1.1 Cây mía
1.1.6.6 Rầy đầu vàng
Tên khoa học : Eoeurysa flavocapitata Muir, 1913
Tên tiếng Anh: Black Leafhopper, Yellow Headed Planthopper Họ: Rầy thân (Delphacidae)
Bộ: Cánh đều (Homoptera)
a) Phân bố và ký chủ
Rầy đầu vàng (RĐV) còn được gọi là rầy đen gây hại chủ yếu trên mía. RĐV cũng xuất hiện trên mía ở các nước có lịch sử trồng mía lâu đời như Ấn Độ, Thái
Lan, Trung Quốc, Đài Loan,…
(http://www.congtyhai.com/htmls/technology_science_vn.php?id=16&curPa=4)
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long từ năm 2005 đã bắt đầu xuất hiện rầy đầu vàng. Đến cuối tháng 8 năm 2006 có gần 10.000 ha mía ở Sóc Trăng, Trà Vinh,
b) Đặc điểm hình thái
* Trứng
Phần lớn trứng rầy được đẻ tập trung ở bẹ lá, xếp thành hàng cặp với gân chính của lá mía. Dấu đẻ của rầy là những vết hình bầu dục hơi dài có màu hơi nâu,
sau đó sẽ chuyển sang màu nâu sau khi nở. Trứng rầy đầu vàng được đẻ riêng lẻ và
ghim thẳng vào bên trong mơ của bẹ lá, có vỏ sáp trắng che chở và khó có thể thấy
được bằng mắt thường, muốn nhìn thấy được trứng phải tách hoặc xé dọc lá mía
(Trần Đỗ Huyền Trân, 2010).
Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003) thì trứng nhỏ, dài khoảng 0,7mm x 0,18 mm, hình kiếm, hai đầu tù, bề mặt trơn nhẵn, mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang màu vàng nhạt đến vàng sẫm, thấy rõ hai điểm mắt màu đỏ nhạt.
* Ấu trùng
Rầy non có 5 tuổi, mới nở màu vàng nhạt, tuổi 2 - 3 có màu sẫm hơn, tuổi 4
đã thấy mầm cánh rõ ràng. Tuổi 5 rầy non có màu vàng đậm, đầu tù, mắt kép màu
nâu nhạt, mầm cánh sau dài đến đốt bụng thứ 4, mầm cánh trước đã che kín cánh sau.
* Thành trùng
Rầy trưởng thành dài 4 mm - 5 mm, toàn thân màu nâu sẫm, đầu và lưng ngực trước màu vàng, mắt kép hình bầu dục, màu nâu đen, chung quanh có đường viền nhỏ màu đỏ. Râu hình cơn, đốt đều màu đen, đốt có lơng dài màu nhạt hơn.
Miệng kiểu chích hút. Cánh trước hình gần chữ nhật, màu đen, đoạn cuối chỗ 1/4 cánh có vệt ngang màu vàng nhạt rất rõ. Gân cánh đơn giản, trên cánh có lơng ngắn và chấm trịn đen. Cánh sau nhỏ, không màu, trong suốt. Chân trước và chân sau to nhỏ khác nhau, đốt đùi và đốt ống chân dài bằng nhau, đốt bàn chân đều màu vàng sẫm, đốt đùi chân sau giống như đốt đùi chân trước và chân giữa, đốt ống chân phát triển hơn. Đoạn mép ngồi và giữa có một đoạn gai nhơ ra màu nâu đỏ. Rầy cái có
c) Đặc điểm sinh học
Rầy đầu vàng có chu kỳ sinh trưởng dao động từ 44 đến 50 ngày, với giai
đoạn trứng từ 9 - 12 ngày, ấu trùng trải qua 4 lần lột xác và 1 lần vũ hóa, tuổi 1, 2 và
3 mỗi tuổi từ 4 - 5 ngày, ấu trùng ở tuổi 4 và tuổi 5 hơi dài hơn mỗi tuổi từ 5 - 6
ngày trong tổng số 24,5 ngày của giai đoạn ấu trùng. Thời gian từ lúc thành trùng
đến khi đẻ trứng là 4 - 16 ngày (Trần Đỗ Huyền Trân, 2010).
Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003), RĐV hoàn thành vòng đời từ 40 - 50
ngày, sau khi vũ hóa thành thành trùng từ 1 đến 2 ngày thì rầy đầu vàng đã có khả
năng bắt cặp và thời gian từ lúc thành trùng đến khi đẻ trứng biến động từ 5 - 18 ngày.
d) Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003) thì rầy thường xuất hiện ở các ruộng mía trồng lẻ tẻ, diện tích nhỏ, tháo nước khơng tốt hoặc gần làng mạc, trồng với mật độ dày. Chủ yếu gây hại trên mía non ở các lá chưa mở hoặc lá non mới xịe, thường xuất hiện trên mía vụ Hè Thu từ đẻ nhánh đến 4 - 6 lóng.
