Cơng trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và chính sách bảo hiểm y

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)-đã chuyển đổi (Trang 37 - 40)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Cơng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng và chính sách bảo hiểm y

1.1.3. Cơng trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và chính sách bảo hiểm y

hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc có sự đa dạng về thành phần và văn hóa tộc ngƣời. Trong những cơng trình nghiên cứu có liên quan về DTTS và chính sách BHYT cho đồng bào DTTS ở tỉnh Lào Cai có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu nhƣ:

Luận án tiến sĩ Sử học “Quá trình chuyển biến về kinh tế và xã hội tỉnh

Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2010” của Nguyễn Thị Nguyền (Trƣờng Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2013) đã phân tích, làm rõ q trình chuyển biến của nền KT-XH của tỉnh Lào Cai giai đoạn 1991 - 2010 trên các phƣơng diện: tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu KT-XH. Nghiên cứu cho thấy, trong lĩnh vực y tế, tỉnh Lào Cai đã có những chuyển biến tích cực chất lƣợng dịch vụ y tế cũng nhƣ khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Hệ thống chính sách ASXH, trong đó có chính sách BHYT đƣợc quan tâm đầu tƣ, triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần giải quyết khó khăn, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là

ngƣời nghèo và ngƣời DTTS. Tác giả cũng phân tích những yếu tố tác động (tích cực và tiêu cực) đến q trình chuyển biến KT-XH của tỉnh Lào Cai, từ đó đƣa ra những nhận định, đánh giá sự chuyển biến của tỉnh Lào Cai trên hai lĩnh vực kinh tế và xã hội, đồng thời đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển cả về kinh tế và xã hội của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

Luận án tiến sĩ Kinh tế “Cải thiện sinh kế cho các hộ đồng bào DTTS

tỉnh Lào Cai, Việt Nam” của Kim Sun Ho (Học viện Nông nghiệp Việt Nam,

2018) đã đánh giá thực trạng các nguồn lực sinh kế cũng nhƣ c hoạt động sinh kế của đồng bào DTTS trong thời gian qua; đồng thời tổng hợp, phân tích hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc và các tổ chức xã hội, nhất là các chính sách ASXH nhƣ: giảm nghèo, dạy nghề và giới thiệu việc làm, BHYT nhằm phát triển sinh kế cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tác giả cũng đƣa ra các nhận định, phân tích các yếu tố tác động, ảnh hƣởng đến kết quả sinh kế của đồng bào DTTS, từ đó đề xuất các giải pháp căn bản nhằm phát triển sinh kế của đồng bào các DTTS tỉnh Lào Cai.

Báo cáo “Phân tích tình hình trẻ em tỉnh Lào Cai” do UBND tỉnh Lào Cai và Unicef phối hợp thực hiện (Hà Nội, 2016) đã xác định, dù điều kiện cơ sở vật chất nhiều nơi chƣa đạt chuẩn, Lào Cai đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể về chăm sóc sức khỏe trẻ em trong giai đoạn 2010 - 2015. Báo cáo đã phân tích kết quả thực hiện chính sách BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi. Tuy nhiên, việc phân tích về BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi bị một số hạn chế do số liệu không thống nhất giữa ngành BHXH và ngành y tế. Cụ thể, theo ngành BHXH năm 2011 có 81.911 trẻ em dƣới 6 tuổi có thẻ BHYT, trong khi theo ngành y tế con số này là 81.560 trẻ em. Tƣơng tự, hai con số này năm 2014 của 2 ngành tƣơng ứng là 89.774 và 89.809. Một hạn chế khác là số liệu trẻ em dƣới 6 tuổi có thẻ BHYT khơng phân tổ theo thành phần dân tộc. Thông tin về mức độ sử dụng thẻ (1 lần/nhiều lần/không sử dụng), đã đƣợc các cơ sở y tế theo dõi,

chƣa đƣợc khai thác, tổng hợp và phân tích. Báo cáo cũng chỉ ra việc thực hiện cung cấp thẻ BHYT cho trẻ và sử dụng thẻ BHYT của trẻ dƣới 6 tuổi tại tỉnh còn chậm, một phần do việc cấp giấy khai sinh của trẻ chƣa kịp thời (tại một số nơi trên địa bàn tỉnh, trẻ khơng có giấy khai sinh khơng đƣợc cấp thẻ) và hiểu biết của cha mẹ về các quyền lợi KCB miễn phí của trẻ dƣới 6 tuổi, v.v.

Báo cáo tổng hợp 5 năm (2007-2011) “Theo dõi nghèo theo phương

pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam” (2013)

do Oxfam Việt Nam và Actionaid triển khai thực hiện tại 9 tỉnh trên cả nƣớc, trong đó có huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Kết quả nghiên cứu cho thấy xây dựng hệ thống ASXH toàn diện là thách thức lớn đối với vùng DTTS. Diện bao phủ của các chính sách trợ giúp xã hội còn hẹp, mức hỗ trợ còn thấp, cơ chế hƣớng đối tƣợng có nhiều hạn chế, chƣa bao quát các nhóm khó khăn; Năng lực thực hiện chính sách ASXH ở cấp cơ sở cịn yếu; Xác định hộ gia đình thụ hƣởng chính sách vẫn dựa vào danh sách hộ nghèo. Ngƣời nghèo, ngƣời DTTS tại các xã đặc biệt khó khăn, trẻ em dƣới 6 tuổi là những nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng nhiều lợi ích từ chính sách hỗ trợ BHYT theo Luật BHYT mới. Đặc biệt, Báo cáo cũng đã chỉ ra những điểm đáng lƣu tâm là số hộ cận nghèo mua thẻ BHYT tự nguyện (đƣợc hỗ trợ 50% chi phí) cịn rất ít. Thậm chí, tại một số địa phƣơng hộ cận nghèo đƣợc hỗ trợ đến 80% thẻ BHYT (50% Nhà nƣớc hỗ trợ, 30% dự án của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á hỗ trợ), nhƣng cũng có ít ngƣời cận nghèo mua BHYT. Bên cạnh đó cịn khó khăn trong cấp phát thẻ BHYT và thơng tin về chế độ, thủ tục BHYT. Hơn nữa, việc hƣởng lợi từ BHYT của ngƣời nghèo, ngƣời DTTS cịn nhiều hạn chế, họ thƣờng gặp khó khăn trong việc trang trải các chi phí phụ trội khi KCB tại các tuyến trên, cũng nhƣ việc thực hiện cùng chi trả theo luật BHYT mới. Mặt khác, chất lƣợng dịch vụ y tế cho bệnh nhân BHYT còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, v.v.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)-đã chuyển đổi (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w