cornucopiae.
Để nghiên cứu hình thái của nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae chúng tôi tiến hành làm tiêu bản các lát cắt phiến nấm, quan sát, điều chỉnh dưới kính hiển vi điện tử, sau đó chụp hình các tiêu bản hệ sợi nấm hai loại (dimitric), mô bất thụ ở phiến nấm, lớp sinh sản và liệt bào ở bề mặt phiến nấm (pleurocystidia). Đồng thời quan sát, mô tả đặc điểm, lưu lại hình ảnh quả thể ngoài tự nhiên và quả thể nuôi trồng từ khi hình thành đến khi trưởng thành nhằm mục đích lưu trữ dữ liệu hình ảnh loài nấm Pleurotus cornucopiae ở Việt nam.
2.3.2. Phân tích thành phần dinh dưỡng nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae.
Nhằm xác định thành phần dinh dưỡng của nấm Bào ngư Hoàng Bạch
Pleurotus cornucopiae, chúng tôi tiến hành phân tích thành phần dinh dưỡng:
protein, lipit, hydratcacbon và chất xơ của loài nấm này. Tuy nhiên, do phòng thí nghiệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên không đủ điều kiện để thực hiện các thí nghiệm. Vì vậy, chúng tôi đã gửi mẫu phân tích tại phòng hoá lý phân tích, Viện Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam, 01 Mạc Đĩnh Chi, Phường Bến nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.2.3. Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng
phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường thạch dinh dưỡng.
Để xác định môi trường thích hợp cho việc bảo quản và nhân giống cấp 1, chúng tôi khảo sát tốc độ tăng trưởng của hệ tơ nấm trên các loại môi trường có thành phần có công thức như sau:
Môi trường 1: Thành phần Số lượng Nước chiết * 1 l Sacroza 20 g Cao nấm men 1 g Agar 20 g
(*) Trong đó nước chiết bao gồm: khoai tây (300g), cà rốt (100g), giá đỗ (75g), nước cất, đun sôi 20-25 phút, lọc và bổ sung nước cất cho đủ 1 lít.
Môi trường 1 được khử trùng bằng nồi Autoclave ở nhiệt độ 1210C, áp suất 1,4 atm, 30-40 phút, sau đó rót ra ống nghiệm, đĩa petri, bình tam giác dùng để phân lập, cấy chuyền và khảo sát tốc độ lan tơ của hai giống nấm. Sau khi môi trường nguội, chúng tôi tiến hành cấy giống hai loài nấm Bào ngư P.cornucopiae, P.florida trong điều kiện vô trùng và đưa vào phòng ủ ở nhiệt độ phòng 26 -300C, độ ẩm 80- 85%. Quan sát hệ sợi từ khi bắt đầu bung tơ và đo kích thước chiều dài của hệ sợi hai loài nấm Bào ngư trên môi trường 1 ở các thời điểm 3, 4, 5, 6 ngày sau khi cấy. Sau đó tiếp tục theo dõi quá trình tăng trưởng, phát triển của hệ sợi nấm hai loài đến ngày thứ 14. Vẽ biểu đồ và so sánh hai loài.
Môi trường 2: Thành phần Số lượng Nước chiết * 1 l Sacroza 20 g Cao nấm men 1 g Agar 20 g
Dung dịch dinh dưỡng ** 5 ml
(**) Trong đó dung dịch dinh dưỡng là: dinh dưỡng bổ sung nấm HVP 301.N, Super chuyên dùng cho các loại nấm do công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. Thành phần chính trong 250ml HVP là: đạm tổng số (N) w/v 70g/l, lân hữu hiệu (P2O5) w/v 70g/l, Kali (K2O) w/v 40g/l, Magnesium (Mg) w/v 180g/l và các thành phần khác như Boron (B), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Axit Humic…Công dụng chính của thành phần dinh dưỡng này là giúp tơ nấm phát triển tốt, lan nhanh, rộ. Đối với giá thể thu quả thể mùn cưa bổ sung HVP có thể tăng năng suất lên 20-30%, nấm rộ, không dập.
Môi trường 2 được khử trùng bằng nồi Autoclave ở nhiệt độ 1210C, áp suất 1,4 atm, 30-40 phút, sau đó rót ra ống nghiệm, đĩa petri, bình tam giác dùng để phân lập, cấy chuyền và khảo sát tốc độ lan tơ của hai giống nấm. Sau khi môi trường nguội, chúng tôi tiến hành cấy giống hai loài nấm Bào ngư P.cornucopiae, P.florida trong điều kiện vô trùng và đưa vào phòng ủ ở nhiệt độ phòng 26 -300C, độ ẩm 80- 85%. Quan sát hệ sợi nấm từ khi bắt đầu bung tơ và đo kích thước chiều dài của hệ sợi hai loài nấm Bào ngư trên môi trường 2 ở các thời điểm 3, 4, 5, 6 ngày sau khi cấy. Sau đó tiếp tục theo dõi quá trình tăng trưởng, phát triển của hệ sợi nấm hai loài đến ngày thứ 14. Vẽ biểu đồ và so sánh hai loài.
