Dựa vào khái niệm và đặc điểm làng nghề, có thể phân các làng nghề thành nhiều loại, tùy theo từng tiêu chí cụ thể, ví dụ:
Thứ nhất, theo lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề, gồm có:
- Làng nghề truyền thống: Là làng nghề được hình thành từ rất lâu. Hiện nay, để được công nhận là LNTT, làng nghề cần đảm bảo được các yêu cầu sau: (1) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời
điểm đề nghị cơng nhận; (2) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; (3) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề [86].
- Làng nghề mới: Là các làng nghề mới được hình thành hoặc du nhập vào địa phương trong thời gian gần đây.
- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các làng nghề gốm sứ, đồ mỹ nghệ…
- Làng nghề cơ khí và chế tác như: sản xuất các mặt hàng sắt thép, gia công tái chế sắt thép, chế tác vàng bạc, dát vàng,…
- Làng nghề xây dựng - Làng nghề dịch vụ…
Thứ ba, theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề có:
- Làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các nghề phi nông nghiệp
- Làng nghề thủ công chuyên nghiệp
- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu [35, tr.22-27].
Thứ tư, phân theo sản phẩm, các làng nghề được chia thành 14 nhóm
gồm: Mây tre đan, kể cả sản phẩm đan lát, bện thủ cơng; Cói; Gốm sứ; Sơn mài, khảm trai; Thêu, ren; Dệt (vải, khăn tay, áo, khăn quàng, kể cả dệt thổ cẩm); Đồ gỗ (đồ mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ, điêu khắc gỗ, làm trống); Đá mỹ nghệ; Giấy thủ cơng; Tranh nghệ thuật (bằng hoa khơ, tre hun khói, lá khơ…); hoa các loại bằng vải, lụa, giấy…; Trò chơi dân gian (sản xuất và biểu diễn rối cạn, rối nước, tị he); Sản phẩm kim khí (đồ đồng, sắt, nhơm… sản xuất và tái chế); Chế biến nông sản, thực phẩm (các loại nước chấm, bún bánh, miến dong, đường, mật, mạch nha, rượu, trà, kể cả đóng gói giày da); Cây cảnh (gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh),… [54, tr.23-27].