Mơ hình PATH của Tổ chức Y tế thế giới gồm có 6 thành tố: An tồn, Người bệnh làm trung tâm, Hiệu quả lâm sàng, Hiệu suất, Hướng về nhân viên và Quản trị hiệu quả. Trong đó, thành tố An tồn và Người bệnh làm trung tâm là “cột móng” cho các thành tố khác và cho mọi hoạt động của bệnh viện [163].
Người bệnh làm trung tâm: Là không để người bệnh bị tổn hại thêm bởi sự chăm sóc, tập trung vào trải nghiệm của người bệnh về bệnh tật và chăm sóc sức khỏe, hệ thống phục vụ đáp ứng các nhu cầu của người bệnh.
An toàn: Liên quan đến các ứng dụng và khuyến khích các cơ cấu, quy trình trong bệnh viện, có bằng chứng về phịng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
Hiệu quả lâm sàng: Là việc áp dụng những kiến thức tốt nhất, xuất phát từ
nghiên cứu, kinh nghiệm lâm sàng, và sở thích của bệnh nhân để đạt được quá trình tối ưu và kết quả của việc chăm sóc cho các bệnh nhân.
Hiệu suất: Dùng để chỉ việc sử dụng tối ưu các nguồn lực để đạt được kết quả chăm sóc tốt nhất và sự phù hợp của các can thiệp.
Hướng về nhân viên: Đề cập đến phạm vi mà nhân viên có đủ điều kiện thích hợp để thực hiện nhiệm vụ của mình, có khả năng học tập liên tục, làm việc trong một mơi trường được sự hỗ trợ và hài lịng với công việc của họ.
Quản trị hiệu quả: Mức độ bao quát của bệnh viện liên quan đến nhu cầu sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đảm bảo tính liên tục của dịch vụ chăm sóc và cung cấp các dịch vụ y tế không phân biệt dân tộc, đặc điểm thể chất, văn hóa, xã hội, nhân khẩu học và kinh tế.
1.6. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC 1.6.1. Vị trí và chức năng
1.6.1.1. Vị trí
Quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ đông bắc của Thành phố, được tách ra từ huyện Thủ Đức năm 1997 theo Nghị định 03/1997/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 01 năm 1997 [17]. Quận Thủ Đức mới có khoảng 500.000 nhân khẩu (bao gồm cả dân số cơ học), có địa giới hành chính: Đơng giáp Quận 9; Tây giáp Quận 12; Nam giáp sơng Sài Gịn; Bắc giáp tỉnh Bình Dương (Sơng Bé cũ), có 12 phường gọi tên theo xã trước đây: Linh Đơng; Linh Tây; Linh Chiểu; Linh Trung; Linh Xuân; Hiệp Bình Chánh; Hiệp Bình Phước; Tam Phú; Trường Thọ; Bình Chiểu; Bình Thọ và Tam Bình.
Bệnh viện quận Thủ Đức là y tế cơ sở, được thành lập từ Trung tâm y tế theo quyết số số 32/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thành lập bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân quận Thủ Đức [58]. Khi mới thành lập, bệnh viện được xếp hạng III theo phân hạng của Bộ y tế.
1.6.1.2. Chức năng
Chức năng của bệnh viện được qui định cụ thể trong quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2007 như sau: Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học về y học, chỉ đạo tuyến dưới về chun mơn, kỹ thuật, phịng bệnh, hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế y tế [58].
1.6.2. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế
dựng và đưa vào hoạt động năm 2004, có 3 tầng được xây dựng trên khn viên 1.000 m2, tổng diện tích sàn xây dựng là 3.000 m2; khu C: xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2010, có 4 tầng được xây dựng trên khn viên 300 m2, tổng diện tích sàn xây dựng là 1.200 m2. Hàng năm, từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp, bệnh viện vẫn sửa chữa, xây dựng nhỏ, để đáp ứng chuyên môn và nhu cầu khám chữa bệnh. Quy mô giường bệnh hiện nay là 300 giường kế hoạch.
Hệ thống máy móc của khoa chẩn đốn hình ảnh gồm máy: Xquang thơng thường, máy CT scanner 2 lát cắt, máy MRI 0.35 Testla, siêu âm thường, điện tim, nội soi, loãng xương, các xét nghiệm thơng thường, một ít các máy dùng trong hồi sức và phòng mổ.
