RRTN trong hệ thống ngân hàng thời gian qua và bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 38 - 41)

P. VI TÍNH NGÂN QUỸ KH SME KD VỐN – NGOẠI TỆ

2.3.1. RRTN trong hệ thống ngân hàng thời gian qua và bài học kinh nghiệm:

Rủi ro tác nghiệp do con người không tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ: Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhiều ngân hàng gây thất thoát lượng lớn tiền của nhà nước. Qua kết quả điều tra của cơ quan chức năng cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do hành vi cố ý không tuân thủ đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng, cá biệt là hành vi cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhà nước của một số cán bộ lãnh đạo ngân hàng.

Biểu hiện không tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ của cán bộ lãnh đạo tại ngân hàng, dẫn đến sơ hở để cấp dưới lợi dụng vi phạm quy định, quy trình nhằm chiếm đoạt tiền của ngân hàng: Trường hợp tại hệ thống BIDV và Vietcombank: Lãnh đạo phịng giao dịch khơng thực hiện đúng quy định, quy trình trong cơng tác bảo quản con dấu, giao chìa khóa két cho đồng nghiệp, đồng thời đóng dấu khống vào phôi trắng giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm, tạo sơ hở để đồng nghiệp và cấp dưới sử dụng các phơi trắng đó để ký phát hành sổ tiết kiệm. Lợi dụng sự buông lỏng quản lý của lãnh đạo, các cán bộ này còn cấu kết với nhau tự ký tên đóng dấu xác nhận 8 giấy xác nhận kiêm phong tỏa giấy tờ có giá với số dư từ 190 triệu đồng thành hơn 272 tỷ đồng để giao dịch viên thực hiện hành vi lừa đảo thế chấp vay vốn ngân hàng.

Hành vi lừa đảo phổ biến hiện nay là cán bộ ngân hàng cấu kết với người thân trong gia đình, bạn bè và một số đồng nghiệp sửa chữa xác nhận khống trên giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành rồi đem thế chấp chiếm đoạt, đầu tư cá nhân và tiêu xài. (Theo Basel II đây là rủi ro gian lận tín dụng nội bộ): Trường hợp cụ thể tại hệ thống BIDV và Vietcombank, giao dịch viên đã cấu kết với người thân dùng tiền USD gửi tiết kiệm ở một chi nhánh ngân hàng khác, mỗi lần gửi làm 2 giao dịch khác nhau trong đó, một sổ có giá trị lớn hàng chục ngàn USD, một sổ có seri liền kề nhưng số dư chỉ có 100 USD. Sau đó họ đem giấy chứng nhận tiền gửi với số tiền lớn hàng chục ngàn USD cầm cố vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nơi giao dịch viên đang làm việc. Còn sổ tiết kiệm 100 USD được đưa đi sửa chữa, làm giả số tiền trùng với số dư của sổ có giá trị lớn hơn

và được giao dịch viên này thay thế cho sổ gốc thật trong hồ sơ cầm cố. Sau khi tráo xong sổ tiết kiệm, giao dịch viên đã giả mạo chữ ký lãnh đạo thông báo về việc trả lại giấy tờ có giá cầm cố vay vốn đưa lại người thân đi rút tiền tại chi nhánh ngân hàng phát hành.

Với chiêu thức trên, trong vòng 5 năm, giao dịch viên đã cấu kết với người thân, đồng nghiệp thực hiện sửa chữa, làm giả, tráo đổi 14 giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn, chiếm đoạt của ngân hàng nhiều tỷ đồng. Ngoài ra, giao dịch viên còn tiếp tục cấu kết với người thân sửa chữa, làm giả 23 giấy chứng nhận tiền gửi và nhiều giấy tờ có giá để làm thủ tục vay tại nhiều NHTM. [10]

Các hành vi nên trên có mức độ vi phạm hết sức nghiêm trọng, ngồi hành vi khơng tn thủ đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của lãnh đạo ngân hàng cịn có hành vi cố ý lừa đảo từ cán bộ nghiệp vụ. Theo hiệp ước Basel II về việc đánh giá và tự kiểm sốt rủi ro thì sự kiện rủi ro tác nghiệp nêu trên đã gây ra tổn thất cho ngân hàng ở mức độ rất cao, trong khi khâu tự đánh giá, kiểm soát rủi ro và đưa ra các biện pháp của ngân hàng này chỉ đạt ở mức độ rất thấp, vụ việc xảy ra trong vòng 5 năm và số tiền thất thốt lớn, qua đó nhận thấy hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ tại hệ thống các ngân hàng này rất lỏng lẻo và không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình.

