Khảo sát hiệu quả kinh tế nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae So

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi trồng loài nấm bào ngư mới phát hiện ở vườn quốc gia cát tiên pleurotus cornucopiae (Trang 67 - 78)

hiệu quả kinh tế của nấm Pleurotus cornucopiae với loài Pleurotus florida đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay.

Thời gian hình thành quả thể của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae

Pleurotus florida được nuôi trồng tại trại nấm Vườn Quốc Gia Cát Tiên ở nhiệt độ 26-300C, độ ẩm 65-70% được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.10. Thời gian hình thành quả thể của nấm Bào ngư Pleurotus

cornucopiae và Pleurotus florida sau khi bịch mạt cưa lan kín.

Loài Thời gian (ngày) Vị trí hình thành quả thể

P. cornucopiae 10-12 Đầu cổ nút

14-17 Vết rạch bịch

P. florida 12-15 Đầu cổ nút

19-25 Vết rạch bịch

Thời gian theo dõi và tỷ lệ nhiễm tạp của hai loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida trong hai đợt thu hái quả thể tính theo đơn vị gam

khối lượng quả thể tươi/ 1 bịch mạt cưa thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.11. Thời gian và tỷ lệ nhiễm tạp của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida trong hai đợt thu hái quả thể.

Đợt thu hái quả thể Loài Thời gian (ngày) Tỷ lệ nhiễm tạp (%)

Đợt 1 P. cornucopiae 35 0

P. florida 13,363

Đầu đợt 2 P. cornucopiae 10 0

P. florida 9,090

Khối lượng trung bình quả thể tươi hai loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida / 1 cụm quả thể thu hái ở đợt 1 có kết quả như sau:

Bảng 3.12. Giá trị trung bình khối lượng mẫutươi/ 1 cụm quả thể hai loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida ở đợt 1 thu hái quả thể.

Loài khối lượng trung bình quả thể

tươi/ 1 cụm quả thể Đơn vị Kết quả

P. cornucopiae Quả thể hình thành đầu cổ nút

Gam mẫu tươi/ 1 búi quả thể 108,848 Quả thể hình thành ở vết rạch 38,790 P. florida Quả thể hình thành đầu cổ nút 138,962 Quả thể hình thành vết rạch 54.635

Năng suất thu được của hai loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida ở đợt 1 thu hái quả thể tại trại nấm Vườn Quốc Gia Cát Tiên thể

hiện ở bảng sau:

Bảng 3.13. Giá trị trung bình và giá trị lớn nhất khối lượng quả thể tươi/ 1 bịch

mạt cưa hai loài nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida ở đợt

1 thu hái quả thể.

Loài Giá trị tính khối lượng quả thể

tươi/ 1 bịch mạt cưa Đơn vị Kết quả

P. cornucopiae Giá trị trung bình

Gam quả thể tươi/ 1 bịch

mạt cưa

229,222 Giá trị lớn nhất 1050,184

P. florida Giá trị trung bình 264,603

Giá trị lớn nhất 1094,045

Nhận xét:

thành quả thể ở các mẫu bịch thí nghiệm. Sau đó, khoảng thời gian từ 10-12 ngày, hệ sợi nấm bắt đầu hình thành quả thể ở các cổ nút tháo banh miệng. Tuy nhiên, thời gian hình thành quả thể loài P.cornucopiae ở các vết rạch dài hơn, 14-17 ngày

sau khi rạch bịch. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các vết rạch cần có thời gian để thích nghi, phục hồi tổn thương vết rạch, phát triển và hình thành quả thể.

Hệ sợi P.cornucopiae phát triển mạnh, bện chặt, hình thành nhiều quả thể, nhưng khối lượng mẫu tươi /1 cụm quả thể không cao, giá trị trung bình khối lượng tươi quả thể ở đầu cổ nút và ở vết rạch lần lượt là: 108,848g và 38,790 (Bảng 3.13). Tuy nhiên, loài P.cornucopiae hình thành nhiều cụm quả thể trong một đợt, nên giá trị trung bình khối lượng quả thể tươi/ 1 bịch mạt cưa không thấp, có giá trị là 229,222 (gam quả thể tươi/1 bịch mạt cưa). Giá trị trung bình này cao nhất lên tới 1050,184 (gam quả thể tươi/1 bịch mạt cưa).

