Chính sách về tổ chức quản lý xuất khẩu chè.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè tại tổng công ty chè việt nam (Trang 114 - 116)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ:

2. Chính sách về tổ chức quản lý xuất khẩu chè.

Việc Nhà nước thống nhất tổ chức, quản lý xuất khẩu chè vừa dễ dàng kiểm soát từ trên xuống, vừa tránh được sự lũng đoạn thị trường. Kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ trên nguyên tắc phát triển trên phạm vi cả nước đồng thời nhằm làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý. Trên cơ sở có thể dự kiến một phương thức quản lý mới tối ưu với ngành chè với tư cách là một ngành kinh tế kỹ thuật gắn với lợi ích của những địa phương có cây chè.

Chè là một hàng hố đặc thù, vì vậy nên tổ chức theo mơ hình vừa đa dạng vừa tập trung hố. Đa dạng hố các loại hình kinh doanh thu mua và thu gom nhung cần tập trung xuất khẩu trực tiếp vào những đầu mối lớn. Có như vậy mới tránh được tình trạng có q nhiều các đầu mối tham gia xuất khẩu, Nhà nước khơng thể kiểm sốt nổi, đồng thời nâng cao chất lượng chè xuất khẩu và tránh được sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam

Cụ thể là, Chính phủ và Bộ nơng nghiệp và phát triển nông thôn cần phải phân công và tổ chức lại ngành chè như sau:

Các tỉnh, các địa phương chịu trách nhiệm về sản xuất nông nghiêp và chế biến nhỏ phục vụ nội tiêu là chủ yếu, tổ chức khuyến nông, kiểm tra và hướng dẫn quy trình canh tác.

Các doanh nghiệp trung ương lo thị trường xuất khẩu, chế biến các loại chè xuất khẩu có quy mô lớn với các nhà máy lớn và hiện đại để sản phẩm xuất khẩu luôn giữ vững và nâng cao chất lượng, số lượng như tăng sức cạnh tranh của chè Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới.

Ngoài các đơn vị đã là thành viên của Hiệp Hội Chè Việt Nam như Tổng công ty Chè Việt Nam, các đơn vị thuộc tổng công ty... Nhà nước cần có chính sách để các đơn vị chè địa phương, các công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và một số công ty trách nhiệm hữu hạn làm nhiệm vụ xuất khẩu chè tự nguyện tham gia Hiệp Hội xuất khẩu Chè Việt Nam nhằm đảm bảo sự thống nhất về thị trường và giá cả xuất khẩu chè, tránh sự giảm giá hàng xuất khẩu để dành dật khách hàng nước ngoài cũng như cạnh tranh mua hàng trong nước để xuất khẩu.

Bên cạnh đó cần phải phối hợp các cơ quan quản lý ngành (Như Tổng công ty Chè Việt Nam) với các cơ quan chuyên môn (Công ty giám định hàng xuất nhập khẩu - Bộ thương mại) để ngăn chặn tình trạng chè khơng đủ tiêu chuẩn vẫn lọt ra ngoài.

Hiện nay, việc quản lý chất lượng chè xuất khẩu chưa có tổ chức nào chịu trách nhiệm trước Nhà nước, việc chứng nhận chất lượng chè xuất khẩu còn nhiều vấn đề bất cập, sản phẩm chất lượng kém, rất xấu vẫn cứ đưa ra thị trường làm giảm uy tín của chè Việt Nam (Mà việc làm mất thị trường 2000 tấn chè vàng đặc sản Hà Giang là một ví dụ ). Do vậy, cần thống nhất quản lý ngành về chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu bao gồm:

Ban hành và thống nhất tiêu chuẩn một nhà máy chế biến chè, xuất khẩu để làm cơ sở cho các ngành, các cấp trong việc cấp giấy phép thành lập xí nghiệp.

Ban hành tiêu chuẩn hố về giống: Giống nào trồng ở vùng nào với cơ cấu, nào là hợp lý.

Việc Nhà nước đơn giản hoá và thống nhất trong quản lý vĩ mô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty tham gia hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè tại tổng công ty chè việt nam (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w