Các hiện tượng rủi ro tác nghiệp do đối tượng bên ngoài (thuộc rủi ro trộm cắp, cướp bóc và gian lận bên ngồi theo Basel II):

Tại TP Hồ Chí Minh đã xảy ra hiện tượng một nhóm người Indonesia chuyên bắn thủng lốp xe hơi của những người chở tiền từ các ngân hàng ra, khi người lái xe xuống kiểm tra lốp thì chúng dàn cảnh cướp tiền. Cụ thể, chúng thường theo dõi kỹ những khách hàng thường xuyên giao dịch tiền mặt với số lượng lớn tại các ngân hàng ở trung tâm thành phố, bám theo khách hàng khi họ rút tiền xong rồi thực hiện hành vi cướp tiền trên khi xe đến khu vực vắng người. [6]

Tại Bình Dương, một băng nhóm khác đã lợi dụng khách hàng rút tiền trong buồng máy ATM của các ngân hàng, lợi dụng lúc nạn nhân mất cảnh giác, bọn cướp đã bẻ khóa và lấy đi các xe gắn máy của khách hàng.

Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi hơn thông qua các hành vi nhái thương hiệu các tập đoàn kinh tế lớn để lừa bịp khách hàng, giả mạo các giấy tờ có giá của các cơ quan chức năng lập dự án ma, mở tài khoản ma để mở tài khoản tại ngân hàng để nhận tiền, chuyển tiền lòng vịng qua một số tài khoản sau đó rút ra để chia nhau.

Trong năm 2009, liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc khách hàng làm giấy tờ nhà đất giả để vay vốn ngân hàng. Bằng cách làm hồ sơ thế chấp giả, tìm mọi cách để lấy sự tin tưởng dẫn đến sự mất cảnh giác của nhân viên ngân hàng. Sau khi hồ sơ hoàn tất, các đối tượng đã thuyết phục được cán bộ tín dụng để tự mang hợp đồng thế chấp đi chứng thực, đăng ký thế chấp. Sau đó, mang tất cả hồ sơ hoàn chỉnh (giả) để được vay vốn ngân hàng. Thủ đoạn tinh vi của các đối tượng đã qua mặt và lừa đảo trót lọt nhiều NHTM, chiếm đoạt hàng tỷ đồng trước khi bị phát hiện và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Rủi ro do hệ thống:

Một khách hàng là một đại lý bảo hiểm của một cơng ty bảo hiểm nhân thọ có chi nhánh tại Đắc Lắc, khi dùng thẻ ATM rút tiền ở một máy rút tiền tự động của một ngân hàng (NH) thương mại nhà nước có chi nhánh tại Bn Ma Thuột thì phát hiện số dư tài khoản của mình lên đến trên 365 tỉ đồng. Nghi ngờ số tiền quá lớn "từ trên trời" rơi vào tài khoản của mình, chị đã xác minh thì được nhân viên NH cho biết tiền do công ty bảo hiểm ở TP.HCM chuyển vào. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm xác nhận không chuyển số tiền nào lớn như vậy mà chỉ chuyển thu nhập hằng tháng cho chị. Chị đề nghị được rút tiền thu nhập của mình nhưng tài khoản đã bị khóa. Hơm sau, chị kiểm tra lại tài khoản thì thấy số dư khớp với số tiền thu nhập mà công ty đã chuyển cho chị. Lãnh đạo của NH này xác nhận máy tính đã đọc sai đơn vị tiền tệ tại thời điểm nhân viên thao tác chuyển tiền hoa hồng cho các đại lý của công ty bảo hiểm, dẫn đến việc chuyển nhầm

một số tiền lớn vào tài khoản của khách hàng. Tuy nhiên, sau đó NH đã phát hiện và trả lại đúng số tiền có trong tài khoản cho “khổ chủ”. [11]

Trong năm 2006, một chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từng chuyển nhầm 4 triệu đồng thành 48 tỷ đồng cho khách hàng, do nhập sai đơn vị tiền tệ. Khách hàng đã chủ động thơng báo, Vietcombank cũng nhanh chóng phong tỏa tài khoản, thương lượng với khách hàng và tổ chức họp báo công khai sự việc.

Với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, nhiều NHTM đã tích cực chủ động đổi mới công nghệ, đáp ứng những dịch vụ ngày càng hiện đại cho khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin cũng dễ bị xâm nhập bởi các phần tử phá hoại. Tội phạm thường ăn cắp thông tin khách hàng, nhất là thông tin về tài khoản từ đó làm thẻ thanh tốn giả để ăn cắp tiền của khách hàng. Một trong những tiện ích khơng thể thiếu của thẻ tín dụng là thanh tốn, tuy nhiên sau vụ việc cơ quan công an phát hiện đường dây ăn cắp thơng tin từ thẻ tín dụng để mua hàng hóa, vé máy bay..., nhiều người sử dụng thẻ hoang mang. Tội phạm quốc tế còn xâm nhập hệ thống của những công ty chuyên làm dịch vụ về cổng thanh toán để lấy dữ liệu về thẻ. Bằng cách này hacker có thể lấy được thơng tin của hàng triệu tài khoản thẻ. Ngồi ra cịn hình thức lấy cắp thơng tin từ những điểm thanh tốn để sản xuất thẻ giả. Có trường hợp tội phạm thẻ giả danh NH phát hành thẻ gửi email yêu cầu khách hàng trả lời một số thông tin mật với lý do để kiểm tra. Trường hợp này chủ thẻ thường rất dễ mất cảnh giác để lộ thông tin cá nhân và bị đánh mất tiền trong tài khoản của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)