Môi trường 3: Thành phần Số lượng Nước chiết * 1 l Sacroza 20 g Cao nấm men 1 g Agar 20 g
Dung dịch dinh dưỡng có Vitamin B1*** 5 ml
(***) Trong đó dung dịch dinh dưỡng có Vitamin B1 sản xuất tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, gồm các thành phần chính trong 250ml dung dịch: Vitamin B1 (w/c) ≥ 250 ppm, Alpha Naphthalene Acetic Acid (w/c) ≥ 800 ppm, P2O5 (w/c) 4%, Amino trie thanoic acid (w/c) 3,5%, Mn (w/c) 450mg/l, Zn (w/c) 350 mg/l, inert ingredients 99,9% và một số thành phần khác như Co, Calcium, K2O, Copper total, Poly Hydroxydioic…Công dụng chính của dung dịch dinh dưỡng có vitamin B1*** là giúp tơ nấm khỏe, dễ dàng hút được chất dinh dưỡng hơn, đồng thời tăng khả năng đề kháng, chống lại sâu bệnh.
Chú ý chỉ bổ sung dung dịch dinh dưỡng có vitamin B1*** sau khi nấu nước chiết*, Agar, cao nấm men tan đều với nhau và đợi nguội khoảng 500C. Bởi vì, nếu bổ sung dinh dưỡng có bổ sung vitamin B1 ở nhiệt độ cao sẽ thay đổi một số thành phần hoặc bay hơi dinh dưỡng.
Môi trường 3 được khử trùng bằng nồi Autoclave ở nhiệt độ 1210C, áp suất 1,4 atm, 30-40 phút, sau đó rót ra ống nghiệm, đĩa petri, bình tam giác dùng để phân lập, cấy chuyền và khảo sát tốc độ lan tơ của hai giống nấm. Sau khi môi trường nguội, chúng tôi tiến hành cấy giống hai loài nấm Bào ngư P.cornucopiae, P.florida trong điều kiện vô trùng và đưa vào phòng ủ ở nhiệt độ phòng 26 -300C, độ ẩm 80- 85%. Quan sát hệ sợi từ khi bắt đầu bung tơ và đo kích thước chiều dài của hệ sợi hai loài nấm Bào ngư trên môi trường 3 ở các thời điểm 3, 4, 5, 6 ngày sau khi cấy.
2.3.4. Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng
phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường hạt (giống cấp 2).
Môi trường hạt lúa có bổ sung cám gạo là môi trường được chọn để nhân giống cấp hai với hai loài nấm P.cornucopiae và P.florida. Đây là môi trường dễ kiếm, dễ thực hiện và chi phí ít. Để chọn môi trường thích hợp nhất nhân giống cấp hai cho hai loài nấm này chúng tôi sử dụng công thức như sau:
Môi trường hạt:
Thành phần Tỷ lệ
Lúa 90%
Cám gạo 10-20 %
CaCO3 1-2%
Quá trình chuẩn bị môi trường hạt được thực hiện: hạt lúa ngâm trong nước lạnh khoảng 12 giờ, rửa thật sạch sau đó cho vào nồi nấu đến khi hạt thóc chín nở bung ra, bổ sung thêm 10-20% cám gạo, 1-2% CaCO3. Hỗn hợp sau khi trộn đều cho vào bình tam giác, sau đó khử trùng trong nồi Autoclave ở nhiệt độ 1210C, áp suất 1,4 atm, 30-40 phút, để nguội. Cấy các giống từ trong môi trường thạch vào trong bình tam giác có môi trường hạt lúa. Nuôi ủ tơ ở nhiệt độ phòng. Theo dõi đặc điểm phát triển của hệ sợi từ khi bắt đầu bung tơ và bám vào hạt lúa cho đến khi ăn kín bình tam giác, đo kích thước hệ sợi nấm hai loài ở các thời điểm 4, 5, 6, 8, 9, 10 ngày sau khi cấy chuyền, vẽ đồ thị và so sánh hai loài nấm P.cornucopiae, P.florida.
2.3.5. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng
phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường cọng mì (giống cấp 3).
