• Chiến lược cạnh tranh tổng quát của doanh nghiệp:
Chiến lược của Toyota là đẫn đạo về chi phí (chi phí thấp) và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mục tiêu của Toyota là khách hàng mục tiêu, cho nên việc giá bán của những chiếc xe đa phần ở mức phổ thông nhằm đáp ứng khả năng của khách hàng. Toyota là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng phương thức sản xuất J-I-T (Just in time – hay còn gọi là kho hàng đúng thời gian), đã giúp cho giá thành của xe hơi Toyota thấp hơn so với các hãng khác. Giờ đây Toyota vẫn theo đuổi chiến lược dẫn đạo về chi phí và nó trở thành một điểm mạnh của hãng.
Thông thường với quan điểm của khách hàng thì những sản phẩm có giá thành thấp tức chất lượng không cao, có nhiều chức năng bị cắt giảm hay kiểu dáng không bắt mắt,... Thế nhưng với Toyota luôn phát triển những mẫu xe mới, kiểu dáng luôn được cải tiến, cùng với đó là chất lượng được nâng cao, hiệu quả hiệu suất nguyên liệu cao và giá thành hợp lý.
Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được:
- Khả năng thu hút được khác hàng cao, do giá thành hợp lý, kiểu dáng đa dạng, chất lượng tốt, hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao
- Khả năng chịu được sức ép từ nhà cung ứng, do giá bán ở mức phổ thông cho nên việc các nhà cung ứng tăng giá nguyên vật liệu chỉ khiến cho giá bán thay đổi ít nhiều.
- Chất lượng sản phẩm tuy có tốt nhưng so sánh với những hãng xe khác như Honda, Ford,… vẫn chưa bằng.
- Do giá thành ở mức phổ thông nên những khách hàng cao cấp thường không ưa chuộng, buộc hãng phải phát triển một thương hiệu dòng xe cao cấp Lexus.
Chiến lược tăng trưởng và các chính sách phát triển
- Toyota đang theo đuổi chiến lược tích hợp phía trước:
- Do tập khách hàng mục tiêu của Toyota là khách hàng phổ thông, nên số lượng khách hàng rất lớn, việc đẩy mạnh sản xuất và mở rộng quy mô vừa tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngoài ra còn giúp cho giá thành sản phẩm giảm đi, tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn loại xe phù hợp. Mục tiêu của Toyota là một doanh nghiệp toàn cầu, việc mở rông quy mô đến các quốc gia khác nhau là một điều rất quan trọng, nhất tại các nước đang phát triển, như cầu về xe hơn cao và thị trường xe hơi mới phát triển (tại các nước phát triển thì thị trường xe hơi đang dần bão hòa, cho nên khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn)
- Từ việc mở rộng quy mô, buộc Toyota phải có những chiến lược nhằm tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết chặt chẽ với những nhà phân phối giúp Toyota giải quyết được vấn đề này. Toyota đã xây dựng được một hệ thống khách hàng và nhà phân phối rộng khắp thế giới. Sự hợp tác Toyota với những nhà phân phối rất chặt chẽ, thường là những đối tác kinh doanh lâu dài, cho nên sự đòi hỏi về tiêu chuẩn từ Toyota đối với các nhà phân phối là rất cao. Với việc coi trọng nhà phân phối, nên Toyota cũng hướng dẫn và cùng phát triển với các nhà phân phối, và coi họ như một đối tác làm ăn quan trọng. Bên cạnh đó Toyota còn rất quan tâm đến khách hàng như giảm những thủ tục mua xe, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ chăm sóc bảo dưỡng xe,… điều đó khiến khách hàng tin dùng và hài lòng khi bỏ tiền mua những chiếc xe của Toyota.