Triển vọng phát triển du lịch MICE tại Châu Á-Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 74 - 75)

DMO Đăng cai hội thảo

3.1.2. Triển vọng phát triển du lịch MICE tại Châu Á-Thái Bình Dương

Khu vực Châu Á tiếp tục là khu vực kinh tế phát triển năng động trong tương lai. Vào năm 2050, sức mua của người dân Châu Á sẽ tăng 6 lần bằng mức của Châu Âu ngày nay. Châu Á sẽ chiếm 52% thị phần Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tồn cầu.

Hiện nay, chính phủ và khu vực tư nhân khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang thành lập các đơn vị phụ trách hội thảo, triển lãm và tăng cường đầu tư trực tiếp vào việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng hội thảo, triển lãm và các chương trình trợ cấp. Hai nước đầu tư lớn nhất trong khu vực đối với du lịch MICE tại Châu Á Thái Bình Dương là Singapore và Australia. Năm 2010, Australia nằm ở vị trí thứ 11, Singapore ở vị trí thứ 24 những nước tổ chức hội nghị của các tổ chức quốc tế trên thế giới (thứ 3 và thứ 6 tại Châu Á Thái Bình Dương) theo xếp hạng của ICCA. Singapore đã đầu tư 175 triệu đô Sing (145 triệu đô la Mỹ trong 5 năm hoặc 29 triệu đô la Mỹ 1 năm) cho chương trình thu hút sự kiện thương mại trong khi chính phủ Australia cũng đầu tư 28 triệu đô la Mỹ hàng năm. Những đầu tư này tập trung vào việc bán hàng, marketing và chương trình trợ cấp. Những địa điểm khác tại Châu Á Thái Bình Dương cũng bắt đầu quan tâm đầu tư cho lĩnh vực sự kiện thương mại. Thái Lan đã tăng

ngân sách hoạt động của Cục hội thảo lên 16 triệu đô la Mỹ năm 2010. Macao, Trung quốc đã khởi động chương trình hỗ trợ ICE có kinh phí là 8 triệu đơ la Mỹ vào giữa năm 2009 và sẽ tiếp tục chương trình hỗ trợ vào năm 2010. Chính phủ Hàn Quốc đầu tư mạnh mẽ vào những chương trình trợ cấp trong việc đấu thầu, đăng cai các sự kiện thương mại.

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w