Môi trường cọng là môi trường được chọn để tiến hành nhân giống cấp 3 đối với hai loại nấm Bào ngư này. Cọng thân mì được cắt đoạn khoảng 10 cm, ngâm trong nước vôi khoảng 1% 1 ngày. Sau đó, vớt các đoạn cọng mì ra, rửa sạch, để ráo. Công thức môi trường cọng như sau:
Thành phần Tỷ lệ
Cọng mì 100%
Cám gạo 1-2 %
Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng giống cấp 2 ở trên để cấy chuyền giống, do môi trường hạt lúa có thành phần dinh dưỡng gần với môi trường cọng hơn môi trường thạch, do đó tơ nấm có thể nhanh chóng thích nghi, phục hồi và phát triển. Việc đổi các môi trường dinh dưỡng trong quá trình nhân giống theo hướng từ môi trường dinh dưỡng đến môi trường nghèo dinh dưỡng hơn nhằm mục đích làm tơ nấm quen dần với điều kiện môi trường nuôi cấy nuôi trồng thử nghiệm. Cho hỗn hợp sau khi trộn đều vào nhau vào túi polyethylen (PE), hấp khử trùng trong Autoclave ở nhiệt độ 1210C, áp suất 1,4 atm, 30-40 phút. Sau đó quan sát đặc điểm tơ nấm, tốc độ lan tơ từ ngày bắt đầu lan tơ đến khi lan kín hết bịch cọng mì.
2.3.6. Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm Bào ngư Hoàng bạch
Pleurotus cornucopiae trên giá thể mạt cưa. So sánh với đặc điểmsinh trưởng,
phát triển hệ sợi của loài Bào ngư đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay
Pleurotus florida trên giá thể mạt cưa.
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm hai loài nấm Bào ngư P.cornucopiae và P.florida trên cơ chất mạt cưa cao su bổ sung super lân, cám và một số thành phần khác theo công thức sau:
Môi trường giá thể 1:
Thành phần Tỷ lệ
Mạt cưa 96,05%
Cám **** 5% Super lân 0,25%
(****) Trong đó Cám bao gồm 2/3 cám gạo, 1/3 cám ngô. Môi trường giá thể 2:
Thành phần Tỷ lệ
Mạt cưa 91,05%
Cám ***** 10%
Super lân 0,25%
CaCO3 0,70%
(*****) Trong đó Cám bao gồm 2/3 cám gạo, 1/3 cám ngô.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi vừa sử dụng môi trường hạt vừa sử dụng môi trường cọng để cấy chuyền sang giá thể mạt cưa. Độ tuổi thích hợp của giống ở môi trường hạt lúa và môi trường cọng đều là 13 ngày đối với hai loài P.cornucopiae, P.florida. Chuyển bịch đã cấy vào trại ủ ở nhiệt độ thích hợp 26-300C, độ ẩm khoảng 55-60%, ánh sáng khuếch tán nhẹ (200-300 lux). Theo dõi, quan sát đặc điểm, tốc độ phát triển của hệ sợi từ khi bắt đầu lan tơ đến ngày thứ 32 sau khi cấy giống. Đo kích thước hệ sợi ở các khoảng thời gian ngày 6, 8, 10, 15, 18, 21, 26. Thu nhận kết quả, vẽ đồ thị và so sánh hai loài.
2.3.7. Khảo sát hiệu quả kinh tế nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae. So sánh hiệu quả kinh tế của nấm Pleurotus cornucopiae với loài nấm Bào ngư Pleurotus florida đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay.
Khi hệ sợi đã lan trắng hết bịch, chuyển chúng đến trại nuôi có độ ẩm cao hơn 65-70%, ánh sáng khuếch tán nhẹ (200-300 lux). Sau đó, tiến hành rạch bịch, mỗi bịch rạch khoảng 4-8 vạch, mỗi vạch có độ dài khoảng 4-6 cm. Tưới nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho nấm. Quan sát, theo dõi so sánh thời gian hình thành quả thể ở cổ nút bịch mạt cưa, thời gian ổn định và hình thành quả thể ở vết rạch trên bịch của loài P.cornucopiae so với loài P.florida. Đồng thời, chúng tôi tiến hành cân khối lượng quả thể tươi/ 1 bịch mạt cưa, cân khối lượng mẫu tươi/ 1 cụm quả thể hai loài
nhiên, trong thời hạn cho phép của đề tài tôi chỉ thu được kết quả khối lượng quả thể tươi/ 1 bịch mạt cưa, khối lượng mẫu tươi/ 1 cụm quả thể của 22 bịch từng loài thu hái đợt 1, còn đợt 2 tôi chỉ quan sát những thay đổi bước đầu và số liệu tính toán chưa đầy đủ. Theo dõi, so sánh giá trị trung bình khối lượng mẫu tươi/ 1 cụm quả thể, trung bình khối lượng quả thể tươi / 1 bịch mạt cưa của hai loài P.cornucopiae,
P.florida ở đợt 1 và so sánh tỷ lệ nhiễm tạp của hai loài đợt 1 và đầu đợt 2 thu hái quả thể.
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu.