Rầy trưởng thành hoạt động nhanh nhẹn, có tính hướng sáng, ban đêm vào
đèn nhiều. Rầy cái đẻ trứng vào hai mép gân lá, rầy non mới nở bò men theo mép gân lá đến đọt để chích hút. Rầy non và rầy trưởng thành tập trung ở lá đọt hay lá
mới xịe ra để chích hút nhựa lá. Lá mía bị hại có những chấm vàng về sau liên kết nhau tạo thành vết vàng lớn, trên đó có lớp bọt trắng hoặc lớp dịch trong suốt. Lớp dịch này thu hút, kiến, ong,… sau một thời gian biến thành những chấm trịn màu
đen và có mùi hơi. Cây mía bị nặng lá đọt bị thối, lá xanh giảm và biến dạng, ngắn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và tích lũy đường của cây mía.
Mật độ rầy thường cao vào các tháng 4 - 5, 7 - 8 và 11 - 12 dương lịch. Hằng
năm ở các tỉnh phía Bắc, rầy phát sinh 6 - 7 lứa, thời gian một lứa khoảng 40 - 50
ngày, trong đó thời gian trứng 8 - 12 ngày, rầy non 25 - 30 ngày, rầy trưởng thành
đẻ trứng 5 - 18 ngày và có thể sống đến 1 tháng. Ở miền Đông, rầy xuất hiện từ tháng 7 - 10, sau đó giảm dần (Trần Văn Sỏi, 2001).
d) Biện pháp phịng trị
* Biện pháp canh tác
Trồng mía tập trung ít bị hại hơn trồng lẻ tẻ. Nên trồng các giống kháng như: F 177, F 178, ROC 5, ROC 16, R 570, ROC 22.
Theo Trần Văn Hai (2008) về lâu dài cần chọn những giống mía có thân cứng, lá cứng thì rầy đầu vàng ít tấn cơng. Cần áp dụng phân bón cân đối giữa phân
đạm, lân và kali, khơng nên bón phân đạm nhiều vì khi cây mía thừa đạm sẽ làm lá
mía rất non, mềm và rầy đầu vàng dễ chích hút gây bệnh. Nếu kiểm sốt chúng
khơng đúng kỹ thuật, sẽ làm bộc phát mật số rầy.
(http://muivi.com/muivi/index.php?option=com_content&task= 4589&Itemid=431)
* Biện pháp sinh học
Theo Trần Văn Hai (2008) trong trường hợp mật số rầy đầu vàng dưới 5
con/đọt mía, mật số thiên địch như kiến ba khoang, bọ rùa, bọ đi kìm,… có số lượng cao hơn thì khơng cần phải xử lý thuốc, vì các loại cơn trùng có ích sẽ tự diệt được rầy đầu vàng. Tuy nhiên, khi mật số rầy đầu vàng trên 5 con/đọt mía, mật số thiên địch ít hơn thì phải tiến hành phun thuốc.
(http://www.vian.com.vn/Default.asp?th=news&CatID=134&ID=825)
* Biện pháp hóa học
Kiểm tra ruộng mía khi thấy có 5 - 10 con/cây thì cho phun thuốc trừ rầy. Có thể phun một trong các loại thuốc sau:
Dragon 585EC, Butyl 10WP (25gram), Applaud 10WP, Fastac 5EC, Sumithion 50EC, Chess 50WG, Hoppecin 50EC, Hopsan 75ND, Nurelle D 25/2,5EC, Mospilan 20SP, Oncol 20EC,…
Có thể phối hợp dầu khống để tăng hiệu lực trừ rầy. Phun vào sáng sớm hay chiều mát, phun kỹ vào đọt non, loa kèn của cây mía.
(http://www.congtyhai.com/htmls/technology_science_vn.php?id=16&curPa=4)
+ Cách phun thuốc
Ngọn mía cao ngang ngực người phun: Sử dụng bình bơm đeo vai, bơm đầy
Ngọn mía cao khỏi đầu người phun: Sử dụng bình phun áp lực (có máy nổ hoặc mơtơ nén hơi). Chuẩn bị dây phun dài theo hàng mía. Người phun đi theo hàng
mía, đưa béc phun ướt ngọn lá, cùng đi trên 1 rãnh, đi tới phun 1 hàng, đi lùi phun 1
hàng. Phải có 1 người phụ bung dây và thu dây phun để không vướng dây.
Trong điều kiện hộ nơng dân khơng có máy phun: Có thể tự chế dụng cụ
phun lên cao bằng bình phun nén hơi loại 8 lít, tháo rời chi điều chỉnh và cần phun, nối vào 2 đầu ống dẫn nước bằng nhựa dẻo dài đến ngọn mía, khi phun chấp
cây sào dài đến ngọn mía để phun.
(http://xttm.agroviet.gov.vn/tapchi/baonnvn/2006/So183-06.asp)