sử dụng TSLĐ:
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ:3.1.1. Các nhân tố khách quan: 3.1.1. Các nhân tố khách quan:
a/ Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Nhân tố này ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyết định quản lý TSLĐ của doanh nghiệp, cụ thể là mức dự trữ. Sở dĩ như vậy là do tính mùa vụ của thị trường cung ứng lẫn thị trường tiêu thụ. Hơn nữa, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ phải chi
phí nhiều hơn cho công tác dự trữ (chi phí vận chuyển, bảo quản,…), từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp.
b/ Môi trường chính trị - xã hội:
Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn có một sự ổn định, nhất quán lâu dài trong hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế để có thể yên tâm đầu tư sản xuất. Chính vì vậy mà sự ổn định về chính trị sẽ là một điều kiện thuận lợi cho kinh doanh. Bên cạnh đó, vì các hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới phục vụ khách hàng tốt hơn nên các yếu tố xã hội như cơ cấu giới tính, cơ cấu độ tuổi, đời sống văn hoá, phong tục tập quán, sở thích tiêu dùng,… của người dân cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
c/ Môi trường kinh doanh: có nhiều nhân tố trong môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như:
Biến động cung cầu hàng hoá: tác động vào khả năng cung ứng của thị trường đối với nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp hay khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó sẽ làm tăng hay giảm mức dự trữ của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới khả năng quay vòng của TSLĐ, đến mức sinh lợi.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường: để đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất là trong nền kinh tế thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải có những biện pháp hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh như chấp nhận bán chịu, cung ứng đầu vào ổn định, chi phí thấp,… Như vậy doanh nghiệp sẽ phải đề ra các biện pháp, các chiến lược thích hợp để tăng vòng quay TSLĐ và giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô: bằng luật pháp kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết nguồn lực trong nền kinh tế, tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo định hướng nhất định. Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong chế độ chính sách hiện hành cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược
kinh doanh và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng TSLĐ nói riêng.
Thông tin: hiện nay thông tin đã trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin chính xác, đầy đủ mà doanh nghiệp nhận được sẽ là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng chính sách quản lý ngân quỹ, các khoản phải thu và dự trữ.
Ngoài ra hiệu quả sử dụng TSLĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như lạm phát, sự phát triển của thị trường tài chính, của cơ sở hạ tầng kỹ thuật,…
d/ Môi trường khoa học công nghệ: sự phát triển của khoa học công nghệ không những làm thay đổi chất lượng, số lượng sản phẩm mà còn làm phát sinh những nhu cầu mới, khách hàng trở nên khó tính hơn. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển tiền, các khoản dự trữ, tồn kho nhờ tăng năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất. Do vậy các doanh nghiệp phải nắm được điều này để có biện pháp đầu tư đổi mới công nghệ cho phù hợp.
3.1.2. Các nhân tố chủ quan:
a/ Trình độ quản lý: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều chúng ta quan tâm nhất ở đây là công tác quản lý TSLĐ tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có một ban lãnh đạo có trình độ quản lý tốt từ trên xuống sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả cao và ngược lại trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn tới việc thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ, làm giảm tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b/ Trình độ nguồn nhân lực: nếu một doanh nghiệp chỉ có cán bộ lãnh đạo tốt thì chưa đủ, mà quan trọng hơn là doanh nghiệp phải có một đội ngũ người lao động tốt, đủ sức thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Sở dĩ như vậy là vì chính người lao động mới là những người thực hiện các kế hoạch đề ra, là người quyết định vào sự thành công hay thất bại của kế hoạch đó. Nếu người
lao động có trình độ tay nghề cao, có ý thức kỷ luật, gắn bó và hết mình vào sự phát triển của doanh nghiệp thì chắc chắn hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất cao và thực hiện thắng lợi các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.
c/ Trình độ công nghệ: nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại thì sẽ giảm được định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất, giảm chi phí sản xuất dở dang, rút ngắn chu kỳ sản xuất.
3.2. Các biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ:
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp có thể quan tâm đến một số biện pháp sau:
Thứ nhất, xác định một cách chính xác nhu cầu về TSLĐ tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động các nguồn tài trợ thích hợp, cũng như các kế hoạch mua sắm hay dự trữ TSLĐ trong kỳ sản xuất.
Thứ hai, tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tăng cường các hoạt động marketing,…để nhanh chóng tiêu thụ sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay TSLĐ.
