Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền bắc” pdf (Trang 74 - 77)

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ

2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu

Như đã phân tích trong chương hai, các khoản phải thu của xí nghiệp là lớn, tốc độ tăng của nó cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, trong đó phần lớn là các khoản phải thu của khách hàng. Chính điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý các khoản phải thu nói riêng và hiệu quả sử dụng TSLĐ nói chung. Vậy để giảm các khoản phải thu này xuống mức có thể chấp nhận thì xí nghiệp có thể có các biện pháp như sau:

Tăng cường công tác thẩm định tài chính của khách hàng trước khi đưa ra quyết định bán chịu. Việc đánh giá này thường dựa trên các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua (có thể xác định dựa trên các báo cáo tài chính, các ngân hàng có quan hệ với khách hàng, thông qua cục thuế xem việc tình hình thanh toán của khách hàng có tốt hay không,…). Các thông tin về tình hình ngân quỹ của khách hàng cần được quan tâm và đưa ra các chính sách tín dụng thương mại hợp lý.

Đối với những khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, để được mua chịu thì phải có bảo lãnh hoặc có tài sản thế chấp vì có những khách hàng mua hàng với giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Không nên để các món nợ chồng chất nhau. Nếu khách hàng nào có hiện tượng trì trệ trong thanh toán và hoạt động kinh doanh có dấu hiệu không tốt thì xí nghiệp nên ngừng việc cung cấp tín dụng thương mại cho họ. Nếu khoản nợ đã quá hạn và sau khi áp dụng các biện pháp đòi nợ mà khách hàng vẫn chưa chịu thanh toán thì có thể bán tài sản thế chấp để thay thế. Điều này cần phải được nêu rõ trong hợp đồng tín dụng thương mại để tránh mâu thuẫn sau này. Xí nghiệp có thể sử dụng thương phiếu trong hoạt động kinh doanh của mình để trong trường hợp cần thiết có thể đem đi chiết khấu.

Thường xuyên theo dõi số dư các khoản phải thu của từng khách hàng cũng như tổng thể để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Xí nghiệp

cần lập thêm quỹ dự phòng phải thu khó đòi cho phù hợp để đảm bảo có thể bù đắp trong trường hợp khoản nợ đã quá hạn lâu hoặc không thu hồi được. Quỹ này không nhất thiết phải ở dưới dạng tiền mặt mà có thể đầu tư vào chứng khoán có độ rủi ro thấp. Như vậy vừa đảm bảo tính sinh lời, vừa đảm bảo được mục đích phòng ngừa rủi ro vì có thể đem bán hay chiết khấu các chứng khoán này để bù đắp vào vốn lưu động khi rủi ro xảy ra.

Việc áp dụng các chính sách chiết khấu cũng rất cần thiết vì nó nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ sớm. Tuy nhiên mức chiết khấu là bao nhiêu thì phải có sự tính toán. Việc tính toán mức chiết khấu phải được căn cứ vào lãi suất trên thị trường và mức lợi được hưởng khi sử dụng chính sách này. Ngoài ra việc thực hiện vận chuyển, bốc dỡ, giao hàng đúng hạn cũng làm cho khách hàng hài lòng hơn và sẽ thanh toán đúng hạn.

Đối với thời hạn tín dụng, việc quy định khách hàng phải thanh toán sau thời gian 1 tháng 10 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết là quá cứng nhắc. Với những khách hàng mua hàng với khối lượng lớn thì xí nghiệp nên kéo dài hơn về thời gian thanh toán vì với số tiền trả quá lớn có thể khách hàng chưa chuẩn bị đủ để kịp trả nợ đúng hạn. Còn đối với các khách hàng mua hàng với giá trị nhỏ thì có thể rút ngắn thời hạn thanh toán. Xí nghiệp có thể đề ra một bảng quy định về thời hạn thanh toán cho những mức giá trị hàng bán ra khác nhau.

Ngoài ra xí nghiệp có thể áp dụng các hình thức thanh toán tiền hàng khác nhau. Có thể áp dụng hình thức thanh toán một lần khi đến hạn hoặc thanh toán theo hình thức trả góp. Việc thanh toán theo hình thức trả góp nên được áp dụng đối với những khách hàng mua hàng giá trị lớn. Thanh toán theo hình thức này sẽ giúp cho xí nghiệp giảm rủi ro khách hàng không trả nợ hoặc khách hàng chậm trả nợ vì với một khoản tiền lớn

được chia ra làm nhiều lần trả sẽ giúp khách hàng dễ thanh toán hơn, đồng thời xí nghiệp cũng có thể thu hồi dần dần khoản tiền bán hàng và sử dụng ngay số tiền đó để quay vòng hoạt động.

Khi quyết định cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, giá bán trả chậm phải đảm bảo bù đắp được những rủi ro tiềm ẩn của khoản phải thu đó như rủi ro vỡ nợ, rủi ro giảm giá trị do tác động của lạm phát, giá trị thời gian của tiền,…và các phí tổn khác phát sinh trong quá trình đòi nợ. Hay nói cách khác chính các nhà quản trị tài chính của xí nghiệp phải lập dự toán cho tất cả các thiệt hại có thể cũng như các lợi thế liên quan đến việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng.

Trên cơ sở tính toán các chi phí bù đắp rủi ro,xí nghiệp nên xác định một cách chính xác nhất có thể giá trị NPV của việc bán chịu và chỉ chấp nhận cấp tín dụng thương mại cho khách hàng trong trường hợp NPV thực sự lớn hơn 0. Đây là một vấn đề quan trọng mà xí nghiệp ít quan tâm tới.

Trong hợp đồng tín dụng xí nghiệp nên tăng mức lãi suất phạt đối với các khách hàng trả tiền hàng chậm. Thời gian thanh toán tiền hàng càng lớn thì mức phạt càng cao. Có như vậy thì mới hạn chế được việc xí nghiệp bị chiếm dụng vốn.

Ngoài các biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng TSLĐ, việc quan tâm đến những biến động của thị trường để đề ra các chính sách quản lý đúng đắn cũng rất quan trọng. Do đó xí nghiệp phải tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua các nguồn thông tin trên báo chí, qua tìm hiểu khách hàng, qua mạng Internet,…

Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSLĐ ở xí nghiệp II. Tuy nhiên không phải việc thực hiện được là dễ dàng vì trên thực tế các khoản mục ràng buộc với nhau. Muốn tăng

doanh thu thì lại có các chi phí quản lý mới phát sinh hay muốn khả năng thanh toán thực tế tốt thì dự trữ tiền mặt phải lớn, từ đó lại làm giảm hiệu suất sử dụng tiền mặt,… Chính vì vậy các nhà lãnh đạo xí nghiệp cần phải có một trình độ quản lý tốt.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền bắc” pdf (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w