Hình 13. Sơ đồ cung cấp điện của Nhà máy
* Nhận xét chung:
Nhà máy Luyện Gang - Công ty CP Gang Thép Thái nguyên sau khi qua cải tạo dự án nâng cấp giai đoạn I có rất nhiều hệ thống được trang bị điện tự động hoá
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 41
PHẦN IV.
NHIỆM VỤ CỦA KĨ THUẬT VIÊN CƠ ĐIỆN 4.1. Vấn đề an toàn
- Nhà máy trang bị, cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho người công nhân, cán bộ kĩ thuật khi tham gia vận hành sữa chữa.
- Trang bị kiến thức an toàn lao động, an toàn trong sản xuất.
Các hệ thống, dây chuyền sản xuất, được thiết kế có các hệ thống báo động kèm theo như chuông báo động sự cố…
4.2. Nhiệm vụ của người cán bộ kĩ thuật
4.2.1.Quản lý thiết bị máy móc
Bao gồm:
- Các hồ sơ liên quan đến máy móc thiết bị - Chế độ vận hành và quy trình bảo dưỡng
- Sửa chữa và tính toán lại trong một số trường hợp đặc biệt
- Điều tra các nguyên nhân sự cố thiết bị, hư hỏng trong sản xuất, đề xuất các biện pháp xử lý và vận hành
- Thiết kế các chi tiết, lập công nghệ gá lắp và quy trình sửa chữa thiết bị - Xây dựng các chỉ tiêu, tiêu hao vật tư năng lượng và nhân lực cho công tác sửa chữa.
- Kiểm tra việc chấp hành các hướng dẫn về vận hành và bảo dưỡng các thiết bị, kiểm tra độ chính xác và tình trạng hoạt động của thiết bị.
- Kiểm tra tình hình sửa chữa thiết bị, chất lượng và nghiệm thu thiết bị sau sửa chữa và gia công
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 42
- Biên soạn và bổ sung các quy trình, quy phạm vận hành thiết bị
- Lập dự toán và cùng các phòng liên quan thanh quyết toán sửa chữa lớn các công trình lắp đặt mới.
4.2.2. Quản lý con người
Ở người cấp phân xưởng người nhân viên còn phải quản lý: - Chế độ bảo hộ lao động với người lao động.
- Đào tạo tay nghề và kiểm tra nâng bậc cho công nhân. - Chăm lo đời sống của người lao động.
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên Trang 43
PHẦN V.
NHẬN XÉT CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP
Trong quá trình thực tập tại nhà máy Luyện Gang - Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên với vai trò là người sinh viên thực tập em đã được các cô, chú trong nhà máy hướng dẫn tận tình, tiếp xúc với các thiết bị dây chuyền trong thực tế sản xuất theo đúng chuyên ngành mà mình đã học. Qua thời gian thực tập dù ngắn ngủi nhưng đã giúp những người sinh viên như em củng cố lại những kiến thức lý thuyết trên ghế nhà trường và nhiều kiến thức thực tế, hiểu rõ hơn về những quy tắc an toàn, thao tác quy trình làm việc của người làm kĩ thuật trong nhà máy, tiếp xúc và cọ xát với nhiều thiết bị đo lường điều khiển tự động có trong công nghiệp, tìm hiểu cách khắc phục sửa chữa các sự cố hỏng hóc của máy móc và thiết bị.
Qua quá trình tiếp xúc với thực tế em thấy các thiết bị máy móc của nhà máy được trang bị các hệ thống điều khiển logic PLC, hệ thống điều khiển giám sát, điều khiển tập trung cho các dây chuyền sản xuất. Nhà máy luyện gang là một trong những đơn vị được đầu tư nhiều hệ thống tự động hiện đại nhất của Công ty có thể đáp ứng được tình hình sản xuất hiện nay. Nhưng lịch sử hình thành công ty lâu đời, một số hệ thống đã cũ phải hoạt động liên tục kém ổn định và kém độ tin cậy hay xảy ra hỏng hóc luôn cần thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng.
Để tăng năng suất lao động giảm thiểu những tác hại đến môi trường và sức khỏe người làm việc trong quá trình luyện gang thì cần liên tục đổi mới công nghệ sao cho phù hợp với nhu cầu của tương lai. Đó mới chỉ là những ý kiến chủ quan của riêng cá nhân em mong thầy cô và các bạn cùng góp ý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Nguyễn Ngọc Sơn