Thúc đẩy hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập _ dương văn trường (Trang 32 - 33)

b. Các nguyên nhân khách quan

3.2.2 Thúc đẩy hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động của DN đặc thù như ngân hàng, huy động vốn được xem như thu mua nguyên liệu đầu vào và sử dụng vốn được xem như tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Để DN có đầu ra thì trước hết đầu vào phải được đảm bảo hay nói cách khác, để thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng nói chung và mở rộng cho vay DNVVN nói riêng, ngân hàng cần đảm bảo nguồn tài chính, trong đó huy động vốn là một trong những hoạt động quan tâm hàng đầu. Muốn thực hiện mở rộng cho vay bất cứ đối tượng nào thì điều đầu tiên là phải có tiền để cho vay.

Trước mắt, để thu hút được KH gửi tiền, chi nhánh cần xây dựng và đưa ra những gói sản phẩm tiết kiệm mới hơn, ưu việt hơn, đa dạng hơn, phù hợp với nhiều đối tượng KH. Trên cơ sở bám sát chính sách điều hành lãi suất huy động của Hội sở chính Vietcombank, chi nhánh đề xuất được quyền chủ động trong đàm phán lãi suất với KH gửi tiền để không bỏ qua những cơ hội huy động vốn và các khoản tiền gửi có giá trị lớn. Trong đó, chiến lược quảng bá sản phẩm đóng vai trị quan trọng, cần phải để KH thấy được cái riêng của những sản phẩm gửi tiền ở chi nhánh, như vậy mới có thể cạnh tranh được với những chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Chi nhánh cần chú trọng đến dịch vụ chăm sóc KH trước và sau khi giao dịch với ngân hàng, đây là yếu tố quan trọng để thỏa mãn sự hài lòng của KH gửi tiền. Trong Marketing ngân hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng là cấp độ sản phẩm mở rộng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, là vũ khí cạnh tranh lợi hại nhất với các ngân hàng khác. Mỗi chi nhánh có những sản phẩm mở rộng riêng là những điểm đặc trưng làm vũ khí cạnh tranh. KH gửi ít hay gửi nhiều sẽ có những chính sách chăm sóc KH khác nhau. KH gửi từ một mức nào đó trở lên có thể được nhận quà khuyến mại, tham gia bốc thăm trúng thưởng, được gửi thiệp hoa chúc mừng vào ngày lễ, được nhận lãi tại nhà…Các chính sách

này nhằm khuyến khích KH gửi một số tiền có giá trị lớn, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Về cơ cấu nguồn vốn, chi nhánh cần tận dụng tối đa nguồn tiền gửi thanh toán của các DN sử dụng dịch vụ thanh toán tại chi nhánh. Tuy huy động từ tiền gửi thanh toán làm cấu trúc vốn dễ bị biến động do KH có thể rút bất cứ lúc nào mà không chịu ràng buộc nhưng đây là những nguồn vốn có chi phí thấp nhất, lãi suất tiền gửi thanh toán thấp nhất trong khung lãi suất tiền gửi của ngân hàng, là nguồn có khả năng giảm chi phí vốn trung bình của chi nhánh. Ngồi ra chi nhánh cần đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn tiền gửi trung và dài hạn để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh được ổn định, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động tín dụng nói chung và cho vay DNVVN nói riêng. Đây là điều kiện để mở rộng cho vay trung và dài hạn, nâng dần tỷ trọng dư nợ DNVVN trung và dài hạn của chi nhánh, phù hợp với định hướng cho vay DNVVN trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập _ dương văn trường (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w