Sau đợt 1 và đầu đợt 2 thu hái quả thể nhận thấy các bịch mạt cưa

P.cornucopiae không bị nhiễm tạp sau khi tháo banh miệng và rạch bịch. Điều này

chứng tỏ P.cornucopiae là loài rất dễ trồng thu hái quả thể.

Từ số liệu thu được, nhận thấy loài nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae rất dễ trồng, hầu như không nhiễm tạp từ giai đoạn rạch bịch, mở banh

miệng thu hái quả thể. Bên cạnh đó, giá trị trung bình gam quả thể tươi/1 bịch mạt cưa ở đợt 1 thu hái quả thể tuy không quá cao nhưng đây là giá trị chấp nhận được đối với các nhà trồng nấm. Như vậy, nấm Bào ngư Hoàng Bạch P.cornucopiae

thích hợp sử dụng nuôi trồng rộng rãi, thương mại hóa.

So sánh hiệu quả kinh tế nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae với loài

Pleurotus florida:

Thời gian hình thành quả thể ở đầu nút và ở các vết rạch của loài p.florida

chậm hơn so với loài P.cornucopiae khoảng 6-10 ngày. Giải thích cho sự chênh

lệch thời gian hình thành quả thể của hai loài là do hệ sợi nấm loài P.cornucopiae

khỏe, bện chặt, có khả năng thích nghi với môi trường nghèo dinh dưỡng mạt cưa cao hơn loài P.florida, chính vì thế P.cornucopiae nhanh chóng hình thành quả thể

nơi tháo banh miệng và nhanh chóng phục hồi tổn thương ở vết rạch, mọc nhiều cụm quả thể.

Đặc biệt, khác với loài P.cornucopiae không có hiện tượng nhiễm tạp từ khi

tiến hành tháo banh miệng, rạch bịch đến khi thu hái quả thể đợt 1 và đầu đợt 2. Loài P.florida có tỉ lệ nhiễm tạp cao, đợt 1 thu hái quả thể có tỉ lệ nhiễm 13,363 %, đầu đợt 2 chỉ sau đợt 1 10 ngày tỉ lệ nhiễm tăng thêm 9,090 %. Bởi vậy, mặc dù khối lượng trung bình quả thể tươi/ 1 bịch mạt cưa loài P.florida thu hái đợt 1 cao hơn loài P.cornucopiae, nhưng giá trị này có thể sẽ thay đổi nhiều do tỷ lệ nhiễm

của loài p.florida tăng lên đáng kể chỉ sau 10 ngày. Điều này phần nào chứng tỏ những ưu điểm vượt trội của các chủng giống có nguồn gốc nội địa so với các loài nấm có nguồn gốc nước ngoài được di thực vào Việt nam hiện nay.

Nhìn vào bảng 3.14 nhận thấy năng suất thu được của P.cornucopie đợt 1 kém hơn so với loài nấm Bào ngư có năng suất cao đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay ở nước ta P.florida, tuy nhiên, các giá trị này chênh lệch không nhiều, giá trị

trung bình quả thể tươi/ 1 bịch mạt cưa của loài P.florida là 264,603 (gam quả thể tươi/ 1 bịch mạt cưa) và giá trị trung bình quả thể tươi/ 1 bịch mạt cưa của loài

P.cornucopiae là 229,222 (gam quả thể tươi/ 1 bịch mạt cưa). Do đó, loài nấm Bào

ngư P.cornucopiae thích hợp nuôi trồng công nghiệp hóa.

Như vậy, từ số liệu thu được nhận thấy loài nấm Bào ngư Hoàng Bạch

P.cornucopiae có thời gian hình thành quả thể nhanh, năng suất quả thể trong đợt 1

thu hái tốt, không thấy xuất hiện nhiễm tạp từ khi chuyển trại nuôi trồng đến đầu đợt 2 thu hái quả thể. Mặc dù năng suất quả thể đợt 1 thu hái quả thể loài

P.cornucopiae thấp hơn loài P.florida, nhưng P.cornucopiae là loài có nhiều triển

Hình 3.13. Quả thể nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae trên giá

thể 1 giống cọng làm giống sản xuất.

a1: Quả thể nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae 1 ngày tuổi. a2: Quả thể nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae 4 ngày tuổi.

b1, b2: Quả thể nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae 4 ngày tuổi ở đầu cổ nút. c1, c2: Quả thể nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae 4 ngày tuổi ở các vết rạch.