Trong năm 2011, Bệnh viện đã triển khai các kỹ thuật chun mơn tồn bộ của bệnh viện hạng 3, và một số kỹ thuật chuyên môn của bệnh viện 2 (do mới được thẩm định phân hạng 2). Tuy nhiên, vẫn có sự hỗ trợ của các bệnh viện đầu ngành của thành phố như: Mổ sọ não, mổ thay khớp. Số lượng bệnh nhân trung bình mỗi ngày từ 700 lượt/ngày, giường điều trú đạt khoảng 80% giường kế hoạch là 300 giường.
1.6.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Năm 2011, tổng số Cán bộ - viên chức là: 893. Trong đó Bác sĩ: 218 (thạc sĩ: 16, chuyên khoa 2: 01, chuyên khoa 1: 32), Dược sĩ: 06.
Tổ chức của bệnh viện gồm một Giám đốc điều hành và có hai Phó Giám đốc phụ trách các khối giúp việc cho Giám đốc. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện được chia thành khối chuyên mơn. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phịng, Khoa và từng cán bộ, viên chức được thực hiện theo Luật khám chữa bệnh, quy chế Bệnh viện và qui định pháp luật có liên quan.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (theo 6 nhóm yếu tố/chỉ số nghiên cứu)
Bệnh viện quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
Người bệnh, thân nhân người bệnh khám chữa bệnh tại bệnh viện quận Thủ Đức.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ 29 Phú Châu, Tam Phú, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Từ tháng 12/2011 – 6/2012. Giai đoạn 2: Xây dựng thử nghiệm và đánh giá kết quả can thiệp “mơ hình tinh gọn quản lý chất lượng khám chữa bệnh”. Từ tháng 7/2012 – 12/2017.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với 2 thiết kế nghiên cứu theo 2 mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và nghiên cứu can thiệp so sánh trước - sau.
Giai đoạn 1 (thực hiện nghiên cứu đầu vào)
Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện quận Thủ Đức, dựa trên 6 nhóm chỉ số của mơ hình PATH của Tổ chức Y tế thế giới gồm có: An tồn, người bệnh làm trung tâm, hiệu quả lâm sàng, hiệu suất, hướng về nhân viên và quản trị hiệu quả [163].
Giai đoạn 2: Thực hiện xây dựng, thử nghiệm mơ hình can thiệp và đánh giá sau can thiệp
Mơ hình tinh gọn quản lý chất lượng khám chữa bệnh được xây dựng và thử nghiệm với 3 nhóm giải pháp chính là: (1) thiết lập hệ thống quản lý chất lượng khám chữa bệnh; (2) cải thiện hệ thống thơng tin bệnh viện (báo cáo, tổng hợp, phân tích); và (3) nâng cao chất lượng khám chữa bệnh dựa vào bằng chứng (16
nhóm hoạt động can thiệp).
Trong đó, giải pháp 1 và 2 chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai 16 hoạt động can thiệp cụ thể ở giải pháp 3. 16 hoạt động can thiệp được chúng tôi xây dựng dựa trên tư duy tinh gọn (Lean Thinking) và nguyên tắc cơ bản của lý thuyết mơ hình Lean Manufacturing, và được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của môi trường trong bệnh viện [79].
Đánh giá kết quả mơ hình can thiệp bằng so sánh theo trước – sau dựa trên các chỉ số đánh giá được xây dựng từ nghiên cứu đầu vào. Thiết kế nghiên cứu có thể
Bệnh viện quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh Người bệnh đến khám chữa bệnh tại bệnh viện quận Thủ Đức
Giai đoạn Giai đoạn 2 (Nghiên cứu can thiệp)
Nghiên cứu mơ tả (đầu vào)
1. An tồn người bệnh 2. Người bệnh làm trung tâm 3. Hiệu quả lâm sàng
4. Hiệu suất bệnh viện 5. Hướng về nhân viên 6. Quản trị hiệu quả
Xác định nhu cầu cần can thiệp và lập kế hoạch can thiệp
tóm tắt theo sơ đồ sau:
Can thiệp
(Mơ hình sQuản lý chất lượng khám chữa bệnh tinh gọn)
1. Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng khám chữa bệnh.
2. Cải thiện hệ thống thông tin bệnh viện (báo cáo, tổng hợp, phân tích). 3. Nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh dựa vào bằng chứng (16 nhóm hoạt động can thiệp).
Nghiên cứu đầu ra (So sánh trước – sau can thiệp)
1. An toàn người bệnh
2. Người bệnh làm trung tâm 3. Hiệu quả lâm sàng
4. Hiệu suất bệnh viện 5. Hướng về nhân viên 6. Quản trị hiệu quả