Thứ ba, làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần chủ động trong thanh toán công nợ, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. Đồng thời vốn bị chiếm dụng còn chứa đựng rủi ro không thu hồi được, gây thất thoát nguồn vốn của doanh nghiệp. Để phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm hoặc lập các quỹ dự phòng.
Trên đây là những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. Trong thực tế các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải sử dụng kết hợp các biện pháp này một cách linh hoạt, đồng thời thực hiện một số biện pháp cụ thể khác phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM KHÍ MIỀN BẮC
*********
1. Giới thiệu chung về xí nghiệp kinh doanh sản phẩm khí miền Bắc:
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của xí nghiệp kinhdoanh sản phẩm khí miền Bắc: doanh sản phẩm khí miền Bắc:
- Tên gọi: Xí nghiệp kinh doanh sản phẩm khí Miền Bắc (sau đây gọi tắt là xí nghiệp II).
- Trụ sở chính: số 29F Hai Bà Trưng - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội . - Tel: 9.348344
- Fax: 9.348353/9.348354.
Do xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền bắc (xí nghiệp II) là một đơn vị trực thuộc của công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí (sau đây gọi là công ty) nên phần này sẽ giới thiệu những nét tổng quát về công ty và giới thiệu chi tiết hơn về đơn vị thực tập là xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền bắc.
1.1. Những nét chính về công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí:
a/ Quá trình hình thành và phát triển công ty:
Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí (viết tắt là PVGAS- Petro Vietnam Gas Company) là một đơn vị trực thuộc tổng công ty dầu khí Việt Nam, được thành lập từ 9/1990, có trụ sở tại 101 Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với tổng số vốn ban đầu là gần 70 tỷ VNĐ. Đây
là đơn vị duy nhất của tổng công ty dầu khí Việt Nam làm công việc chế biến, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí.
Tháng 5/1995, công ty đã khánh thành hệ thống ống dẫn khí ở mỏ Bạch Hổ để nhận gas từ ngoài khơi vào bờ. Hệ thống ống dẫn được xây dựng để phân phối gas từ mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác vào bờ rồi phân phối cho các kho, trạm. Việc khai thác gas từ mỏ Bạch Hổ đã tăng từ 2 triệu m3/ngày trước năm 1997 và tăng lên 4 triệu m3/ngày vào cuối năm 1998. Đến tháng 4/1999, dự án gas Dinh Cố được đi vào hoạt động. Tháng 5/1999, công ty đã thực hiện kế hoạch sản xuất gas đầu tiên bắt đầu là 250000 tấn khí lỏng/năm. Từ đó công ty thoả mãn phần lớn các nhu cầu về gas trong nội địa và xuất khẩu ra các nước.
Ngoài hai dự án ở mỏ Bạch Hổ và Dinh Cố, công ty còn tiến hành xây dựng và thực hiện các dự án Nam Côn Sơn với trữ lượng 58 tỷ m3 gas, được xây dựng hệ thống ống dẫn dài 400 km để đưa gas từ ngoài khơi vào mỏ Lan Tây để công ty phân phối gas đến các trạm ở Phú Mỹ; dự án xây dựng hệ thống ống dẫn Phú Mỹ- thành phố Hồ Chí Minh để dẫn gas đến các trạm và nhà máy công nghiệp dọc bờ biển từ Phú Mỹ vào thành phố Hồ Chí Minh.
Khí tự nhiên được sử dụng ở nhiều nước với nhiều lợi ích như làm trong sạch môi trường, giảm chi phí sản xuất và thuận tiện trong sử dụng. Gas hiện nay được sử dụng rộng rãi như một loại nhiên liệu được lựa chọn để tạo ra năng lượng nói chung và năng lượng phục vụ cho công nghiệp nói riêng. Gas ở Việt Nam được sử dụng chủ yếu cho việc sản xuất điện, làm nhiên liệu phục vụ cho hoạt động công nghiệp và đời sống của dân cư. Từ khí đồng hành khai thác ở các mỏ, công ty đã xây dựng hệ thống ống dẫn đưa về các kho, trạm và thực hiện quá trình tách, lọc để tạo ra hai sản phẩm chính là khí hoá lỏng (viết tắt là LPG với thành phần bao gồm 50% propan và 50% butan ±
Việt Nam và xuất khẩu một phần LPG ngay khi thị trường LPG chưa phát triển mạnh.
