CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2. Kiểm soát nội bộ dự án ODA
2.2.5. Hoạt động giám sát
Giám sát có thể được hiểu là q trình đánh giá chất lượng của KSNB. Nội dung đánh giá thường gắn với việc đánh giá thiết kế, vận hành các thủ tục kiểm soát. Mục tiêu lớn nhất của giám sát nhằm đưa ra các điều chỉnh cần thiết cho KSNB. Chính vì vậy, hoạt động giám sát này sẽ đảm bảo tính hiệu lực và tính hữu hiệu của các chính sách và thủ tục kiểm sốt. Hoạt động giám sát trong các dự án có thể được thực hiện dưới hình thức tự giám sát nhưng
cũng có thể sử dụng kết quả giám sát của các tổ chức độc lập bên ngoài. Phạm vi và tần suất thực hiện hoạt động giám sát phụ thuộc vào chính những đánh giá rủi ro. Giám sát trong các dự án cũng có thể bao gồm việc đánh giá thường xuyên và định kỳ của người quản lý đối với hệ thống KSNB nhằm xem xét hoạt động của nó có đúng như thiết kế và cần phải điều chỉnh gì cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn.
Giám sát thường xuyên: Diễn ra ngay trong quá trình hoạt động, do các nhà quản lý và các nhân viên thực hiện trong trách nhiệm của mình.
Giám sát định kỳ: Thường thực hiện qua các chức năng kiểm toán nội bộ trong đơn vị, qua đó phát hiện kịp thời những yếu kém trong hệ thống để đưa ra biện pháp cải thiện.
Kết luận Chương 2
Thực hiện đổi mới công tác quản lý theo chỉ đạo cần thiết phải đi vào đổi mới nhận thức, phương pháp, biện pháp, quy trình… hay nói cách khác đó là đi vào đổi mới hệ thống KSNB trong tổ chức.
KSNB được thế giới đặc biệt quan tâm đến từ những năm 70 của thế kỷ XX sau hàng loạt các vấn đề tài chính và chính trị xảy ra ở Hoa Kỳ. Báo cáo COSO ra đời tạo nền tảng lý luận cơ bản về KSNB, trên cơ sở đó tổ chức INTOSAI đã trình bày vấn đề đặc thù của KSNB trong khu vực công. Tương tự báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra 5 yếu tố của hệ thống KSNB bao gồm: Mơi trường kiểm sốt; Thơng tin và truyền thông; Đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát; Giám sát.
Các yếu tốnày chính là tiêu chí đánh giá sựhiện hữu của hệ thống, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Một hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt động của tổ chức. KSNB nhằm đạt các mục tiêu: Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả; Đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC; Tuân thủ các luật lệ và quy định.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG HỢP CÁC TỈNH