Hình 3.14. Quả thể nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae và Pleurotus florida trên môi trường giá thể 1 giống cọng làm giống sản xuất.

a1, b1, c1: Quả thể nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae trên môi trường mạt cưa bổ sung 5% cám.

a2, b2, c2: Quả thể nấm Bào ngư Pleurotus florida trên môi trường mạt cưa bổ sung 5% cám.

Đề xuất quy trình nuôi trồng nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus

cornucopiae trên cơ sở các kết quả thí nghiệm.

Chăm sóc Mẫu nấm Môi trường thạch dinh dưỡng Mùn cưa cao su Phối trộn bổ sung 5% cám (2/3 cám gạo, 1/3 cám ngô) Cấy giống Ủ bịch phôi Bảo quản Thu hái quả thể

Nhiệt độ 26-300C 30 ngày, trong tối.

Trại nấm.

Nhiệt độ 26-300C.

Ánh sáng khuếch tán nhẹ. Môi trường hạt lúa

Thuyết minh quy trình

Môi trường nhân giống cấp 1 là môi trường thạch dinh dưỡng gồm các thành phần tỉ lệ: nước chiết 1 lít, sacroza 20g, cao nấm men 1g, Agar 20g. Trong đó, nước chiết là hỗn hợp của 300g khoai tây, 100g cà rốt, 75g giá đỗ, nước cất đun sôi trong 20-25 phút, lọc, bổ sung nước cất cho đủ 1 lít.

Môi trường nhân giống cấp 2 là môi trường hạt lúa bổ sung 10-20% cám gạo, 1-2% CaCO3. Cấy chuyền sau 13 ngày.

Môi trường nhân giống cấp 3 là môi trường cọng mì bổ sung 1-2% cám gạo. Giống sử dụng làm giống sản xuất buộc là giống cọng vì đây là giống phù hợp nhất cho hệ sợi P.cornucopiae phát triển trên giá thể nuôi trồng.

Giá thể nuôi trồng là mạt cưa cao su bổ sung 5% cám (2/3 cám gạo, 1/3 cám ngô). Giống cọng mì sau 13 ngày cấy từ giống hạt lúa sang chúng ta sử dụng làm giống sản xuất trên giá thể mạt cưa cao su bổ sung 5% cám.

Bịch mạt cưa sau khi cấy giống, chuyển vào trại ủ ở nhiệt độ 26-300C, trong bóng tối, độ ẩm 55-60%.

Sau khoảng 16 ngày ủ phôi, khi các bịch mạt cưa lan kín, chuyển bịch đến trại nuôi trồng với nhiệt độ 26-300C, độ ẩm cao hơn 65-70%, ánh sáng khuếch tán. Tiến hành rạch bịch, thường rạch 4-8 đường, mỗi đường 4-6 cm. Chăm sóc, tưới đón nấm hằng ngày để giữ độ ẩm cho hệ sợi nấm ổn định vết rạch, hình thành quả thể. Chú ý, tránh vết rạch tiếp xúc với nước 1 ngày từ khi tiến hành rạch bịch, tránh hiện tượng tạp nhiễm khi vết rạch chưa ổn định.

Tiến hành thu hái quả thể khi nấm không quá non, không quá già. Sau khi thu hái, cần bảo quản nấm thành phẩm ở nhiệt độ lạnh, khoảng 4 0C.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN.

Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đối với loài nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae:

1. Đã tiến hành hoàn chỉnh các nghiên cứu về hình thái, các đặc điểm hiển vi của

loài nấm này. Bổ sung các dữ liệu cần thiết về mô tả và vùng phân bố cho Pleurotus

cornucopiae ở Việt nam.

2. Đã tiến hành nuôi trồng thành công nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae, một loài nấm được phát hiện trong quá trình điều tra khu hệ nấm lớn

của Vườn Quốc Gia Cát Tiên.

3. Môi trường nhân giống cấp 1 thích hợp cho hệ sợi nấm Pleurotus cornucopiae là

môi trường thạch dinh dưỡng 1 tỉ lệ thành phần gồm tỉ lệ: nước chiết 1 lít, sacroza 20g, cao nấm men 1g, Agar 20g.

4. Chọn giá thể mạt cưa bổ sung 5% cám, sử dụng giống cọng là giống sản xuất làm

giá thể nuôi trồng thu hái quả thể loài Pleurotus cornucopiae.

5. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng, nhận thấy hàm lượng Protein có trong

loài Pleurotus cornucopiae khá cao trong khi đó hàm lượng lipit nhỏ là 0.77g/ 100g mẫu khô. Hàm lượng lipit này thích hợp cho thức ăn dành cho những người ăn kiêng do có hàm lượng chất béo, hàm lượng đường thấp.

6. So với loài nấm Bào ngư P.florida đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay,

P.cornucopiae có nhiều ưu điểm vượt trội hơn về khoảng nhiệt độ thích hợp lớn, khả năng thích ứng với các điều kiện nuôi trồng, giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, đề xuất nuôi trồng công nghiệp loài nấm Bào ngư mới phát hiện Pleurotus cornucopiae.

4.2. KIẾN NGHỊ.

Trên cơ sở những kết luận trên đây và triển vọng các nghiên cứu còn đang tiếp tục chúng tôi có những kiến nghị sau:

1. Cần tiến hành nghiên cứu, nuôi trồng thử nghiệm Pleurotus cornucopiae trên các

môi trường cơ chất khác nhau như bã mía, rơm, xơ dừa, thân cây nhỏ, rong biển…để tìm ra cơ chất thích hợp và tiết kiệm chi phí nhất.

2. Cần kiểm tra, phân tích các thành phần dinh dưỡng khác của loài Pleurotus cornucopiae, đặc biệt là hàm lượng axit amin, vitamin và các hoạt tính khác ứng

dụng vào y học.

3. Trong giới hạn cho phép của đề tài, chúng tôi đã không khảo sát chính xác

khoảng nhiệt độ thích hợp của loài Pleurotus cornucopiae, bởi thế cần được khảo

sát khoảng nhiệt độ thích hợp, kiểm tra nhiệt độ lạnh và nóng của miền bắc Việt nam phù hợp hay không phù hợp nuôi trồng Pleurotus cornucopiae.

4. Từ những ưu điểm vượt trội của loài Pleurotus cornucopiae so với các nấm Bào

ngư khác đang nuôi trồng phổ biến hiện nay, đã phần nào chứng tỏ ưu thế vượt trội của các giống nội địa so với các giống ngoại nhập được di thực vào nước ta hiện nay, vì thế đề nghị cần có sự đầu tư thích đáng cho việc điều tra nghiên cứu các loài nấm có nguồn gốc từ tự nhiên Việt nam, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nấm đa dạng mà chúng ta đang có.

5. Trong đề tài, chúng tôi đã hoàn thiện quy trình nuôi trồng, đề nghị cho triển khai

rộng giống nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae đến các địa phương có nghề trồng nấm góp phần thúc đẩy ngành sản xuất nấm ở Việt nam phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bùi Văn Dích (2007), Nghiên cứu nuôi trồng một số chủng nấm Bào ngư đen

Pleurotus Cystidiosus sub.abalonus nhập nội và bản địa Việt Nam, đồ án tốt nghiệp chuyên nghành Công nghệ Sinh học, khoa Chế Biến, Trường Đại học Nha Trang. Tr 10.

2. Nguyễn Lân Dũng (2005), Công nghệ trồng nấm tâp 1 tập 2, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

3. Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn Việt nam tập 1, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

4. Trịnh Tam Kiệt (1996), Danh mục nấm lớn Việt Nam, nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

5. Lê Viết Ngọc (2009), Bài giảng sinh học và kỹ thuật trồng nấm, khoa Sinh Học, Trường Đại học Đà Lạt, tr 30-31.

6. Lê Xuân Thám & Phạm Ngọc Dương (2009), Báo cáo kết quả điều tra khu hệ nấm lớn Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên, tr 1-8.

7. Lê Duy Thắng (2006), Kỹ thuật trồng nấm tập 1, nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. tr. 141-143.

8. Lê Duy Thắng, Kỹ thuật trồng nấm, nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ

Chí Minh.

TIẾNG ANH

9. E. J. H. Corner (1981), The Agaric Genera And Lentinus, Panus, and Pleurotus,

Beiheftezur, Nova Hedwigie, pp 117-118.

10. J.Van Os (2001), Flora Agaricina Neerlandica, Abingdon, Exton, Tokyo, pp. 6-10. TÀI LIỆU INTERNET

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi trồng loài nấm bào ngư mới phát hiện ở vườn quốc gia cát tiên pleurotus cornucopiae (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)