Để đáp ứng được nhu cầu về gas, giảm chi phí vận chuyển và chi phí hoạt động, công ty đã xây dựng các trung tâm phân phối ở khắp cả nước. Công ty đã thành lập hai xí nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để quản lý mạng lưới phân phối gas ở miền Bắc và miền Nam. Như vậy sau hơn 10 năm hoạt động, công ty từ chỗ có hơn 100 nhân viên thì đến nay số lượng nhân viên là hơn 700 với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, góp phần trong sự phát triển chung của đất nước.
b/ Các hoạt động của công ty:
- Vận chuyển, tồn trữ và phân phối các sản phẩm khí. - Kinh doanh khí và các sản phẩm khí.
- Xây dựng, tổ chức và duy trì các dự án gas.
- Kinh doanh nguyên liệu, công cụ và hoá chất phục vụ cho quá trình sản xuất gas. - Hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế trong việc kinh doanh, sản xuất và phân phối các sản phẩm gas.
1.1.2. Giới thiệu chung về xí nghiệp II:
Xí nghiệp kinh doanh sản phẩm khí miền Bắc là một đơn vị trực thuộc của công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí, được thành lập tại quyết định số 2062/QĐ-HĐQT ngày 29/11/2000 của hội đồng quản trị tổng công ty dầu khí Việt Nam. Xí nghiệp có trụ sở chính tại 29F Hai Bà Trưng-Hoàn Kiếm-Hà Nội. Tuy nhiên trước khi chính thức được thành lập thì xí nghiệp vẫn hoạt động với tư cách là chi nhánh của công ty và đại diện cho công ty ở miền bắc.
Xí nghiệp chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mạng lưới phân phối sản phẩm khí trong phạm vi từ Đà Nẵng lên toàn bộ các tỉnh phía bắc. Gas sẽ được chuyển từ Vũng Tàu đến kho đầu mối Hải Phòng bằng đường thuỷ. Sau
đó gas sẽ được đưa từ Hải Phòng đến trạm nạp ở Yên Viên, Yên Bái, Hà Tĩnh,…bằng hệ thống xe bồn. Tại các trạm nạp, gas sẽ được nạp vào các bình gas và được phân phối đến các tỉnh từ Đà Nẵng trở lên các tỉnh phía Bắc để phục vụ cho công nghiệp và dân dụng.
Bình gas mà xí nghiệp kinh doanh có hai loại: 12 kg và 45 kg, sản xuất cả ở trong và ngoài nước, được chế biến với áp suất thiết kế 17 kg/cm2, áp suất thử 34 kg/cm2 , được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cấp chứng nhận đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn DOT-4BA-240 và DOT-4BW-240, giấy phép sử dụng thiết bị chịu áp lực. Loại bình 45 kg được sử dụng để phục vụ cho các hộ công nghiệp nhỏ, các nhà hàng, khách sạn,… còn loại bình 12 kg được sử dụng để phục vụ sinh hoạt của dân cư. Thành phần của LPG trong các bình là 50% propan +50% butan ±10 (mol). Bình có hai loại van là van ngang (pol) và van chụp (compact).
Với một mạng lưới phân phối rộng như vậy, xí nghiệp đã tiến hành thuê một số trạm để thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu trữ và làm giảm chi phí hoạt động. Xí nghiệp có hệ thống đại lý phân phối rộng khắp và cho đến nay, xí nghiệp đã có trên 100 đại lý (hệ thống cửa hàng cấp 1, cấp 2) và rất nhiều các cửa hàng phân phối khác (hệ thống cửa hàng cấp 3, cấp 4,…).
Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, được tự chủ trong sản xuất kinh doanh theo sự phân cấp của công ty và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với công ty trong phạm vi số vốn do công ty giao cho xí nghiệp quản lý sử dụng. Cụ thể là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xí nghiệp có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ do xí nghiệp thực hiện.
Việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của xí nghiệp phải tuân thủ theo kế hoạch đã được giám đốc công ty phê duyệt. Kế
hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ của xí nghiệp được xây dựng hàng quý, năm, phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực do xí nghiệp quản lý. Trong hoạt động tài chính và hạch toán kế toán, xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc và thực hiện việc hạch toán theo Quy chế tài chính xí nghiệp, phù hợp với Quy chế tài chính công ty.
Về tình hình nhân sự của xí nghiệp thì từ khi mới thành lập xí nghiệp chỉ có hơn 30 nhân viên. Cho đến nay thì xí nghiệp đã có trên 140 nhân viên, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và các kỹ năng làm việc khác. Trong khuôn khổ biên chế được công ty phê duyệt, xí nghiệp được quyền sắp xếp, bố trí sử dụng, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao động làm việc trong xí nghiệp. Việc tuyển dụng do công ty quyết định. Giám đốc xí