu chuẩn ) đối với từng liên kết hàn như sau:

Các mối hàn No2 và No4: là mối hàn hết chu vi trịn, từ đó chọn đồ gá cần – cột

chun dùng.

Hình 4.1: Đồ gá cần – cột chuyên dùng

+ Cấu tạo gồm các bộ phận: Cần, cột, tay hàn, cơ cấu quay, cơ cấu nâng hạ, vươn cần, cơ cấu dẫn hướng, mỏ hàn, hệ thống điện.

+ Cơ cấu nâng, hạ cần chuyển động bằng trục vít, dẫn động bằng động cơ điều khiển bằng biến tần đảm bảo độ ổn định, chính xác về vị trí và tốc độ.

+ Máy hàn cần cột chuyên dùng hàn các chi tiết trịn xoay theo đường sinh hoặc chu vi. Đó là các bồn, bể, ống lớn… trong các ngành cơng nghiệp: dầu khí, kết cấu nhà máy điện, sản xuất bồn, bể công nghiệp.

+ Nguyên lý hoạt động của cơ cấu con lăn: Đồ gá quay, sử dụng cơ cấu con lăn, có tác dụng định vị 4 bậc tự do theo nguyên lý hai khối V ngắn, và tạo ra chuyển động quay của phơi, khi hàn khơng thực sự có lực nào lớn từ mỏ hàn tác động dẫn đến sai lệch kích thước, mặt khác bản thân chi tiết có trọng lượng lớn, từ đó khơng u cầu cao kẹp chặt.

Đồ án Cơng Nghệ Hàn Nóng Chảy GVHD: PGS. Vũ Huy Lân

Hình 4.2: Đồ gá quay (turning roll) – cơ cấu con lăn

Mối hàn No5: là mối hàn đường sinh thùng chứa, có thể dùng đồ gá cần - cột ở trên hoặc

khối V ngắn để gá đặt khi hàn.

Hình 4.3: Đồ gá khối V ngắn định vị thân thùng chứa

- Để tiết kiệm về kinh tế tác giả quyết định sử dụng đồ gá cần - cột và ở đồ gá con lăn ta cố định con lăn không cho chuyển động.

- Ngồi ra trong q trình hàn đính dọc đường sinh của chi tiết thân bình cần phải có cơ cấu kẹp chặt, để đơn giản ở đây tác giả chọn cơ cấu kẹp chặt bằng bulong thông qua một tấm đệm có tác dụng dữ thuốc và truyền lực kẹp. Khi kẹp bulong sẽ được siết vào và truyền lực qua tấm đệm để giữ chi tiết cần hàn.

Đồ án Cơng Nghệ Hàn Nóng Chảy GVHD: PGS. Vũ Huy Lân

Mối hàn No1 và No3: dường hàn là dạng đường cong giao nhau của trụ với chỏm cầu,

trụ với trụ khơng cùng bán kính. Trong kết cấu, bằng cách vát mép đã chọn ở mục 3.7, hình 3.22, hai chi tiết đã tự định vị với nhau, khơng cần thêm đồ gá ngồi.

- Nguyên lý: sử dụng mặt trụ ngoài của phần trụ nhỏ định vị 2 bậc tự do, và vai trụ định vị thêm 1 bậc tự do tịnh tiến

Hàn đính thân bình với nắp và đáy bình: ta tiếp tục sử dụng đồ gá con lăn

- Nguyên lý: Cả thân bình và nắp bình (hoặc đáy bình) cùng được đặt lên con lăn, và tác động thêm một lực lên nắp bình (hoặc thân bình) như hình 4.17. Với nguyên lý định tâm của khối V, ta sẽ đảm bảo độ đồng tâm của thân bình với nắp bình (hoặc đáy bình).

Chuẩn gá kẹp và định vị phôi trên đồ gá:

Chuẩn định vị (gá kẹp) khi hàn đường hàn dọc thân bình chính là mặt trụ ngồi của thân bình. Nó là chuẩn thơ, cịn các khối V hoặc bốn con lăn của tuning roll chính là đồ để định vị bốn bậc tự do.

Với các mối hàn khi chuẩn là mặt trụ trong thì chuẩn định vị (kẹp chặt) chính là lỗ. Đây là chuẩn thơ, lúc này đồ định vị chính là bộ gá ba càng hoặc bộ đồ gá ba trụ định vị.

Với bộ đồ gá tự chế tạo thì chuẩn định vị (kẹp chặt) chính là các bề mặt tiếp xúc với đồ gá ba trụ và bề mặt đế. Đây là những chẩn thô trong gia công. Và bộ đồ gá ba trụ định vị cũng như bề mặt đế lúc này trở thành các chuẩn định vị.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÔN HỌCCÔNG NGHỆ HÀN NÓNG CHẢYĐề tài:“Thiết kế quy trình công nghệ hàn để chế tạo kết cấu vỏ thùng chứa khí” (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w