0
Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TOYOTA (Trang 30 -34 )

Loại hình cấu trúc của Toyota là cấu trúc bộ phận Sơ đồ: Innova GSR Giám đốc Sản phẩm trong nước Sản phẩm nhập khẩu Fortuner Fortuner V TRD Sportivo Camry Corolla Altis 1.8 Corolla Altis 2.0 Vios Hiace Innova Land Cruiser Hi- lux Yaris

Phong cách lãnh đạo chiến lược

Phong cách lãnh đạo chiến lược của toyota là phong cách lãnh đạo nhóm. Bất kỳ ai tại Toyota khi nói về hệ thống sản xuất đều đề cao tầm quan trọng của tinh thần tập thể. Tất cả cơ cấu ở đó là dung để hỗ trợ cho nhóm làm việc thực hiện các công việc mang lại giá trị gia tăng. Nhưng nhóm làm việc không làm tăng giá trị, mà chinh là các cá nhân. Toyota đã thiết lập một sự cân bằng tuyệt hảo giữa công việc cá nhân và công việc theo nhóm cũng như giữa thành tích cá nhân và hiệu quả của tập thể. Mặc dù tinh thần tập thể là quan trọng, nhưng tập hợp mọi người làm việc chung một nhóm se không đủ bù đắp nếu thiếu đi sự vượt trội của một cá nhân hay thiếu ự am hiểu cá nhân đối với hệ thống của Toyota. Các cá nhân làm việc xuất sắc được đòi hỏi bù đắp cho tập thể. Điều này lý giải tại sao Toyota lại bỏ ra nhiều công sức để tìm kiếm và sang lọc nhiều nhân viên tiềm năng. Họ muốn có được nhân sự tốt để có thể giao quyền làm việc nhóm.

Một số nhận xét về Văn hoá DN

Toyota trước đây có một văn hoá ham học, ở đó gần như mọi công nhân đều nỗ lực làm việc tốt hơn mỗi ngày. Chính tinh thần ấy đã tạo dựng uy tín vững chắc cho công ty với khách hàng.

Văn hoá ấy đã được phát huy khi công ty phát triển lớn mạnh và thịnh vượng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây văn hóa doanh nghiệp của Toyota bị sa sút trầm trọng. Có thể lấy ví dụ về vụ kỹ sư Lê Văn Tạch đã làm sang tỏ việc Toyota sản xuất rất nhiều xe lỗi làm dư luận nổi song. Trong khi những người sở hữu xe hơi Toyota tỏ ra hoang mang thì phần đông dư luận lên án thái độ của lãnh đạo TMV. Có thể thấy nỗi bức xúc ấy qua tiêu đề những bài báo: Xe lỗi, nhà sản xuất vẫn khẳng định đảm bảo an toàn; Toyota Việt Nam phải xin lỗi khách hàng; Lời giải thích của Toyota Việt Nam khó được chấp nhận; Trách nhiệm của Toyota đến đâu khi xuất xưởng 9.000 xe bị lỗi?, v.v...

Tại thời điểm đó, TMV cần đưa ra lời xin lỗi chân thành và những giải trình thích đáng. Nhưng họ đã không làm được. Cho tới nay, nguyên nhân dẫn tới các lỗi này và số lượng sản phẩm lỗi vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Ngay trong lời xin lỗi, TMV vẫn thể hiện sự coi thường người tiêu dùng khi phát biểu "lỗi không nghiêm trọng nên không thông báo với Cục đăng kiểm"!

Thái độ này xuất phát từ kiểu quản lý gia đình trị độc đoán rất phổ biến ở các quốc gia Đông Á. Họ có thói quen khép kín mọi quy trình và "tự tiêu hoá" thông tin. Đó là lý do những khiếu nại của kỹ sư Lê Văn Tạch rơi vào im lặng.

Rốt cuộc TMV không thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng toàn cầu của Toyota. Có khác chăng là khủng hoảng của công ty "mẹ" đến từ sai sót kĩ thuật còn TMV đã tự gây thêm khó khăn bằng thái độ phớt lờ vô trách nhiệm.

Còn nhớ mặc dù tỏ ra vô cùng ăn năn, Toyota vẫn phải mất nhiều tháng trời để khắc phục sự cố chân phanh (và đến nay vẫn chưa xong). Vậy thì TMV sẽ làm thế nào khi niềm tin bị huỷ hoại ?

Có lẽ ý thức được điều đó, TMV đang vội vã sửa sai. Theo thông tin mới đây, chiến dịch thu hồi sửa chữa sẽ được tiến hành trong 1-2 tuần tới. Đại diện của TMV còn cho biết "số xe phải khắc phục có thể lớn hơn 9.000 xe" như thông báo trước đó.

Tuy nhiên, ngay sau đó TMV lại có một hành động "sửa chữa" thông tin khiến nhiều người thấy khó hiểu. Ngày 10/4, website của TMV đăng bức thư về chiến dịch chăm sóc khách hàng, sửa chữa thay thế bu-lông camber chỉnh đặt góc bánh xe Fortuner. Đến ngày 11/4, nội dung này đã được thay đổi. Theo đó, TMV đã bổ sung ngày tháng đăng tải bức thư là 4/5/2009. Trong khi cùng lúc, website của Toyota Giải Phóng - Hà Nội vẫn đăng nguyên văn nội dung bức thư ban đầu của TMV và đề ngày cập nhật 17/3/2011.

Sau tất cả những lùm xum đó, giờ đây mọi người đều đang "dõi mắt" xem TMV sẽ sửa sai ra sao. Hy vọng TMV sẽ không khiến các thượng đế lại một lần nữa phải nghe lời "xin lỗi".

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TOYOTA (Trang 30 -34 )

×