CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 46 - 50)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN III : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM

PHẨM GỖ XUẤT KHẨU

Qua quá trình nghiên cứu kỹ tổng quan các nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước kết hợp với cơ sở lý luận về NLCT SPXK. Để việc lựa chọn tiêu chí đủ cơ sở để đánh giá NLCT SPGXK, luận án căn cứ vào các tiêu chí phản ảnh được cả biểu hiện bên ngồi lẫn bên trong của NLCT sản phẩm. Do đó, tiêu chí đánh giá NLCT SPGXK mà luận án sử dụng gồm cả nhóm tiêu chí định tính (chất lượng, mẫu mã, thương hiệu, ...) lẫn tiêu chí định lượng (sản lượng, doanh thu, thị phần). Hơn nữa, đã có nhiều nghiên cứu trước đây nhận định, đối với SPXK, ngoài các dấu hiệu nhận biết nêu trên, NLCT XK của sản phẩm cịn được đánh giá thơng qua lợi thế so sánh của sản phẩm đó. Do vậy, các tiêu chí thường dùng để đo lường lợi thế so sánh như: Hệ số lợi thế so sánh (RCA), Hệ số nội địa hóa (DRC) hay chỉ số cạnh tranh thường mại (TC) cũng được luận án sử dụng để so sánh lợi thế của SPGXK trên thị trường thế giới, từ đó làm cơ sở để đánh giá NLCT cho SPGXK. Tuy nhiên, căn cứ vào tài nguyên dữ liệu mà luận án thu thập được, tác giả chọn lọc và sử dụng các tiêu chí như: sản lượng và doanh thu, thị phần (MS), chỉ số cạnh tranh thương mại (TC), hệ số nội địa hóa (DRC) để đánh giá sức cạnh tranh của SPGXK. Luận án khơng sử dụng tiêu chí lợi thế so sánh (RCA), bởi vì tiêu chí này phản ánh lợi thế so sánh giữa các quốc gia với nhau, trong khi phạm vi nghiên cứu của luận án là tại một địa phương. Do vậy, hai nhóm tiêu chí đánh giá NLCT SPGXK mà luận án sử dụng là:

1.4.1. Đối với nhóm tiêu chí định tính

Đối với nhóm tiêu chí này, luận án kế thừa có chọn lọc các tiêu chí định tính để đánh giá NLCT sản phẩm từ các nghiên cứu của Phan Ánh Hè (2010) [14], Nguyễn Đình Long (2001) [23], Nguyễn Hữu Khải và cộng sự (2004) [21], Trần Thế Tn (2017) [55]. Do đó, các tiêu chí định tính được sử dụng trong luận án này bao gồm: (1) Chất lượng sản phẩm; (2) Sự khác biệt và độc đáo sản phẩm; (3) Sự đa dạng về chủng loại, kiểu dáng; (4) Thương hiệu và uy tín thương hiệu

1.4.2. Đối với nhóm tiêu chí định lượng

Với cách lập luận như trên thì nhóm tiêu chí định lượng của luận án gồm: 1.4.2.1 Sản lượng và doanh thu sản phẩm gỗ xuất khẩu

Sản lượng và doanh thu của sản phẩm đồ gỗ XK là tiêu chí quan trọng, mang tính tuyệt đối dễ xác định nhất để đánh giá NLCT của hàng hố XK. Hàng hố có sức cạnh tranh cao sẽ dễ dàng bán được trên thị trường, doanh thu sẽ tăng lên; ngược lại, hàng hố có sức cạnh tranh yếu sẽ có doanh thu thấp. Thơng thường, khi doanh thu XK của một mặt hàng nào đó đạt ở mức cao và mức tăng trưởng đều đặn qua các năm trên thị trường thì chứng tỏ sản phẩm đó thoả mãn nhu cầu của khách hàng, được thị trường

chấp nhận. Mức độ thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng phản ánh sức cạnh tranh của hàng hoá cao hơn và ngược lại.