Số liệu sau khi thu nhận, được thống kê và biểu diễn dưới dạng: trung bình mẫu ± độ lệch chuẩn. Trung bình mẫu: n x X n i 1
Với X: trung bình mẫu. n: tổng số mẫu. xi: mẫu được đo.
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation):
1 ) ( 2 1 n X X S SD n i i
Tiến hành lập bảng số liệu tính toán các thông số, vẽ biểu đồ được xử lý và thực hiện bằng phần mềm Excel.
Quy trình dự kiến nuôi trồng loài nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae và loài nấm Bào ngư đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay
Pleurotus florida như sau:
. Chăm sóc Phân lập giống Nhân giống Nguyên liệu Phối trộn và đóng bịch Cấy giống Ủ bịch phôi Bảo quản Thu hái quả thể
Sản phẩm
Nhiệt độ 26-300C 30 ngày, trong tối
Trại nấm
Nhiệt độ 26-300C Ánh sáng khuếch tán nhẹ
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả giải phẫu hình thái nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae.
Nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae thường mọc nhiều vào đầu
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, trên các thân cây gỗ đã chết đang trong thời kì phân hủy. Mẫu nấm được chúng tôi sưu tập vào tháng 5/2012 tại khu vực phía Nam Vườn Quốc Gia Cát Tiên, trên các khu rừng xanh mưa rụng lá.
Quả thể nấm lệch dạng phễu nông, dạng sò hoặc dạng thìa, thường mọc đính với cuống nấm khác thành cụm từ 5-10 tai nấm, cá biệt có khi lên đến vài chục tai nấm. Khác với Pleurotus florida, giai đoạn còn non, mũ nấm có màu trắng, trên bề mặt mũ nấm có lớp nhầy tạo thành lớp màng mỏng. Giai đoạn trưởng thành, bề mặt mũ nấm nhẵn, có màu trắng tươi, trắng kem đến màu nâu nhợt đến màu xám-nâu nhợt, càng tiến gần mép màu càng nâu đậm hoặc có màu xám-hồng nhạt, màu càng trắng khi gần tâm mũ nấm. Từ lúc hình thành đến khi thu hái quả thể chỉ trong 4 ngày. Mũ nấm rộng 3-7 cm. Cuống đính bên, có kích thước chiều dài thường từ 1,5- 3 cm, một số mũ nấm cá biệt ở các tai nấm hình thành đầu cổ nút có kích thước lớn chiều dài cuống nấm lên tới 7-10 cm, không có vòng, đế cuống có đường kính 3-5 mm. Phiến tiếp xúc với cuống một khoảng rộng và men xuống cuống, dày đặc, màu trắng, dạng tia xòe, có 3-4 rãnh. Mép nấm thường bị phân thùy mạnh. Thịt nấm mỏng, màu trắng, dạng bông-nạc, mềm, mọng nước, dai, dai nhất ở đế cuống. Thịt nấm dày 0,5-2 cm ở phần đỉnh của cuống nấm, thịt nấm ở giữa mũ nấm có kích thước 4-5 mm.
Bào tử hình elip, thon ở hai đầu, kích thước bào tử từ 6-7 x 3-3,5 µm.
Hệ sợi hai loại (dimitric) điển hình, gồm sợi nguyên thủy có khóa (clamp) và có vách ngăn. Các sợi cứng không có khóa (clamp).
Có liệt bào ở bề mặt phiến (pleurocystidia).
Bụi bào tử màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Có mùi thơm đặc trưng.
Hình 3.1. Bào tử nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae dưới kính
Hình 3.2. Mặt cắt phiến nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae dưới
kính hiển vi điện tử.
a1, a2: Hệ sợi nấm hai loại (dimitric).
b1, b2: Cấu trúc mô bất thụ (trama) dạng phiến.
c1, c2: Lớp sinh sản và liệt bào ở bề mặt phiến nấm (pleurocystidia). Sợi cứng Sợi nguyên
thủy
Sợi nguyên thủy có khóa Mô bất thụ ở phiến nấm Cấu trúc mô bất thụ ở phiến nấm Lớp sinh sản và liệt bào ở bề mặt phiến nấm (pleurocystidia) Liệt bào ở bề mặt phiến nấm (pleurocystidia)
Hình 3.3. Quả thểnấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus cornucopiae ngoài tự
nhiên và nuôi trồng.
a1, b1, c1: Quả thể nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae ngoài tự nhiên. a2, b2, c2: Quả thể nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae nuôi trồng.
Nhận xét:
Dựa vào hình 3.1 nhận thấy rằng: bào tử nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
cornucopiae có màu cà xám nhợt, kích thước từ 6-7 x 3-3,5 µm. Đặc điểm màu sắc
bào tử giống với những mô tả P.cornucopiae của Kuhner và Romagnesi (The Agaric Genera And Lentinus, Panus, and Pleurotus, 1981) và kích thước bào tử