II. THỊ TRƯỜNG CHÈ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ.
1. Vài nét về cây chè và tác dụng của nó đối với đời sống nhân dân.
1.1. Nguồn gốc cây chè Việt Nam.
Năm1933 ông J.JB.Denss , một chuyên viên chè người Hà Lan, nguyên giám đốc viện nghiên cứu chè Buitenzorg ở Java(indonexia), cố vấn các công ty chè Đông dương thời Pháp, sau khi đi khảo sát chè cổ Tham vè tại xã Cao Bộ (huyên Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đã viết về nguồn gốc cây chè trên thế giới …Trong đó có viết : ”Điểm cần chú ý là ở những nơi mà con người tìm thấy cây chè, bao giờ cũng ở cạnh con sông lớn, nhất là sông Dương Tử, sông Tsi Kiang ở T rung Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và ở Bắc Kỳ ( Việt Nam ), sông MêKông ở Vân Nam, Thái Lan và Đông Dương … tất cả những con
sơng đó đều bắt nguồn từ dãy núi phía đơng Tây Tạng.” Vì lý do này Ơng cho là nguồn gốc cây chè là từ dãy núi này phân tán đi.
Năm 1976, Demukhatze viện sỹ thông tấn viện hàn lâm khoa học Liên Xơ nghiên cứu sự tiến hố của cây chè bằng cánh phân tích chất cafein trong chè mọc hoang rã và chè do con người trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới trong đó có các vùng chè cổ ở Việt Nam (suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An, …). Tác giả đã kết luận : Cây chè cổ Việt Nam tổng hợp các chất cafein đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam Trung Quốc và như vậy các chất cafein phức tạp ở cây chè Vân Nam nhiều hơn ở cây chè Việt Nam. Do đó tác giả đã đề xuất sơ đồ tiến hoá cây chè như sau :
Camelia- chè Việt Nam – chè Vân Nam lá to – chè Trung Quốc – chè Assam Ấn Độ.
Qua phân tích nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những nơi của cây chè .
Ngồi những giống chè có sẵn trên đồi núi từ những giống “ chè rừng ” như chè tuyết san Việt Nam đã nhập khẩu thêm một số giống mới từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản , …
1.2. Tác dụng của chè đối với đời sống nhân dân .
Chè là một cây công nghiệp dài ngày, trồng trọt một lần cho thu hoạch nhiều năm, từ 30-50 năm. Người ta trồng chè để lấy búp chè có một tum và 2- 3 lá .
Từ lá chè tuỳ theo cách chế biến chè và công nghệ chế biến để cho ra các loại chè khác nhau : chè xanh, chè đen , chè vàng , hoà tan …
Chè có nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ, có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tiêu hố các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hố … Do đó nước chè đã trở thành thứ nước uống của nhân loại. Ngày nay, hầu hết dân cư trên thế giới dùng nước chè làm nước uống hàng ngày. Một số nước uống chè thành tập quán và tạo ra được một nền văn hoá nguyên sơ là “ văn hố trà”. Ngồi để
uống người ta còn dùng nước chè xanh để rửa ráy các vết thương những chỗ lở loét, nhiễm trùng trên cơ thể. Vì thế chè khơng những có tên trong danh mục giải khát mà cịn có tên trong từ điển y hoc, dược học. Người Nhật Bản khẳng định chè cứu người khỏi bị nhiễm xạ và gọi đó là thứ nước uống của thời đại nguyên tử. Ở vùng Tây Nam Trung Quốc thời cổ đại cùng khung cảnh văn hoá với chúng ta đã dùng lá chè làm vật trao đổi ngang giá và thứ thuốc tiên.
Trong dân gian Việt Nam ngày xưa có câu “ trà tam, tửu tứ”, ấm trà, chén rượu rất quen thuộc với chúng ta. Nhấm nháp chút men nồng của rượu, thưởng thức hương vị thơm ngon của trà vừa là một hoạt động ăn uống có ý nghĩa thực dụng, vừa biểu hiện của “ văn hoá ăn uống” địi hỏi trình độ thưởng thức cao và nâng nó nên thành một nghệ thuật uống trà, thưởng thức trà. Đồng thời với “ trà tam, tửu tứ” của cổ nhân đã làm cho con người giải toả được lo toan thường nhật, làm phong phú thêm đời sống tinh thần và làm tăng thêm ý nghĩa văn hố cho sinh hoạt đời thường.
Chè có giá trị sử dụng vàlà hàng hố có giá trị kinh tế cao, chè là một sản phẩm xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Thị trường trong nước đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Chè là một cây có hiệu lực khai thác vùng đất đai rộng lớn của trung du, miền núi, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Cây chè sống quanh năm và tương đối nhiều, tạo công ăn việc làm khơng những cho lao động chính mà cả cho lao động phụ (người già, trẻ em), có tác dụng điều hoà lao động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du, miền núi thưa thớt.