1.4.2.2 Thị phần sản phẩm gỗ xuất khẩu

Mỗi loại SPGXK thường có những khu vực thị trường riêng, với số lượng khách hàng nhất định. Khi hàng hoá đảm bảo được yếu tố bên trong (chất lượng tốt hơn, giá cả thấp hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt... ) và có được những yếu tố bên ngồi (cơ hội kinh doanh xuất hiện, cơng tác xúc tiến bán hàng hiệu quả, thương hiệu sản phẩm mạnh, kênh phân phối được mở rộng, ...) sẽ làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và mở rộng được thị trường tiêu thụ, buộc đối thủ cạnh tranh phải nhường lại từng thị phần đã bị chiếm lĩnh. Để có thể duy trì và chiếm lĩnh được thị trường, sự có mặt kịp thời của hàng hố trên thị trường và đáp ứng được những địi hỏi của khách hàng là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Theo Xiao Han và cộng sự (2009) [127], thị phần của sản phẩm đồ gỗ XK trên thị trường được tính theo cơng thức:

.100% ( đvt:%) (1)

Trong đó: MS: Thị phần của đồ gỗ xuất khẩu; Xij: Số lượng (Kim ngạch xuất khẩu) đồ gỗ xuất khẩu; Xiw: Tổng số lượng (kim ngach xuất khẩu) đồ gỗ được tiêu thụ trên thị trường thế giới.

Hoặc, chúng ta có thể sử dụng tiêu chí đánh giá thị phần qua tỷ trọng doanh thu của hàng hóa đồ gỗ XK trong mối quan hệ so sánh giữa đơn vị này với các đơn vị khác và các nước trên thế giới. Độ lớn của tiêu chí này phản ánh sức cạnh tranh của mặt hàng và vị trí của ngành đồ gỗ XK trên thị trường thế giới, một mặt hàng có thị phần càng lớn trên thị trường thì mặt hàng đó càng có sức cạnh tranh cao, tiềm năng cạnh tranh lớn. Ngược lại, một mặt hàng có thị phần nhỏ hay thị phần giảm sút trên thị trường là mặt hàng đó có sức cạnh tranh yếu, khả năng ảnh hưởng của mặt hàng đó đối với thị trường là rất kém.

1.4.2.3. Chỉ số cạnh tranh thương mại

Có nhiều nghiên cứu lập luận rằng khi quy mơ sản xuất có ảnh hưởng quan trọng đến lợi thế cạnh tranh (Greenaway và Milner, 1993). Bởi khả năng cạnh tranh thương mại của một sản phẩm của một quốc gia cần xem xét sự chênh lệch giữa XK và NK. Xiao Han và cộng sự (2009) đã đề xuất chỉ cơng thức tính chỉ số cạnh tranh thương mại (TC: Trade competitiveness) như sau [127]:

TCij = (Xij – Mij)/( Xij + Mij) (2)

Trong đó: TCij là chỉ số cạnh tranh thương mại của hàng hóa i Xij là giá trị xuất khẩu hàng hóa i của nước j

Mij là giá trị nhập khẩu hàng hóa i của nước j Kết quả thu được của TCij dao động từ -1 đến 1.

Nếu TCij > 0, quy mô sản phẩm i của nước j cao hơn mức trung bình của thế giới và có lợi thế so sánh; nếu TCij <0, nước đó j có quy mơ thấp hơn mức trung bình của thế giới và sản phẩm i khơng có lợi thế so sánh.

Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án là tại một địa phương. Do đó, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu luận án, tác giả đề xuất viết lại công thức (2) như sau:

TCip = (Xip – Mip)/( Xip + Mip) (3)

Trong đó: TCip là chỉ số cạnh tranh thương mại của hàng hóa i của địa phương p Xip là giá trị xuất khẩu hàng hóa i của địa phương p

Mip là giá trị nhập khẩu hàng hóa i của địa phương p 1.4.2.4. Hệ số nội địa hóa (DRC)

Hệ số nội địa hóa hay cịn gọi là hệ số chí phí nguồn lực trong nước (Domestic Resource Cost- DRC) được nghiên cứu đầu tiên ở Israel để đánh giá lợi thế so sánh từ những năm 1950s [35]. Chi phí nguồn lực trong nước của một sản phẩm là chỉ số thường dùng để đo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong trường hợp khơng có những sai lệch về giá cả do những can thiệp về chính sách [9]. Đồng thời hệ số DRC được rất nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng để đánh giá lợi thế so sánh của quốc gia khi tham gia thị trường quốc tế trong mối quan hệ tác động của lãi suất, tỷ giá,… Đến năm 1972, Michael Bruno, chính thức giới thiệu DRC để xác định lợi thế so sánh trong XK cho sản phẩm của một quốc gia.

Hệ số chi phí nguồn lực trong nước phản ánh chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản xuất ra một hàng hóa nào đó. Hay nói cách khác hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC là tỷ số giữa chi phí nguồn lực trong nước cùng các đầu vào không thể trao đổi được với thị trường quốc tế (tính theo giá xã hội) để sản xuất sản phẩm và ngoại tệ thu được hoặc tiết kiệm được khi sản xuất sản phẩm này thay thế NK. Do vậy, DRC là chỉ số thường được dùng để đánh giá lợi thế so sánh của ngành hàng thơng qua xem xét tính hiệu quả của nguồn lực trong nước được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. DRC biểu thị tổng chi phí của các nguồn lực trong nước được sử dụng tương ứng với 1 đơn vị tiền tệ thu được từ sản phẩm đem bán. Do đó, DRC nhỏ hơn 1 có nghĩa là sản phẩm có lợi thế so sánh và ngược lại. DRC càng nhỏ thì lợi thế so sánh càng cao [71].

Cơng thức tính:

Hoặc

(5)

Trong đó:

Qdi là khối lượng đầu vào trong nước dùng để sản xuất một đơn vị sản phẩm; Pdi là một giá cả xã hội / giá thực của các đầu vào trong nước;

Qfi khối lượng đầu vào nhập khẩu dùng để sản xuất một đơn vị sản phẩm; Pfi là một mức giá xã hội / giá thực của các đầu vào nhập khẩu;

Py là giá bán một đơn vị sản phẩm được xuất khẩu.

Tuy nhiên, để giảm độ sai lệch của tỷ giá hối đối chính thức dưới tác động của lạm phát và các chính sách thương mại của quốc gia, đặc biệt với các quốc gia đang phát triển, Akrasanee & Pearson (1974), Bishnu B. Bilwal (1983) đã phát triển DRC trên nền tảng của Bruno (1972) bằng cách bổ sung tỷ giá hối đối mờ được đưa vào tính tốn để xác định lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh. Chú ý, đối với các nước đang phát triển, Ngân hàng Thế giới (WB) đề xuất mức chênh lệch tỷ giá hệ số là 20% (0,2)[120].

Do vậy, sau khi tính tốn DRC, so sánh với tỷ giá hối đối chính thức (OER) và tỷ giá hối đối mờ (SER) [119] để tính chỉ số DRC/SER.

SER được tính tốn theo Akrasanee & Pearson (1974), Bishnu B. Bilwal (1983) dẫn theo Trang Thu. T, Doan, & cộng sự (2016) có cách tính như sau:

SER = OER * (1 + Mức chênh lệch tỷ giá) (6)

Trong đó: SER: Tỷ giá hối đối mờ (VND/USD); OER: Tỷ giá hối đối chính

thức (VND/USD) được xác định là tỷ giá bình quân năm 2017; Mức chênh lệch tỷ giá có hệ số là 20% (0,2) [120]

Nếu DRCi/SER>1 có nghĩa là phải tốn hơn 1 đồng chi phí nguồn lực trong nước để tạo ra 1 đồng giá trị gia tăng theo giá thế giới, nên không hiệu quả, sản phẩm i khơng có lợi thế so sánh [120].

Nếu DRCi/SER < 1 có nghĩa là tốn ít hơn 1 đồng chi phí nguồn lực trong nước để tạo ra 1 đồng giá trị gia tăng theo giá thế giới, nên có hiệu quả, sản phẩm i có lợi thế so sánh [120].

Để phục vụ cho nghiên cứu của luận án, ngồi thơng tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành ở địa phương, luận án đã đi sâu điều tra 85 DN chế biến SPGXK trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w